“Muốn sống vui vẻ hạnh phúc thì phải học cách bằng lòng!”
Người ta nói càng lớn tuổi càng coi thường mọi chuyện trên đời, dù là về tình cảm gia đình, hay cả chuyện phụng dưỡng của con cháu.
Lại có câu nói rằng: “Muốn sống vui vẻ hạnh phúc thì phải học cách bằng lòng!” Và sự bằng lòng của một người ở hiện tại sẽ quyết định người đó sẽ sống như thế nào trong những năm tháng sau này.
Những người cao tuổi có thể giữ được thái độ lạc quan, biết bằng lòng với hiện tại thường sẽ bình thản đối mặt với những khó khăn khi về già, cho dù họ đang sống với con cái hay sống một mình.
Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi ngày nay sẽ phải vật lộn với nhiều thứ trong những năm tháng sau này, đặc biệt là khi liên quan đến lương hưu và con cái. Trên thực tế, những người cao tuổi như vậy thường gặp rắc rối vì những chuyện vặt vãnh trong những năm tháng sau này, tâm lý tiêu cực sẽ khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng và mối quan hệ với con cháu cũng sẽ bị rạn nứt.
Tôi chính là một minh chứng sống cho nhận định đó. Khi vào một ngày của năm tôi 65 tuổi, đó là thời điểm tôi đã nghỉ hưu được 5 năm và đang sống với con gái, con rể tôi đã đưa cho tôi 300 triệu, nhưng kèm theo đó là một yêu cầu khiến tôi cực kỳ xấu hổ.
Tôi góa vợ gần chục năm nay và có một cô con gái đã lấy chồng. Vốn dĩ sau khi về hưu cuộc sống của tôi sẽ rất thoải mái vì số lương hưu của vợ chồng tôi khiến tôi yên tâm rằng về già sẽ không phải vất vả. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện chỉ xoay quanh vấn đề tiền lương hưu đã khác.
Vì nhà chỉ có một cô con gái nên vợ chồng tôi luôn muốn làm những điều tốt nhất cho con. Người con gái cũng hiếu thảo hơn, biết cha mẹ vất vả bấy lâu, nên thường có tâm nguyện sau này sẽ chăm sóc lại bố mẹ. Những năm đó, vợ chồng tôi thực sự rất hạnh phúc, hàng ngày chúng tôi đều đi làm và tan làm cùng nhau, cùng nhau mua đồ ăn, nấu nướng và thường xuyên đi du lịch trong các kỳ nghỉ.
Tuy nhiên, ở tuổi 55, sau cái chết của vợ, cuộc sống của tôi bắt đầu mờ mịt, nấu ăn một mình đã không dễ, đi du lịch một mình càng không dễ, sống một mình càng khó chịu hơn. Con gái tôi thuyết phục tôi tìm một người vợ khác, nhưng tôi từ chối vì vẫn chưa quên được vợ nên không thể đến với người khác.
Lúc đó, để khỏa lấp nỗi buồn, tôi chỉ biết lao vào công việc. Ngày thường, ngày lễ, tôi cũng ở lại cơ quan, tán gẫu với dì quét rác, đánh cờ với bác bảo vệ. Nhiều người thấy vậy cảm thấy tôi rất lạ lùng, nhưng chỉ tôi mới hiểu tôi không được phép ở một mình trong khoảng thời gian dài, vì nếu làm vậy, nỗi đau vợ chết lại sẽ hành hạ tôi.
Con gái tôi cũng hiểu điều này nên càng cố hết sức kiếm cho tôi một người bầu bạn để tuổi già hết cô quạnh, nhưng hết lần này đến lần khác tôi đều từ chối tấm lòng của con bé. Cuối cùng, con gái đề nghị tôi tới ở cùng. Giữa hai lựa chọn, tôi đã chọn đến ở nhà con gái.
Ban đầu, tôi cũng có chút khó khăn khi đưa ra quyết định, vì tôi nghĩ tôi có nhà và tiền lương hưu, nhà cũng không xa nhà con gái nên cũng không nhất thiết phải ở cùng. Tuy nhiên, còn rất tôi lại rất nhiệt tình, thuyết phục tôi bằng được.
Lúc mới chuyển đến, hàng xóm ai cũng ghen tị với tôi vì có con gái và con rể hiếu thảo làm tôi cũng có chút hãnh diện. Cuộc sống ở nhà con gái cũng rất vui. Tôi chỉ việc đưa cháu đi học, ngoài ra nếu rảnh sẽ giúp các con nấu ăn, giặt rũ. Con gái và con rể tôi cũng rất hiếu thảo, biết bố thích đi du lịch nên cuối tuần nào cũng đưa tôi đi chơi đây đó.
Nhưng sau khi chung sống chưa đầy 2 năm, giữa tôi và vợ chồng con gái đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Tôi trước kia ở nhà đều là người có tiếng nói lớn nhất, nhưng giờ ở nhà con rể, tôi cảm thấy mình chẳng còn quyền hành gì, làm việc gì tôi cũng đều phải để ý nét mặt của con rể.
Ví dụ, năm cháu trai lên cấp 2, con rể muốn cho con vào trường tốt, nhưng tôi phản đối vì trường tốt học phí sẽ cao. Học trường bình thường học phí rẻ hơn, mà chưa chắc chất lượng đào tạo đã kém. Nhưng con rể không chịu, nói học trường tốt mới có cái để đi khoe với bạn bè.
Tôi cũng có vài tật xấu là hút thuốc và uống rượu, mà còn rể lại rất ghét những thứ này. Vì vậy, con rể luôn nói tôi lúc nào hút thuốc thì ra ngoài ban công để không ảnh hưởng đến cháu nhỏ. Bị con rể dạy dỗ, tôi đâm khó chịu trong lòng.
Hơn nữa, mỗi khi tôi uống rượu, tôi đều nói to, thậm chí còn hay đập phá đồ đạc trong nhà. Con rể tôi bày tỏ thái độ ngay, nhưng lại không dám mắng mỏ tôi vì không gì tôi cũng là bố vợ nó.
Nhẫn nhịn được 5 năm, mới đầu năm nay, con rể đột nhiên muốn đón bố mẹ ruột lên nhà nó ở với lý do ông bà bệnh nặng, ở lại đây sẽ tiện đi lại thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, nhà con rể thì lại không quá lớn, nếu từng ấy người ở chung chắc chắn sẽ bất tiện. Vì vậy, con rể bàn với con gái tôi để tôi về nhà, dù sao nhà tôi cũng không cách xa nhà chúng nó là mấy.
“Bố, bố mẹ con sắp lên đây ở, nhưng nhà này hơi nhỏ nên bố có thể về lại nhà cũ sống được không ạ? Chúng con vẫn sẽ qua lại thăm nom và chăm sóc bố thường xuyên, bố yên tâm!”
Vừa nghe con rể nói vậy, tôi đã tức giận nay.
“À, hóa ra là anh đuổi tôi đi để đón bố mẹ anh lên ở cùng”.
“Bố, con không có ý đó, cũng không có ý muốn đuổi bố đi. Nhưng bố xem, nhà chúng con thật sự rất nhỏ, bố mẹ con cũng đang đau ốm nữa nên con thật sự không còn cách nào khác”.
Hai bố con cứ lời qua tiếng lại với nhau. Cuối cùng, con rể liền đưa ra một đề nghị.
“Bố, nếu bố đồng ý về lại nhà cũ, con sẽ cho bố 300 triệu để bố sửa sang lại nhà cũ, còn bao nhiêu thì bố cứ giữ lại mà an dưỡng tuổi già.”
Tôi nghe đến đây thì tức lắm, nó làm như đang ban phát ơn huệ cho tôi vậy. Tôi đâu có cần đứa con rể như nó bố thí cho đâu. Với suy nghĩ đó, tôi bắt đầu la mắng, chửi bới con rể thậm tệ. Trong khi đó, con rể tôi vẫn kiên nhẫn giải thích.
“Bố, con đang không đòi hỏi điều gì vô lý từ bố cả. Bố thấy đấy, sức khỏe bố rất tốt, hàng tháng đều có lương hưu nên hoàn toàn có thể tự lo cho bản thân mình được. Còn nếu không đủ, bọn con cũng không trốn tránh nghĩa vụ chu cấp cho bố”.
“Tôi đương nhiên hiểu ý mấy người, Mấy người chán ghét tôi nên chỉ đang kiếm cớ đuổi tôi đi chứ gì?!”
“Bố, nếu bố đã nói về chuyện này thì con cũng nói thẳng. Bố thích hút thuốc, nhưng nhà ta có trẻ con. Bố thích uống rượu, nhưng mỗi khi rượu vào lời ra, còn đập phá đồ đạc trong nhà.
Nói thật là vợ chồng con luôn phải kiềm chế để không để không khí trong nhà được hòa thuận, nhưng bố chưa từng nghĩ cho cảm giác của bọn con. Nhưng, cho dù có như vậy, con cũng chưa từng có ý định để bố ra khỏi nhà. Chỉ là tình huống bây giờ, trong khi bố mẹ đẻ con đang bệnh tật như vậy nên con không còn cách nào khác.”
Dừng lại một chút, con rể tôi nói tiếp.
“Đối với con, bố mẹ vợ hay bố mẹ đẻ thì cũng đều là bố mẹ, khi về già đều phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc. Nói thật là đôi khi chúng con cũng bị áp lực nhiều lắm. Và đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, sau này, nếu có thể tìm được một ngôi nhà khác lớn hơn, con sẽ lại đón bố về ở cùng.”
Câu nói của con rể khiến tôi hết sức lúng túng không biết phải lựa chọn như thế nào. Về thì phải ở riêng, ở lại thì cũng không được.
Nhưng sau này, khi bình tĩnh lại, tôi cảm thấy con rể nói cũng đúng. Ở độ tuổi còn trẻ, việc nuôi cùng lúc ba người già và một đứa trẻ thực sự rất căng thẳng. Còn tôi khỏe mạnh, vừa có tiền vừa có nhà cửa, sức khỏe cũng không vấn đề gì mà cần phải có người chăm sóc. Vì vậy, tôi đã chấp nhận yêu cầu của con rể và chuyển về nhà cũ của mình.
Sau khi trở về, tôi sống một mình có chút cô đơn, nhưng tôi lại thấy thoải mái hơn so với ở nhà con rể. Và cuối tuần, cả nhà con rể vẫn sang nhà tôi ăn cơm, không khí rất vui vẻ. Vì vậy, đôi khi, chúng ta hãy nghĩ cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp và quan trọng hơn vẫn là biết hài lòng với những gì mình đang có, biết “sống đủ” thì sẽ luôn an nhiên, hạnh phúc.