Người ta nói tình cảm gia đình là thứ tình cảm quý giá nhất của mỗi người. Ngay từ thuở nhỏ, cha mẹ luôn dạy anh chị em phải giúp đỡ nhau, đoàn kết thương yêu nhau, vì cha mẹ không thể bên cạnh che chở cả đời được. Khi cha mẹ mất đi, những người thân thiết xung quanh chỉ có anh chị em mà thôi.
Cha mẹ dạy anh chị em cần phải đoàn kết để mối quan hệ gia đình bền chặt hơn. Nếu một trong số ai gặp chuyện thì phải giúp đỡ hết mình.
Nhưng những kỳ vọng của cha mẹ không phải lúc nào cũng đạt được. Khi còn trẻ, anh chị em có thể sẽ thân thiết và đối xử tốt với nhau. Nhưng sự phát triển của xã hội, sự nóng nảy của tuổi tác, một số người còn có tính ích kỷ và tham lam, nên mối quan hệ này sẽ dần trở nên xa cách, thậm chí rơi vào ngõ cụt.
Thế hệ trước và thế hệ sau sẽ không chịu nổi suy nghĩ của nhau. Thân thiết cũng chỉ là một mặt giả tạo để che đi thâm tâm của mỗi người.
Vậy chúng ta nên giữ thái độ như thế nào đối với anh chị em và con cái của anh chị em? Như ông Tình đã rất xúc động khi nói rằng: “Thực ra không cần phải đối xử tốt với con cái của anh chị em. Bởi họ chỉ là họ thôi!”. Vì sao ông ấy lại nói như vậy? Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của công nhé!
Ông Tình kể:
“Tôi 58 tuổi, vợ 54 tuổi, chúng tôi có kinh doanh nhỏ, nên điều kiện gia đình cũng kha khá. Sau hai năm kinh doanh, chúng tôi mua được hai căn nhà và một cửa hàng ngay ở trung tâm thành phố.
Tuy chúng tôi có tiền, có điều kiện như bao người hằng mong ước, nhưng cuộc sống của chúng tôi chưa bao giờ là vui vẻ. Lúc mới cưới, vợ chồng tôi sinh đôi được hai đứa con gái, lúc đó vừa mừng vừa lo.
Vợ tôi mang thai hơn 8 tháng, chẳng may do một lần ngã, cô ấy buộc phải sinh non, con gái ra đời bình an nhưng vợ lại bị băng huyết sau sinh vẫn đang nằm trên giường phẫu thuật. Cũng may là cứu kịp thời mới qua cửa tử. Không lâu sau khi các con ra đời, cả hai đứa con đều ốm đau, bệnh tật suốt. Chúng tôi tốn bao nhiêu tiền của cũng không cứu được, cuối cùng con cũng rời xa hai vợ chồng mãi mãi.
Vợ chồng tôi không thể nào đối mặt với chuyện đó, chúng tôi đã tuyệt vọng và buồn bã trong thời gian dài. Cho đến khi sự xuất hiện của cháu trai của anh cả tôi, vợ chồng mới dần dần lấy lại tinh thần.
Hồi đó, sau khi hai cô con gái mất, bố mẹ chúng tôi gửi đứa con trai 3 tuổi của anh cả cho chúng tôi nuôi nấng. Thực ra cũng vì một số lý do. Thứ nhất là vì lúc đó bố mẹ rất muốn hai vợ chồng tôi thoát khỏi nỗi đau mất mát. Thứ hai là muốn giảm gánh nặng cho anh cả. Khi đó, anh cả chỉ là một nông dân, thu nhập không đủ để nuôi ba đứa con, thực sự rất khó khăn.
Sau khi cháu trai đến, vợ chồng tôi luôn coi cháu trai như con ruột. Chúng tôi hứa sẽ nhận cháu là con nuôi. Chúng tôi cho cháu hầu hết mọi thứ cần thiết, cuộc sống của cháu được đầy đủ và sung túc.
Chúng tôi cho cháu đi học trường tốt nhất, thỉnh thoảng còn đưa đi du lịch. Mỗi năm đều có quần áo mới, chúng tôi đối xử như con ruột của mình. Cũng vì thế mà cháu lớn lên mập mạp, ai cũng tưởng là con ruột của hai vợ chồng, còn khen vợ chồng chăm khéo.
Theo thời gian, hai vợ chồng chúng tôi đã xem cháu như con ruột của mình. Thậm chí có suy nghĩ rằng sẽ giao hết công việc kinh doanh cho cháu khi lớn. Cũng không còn lo về già không có ai chăm nom. Lúc còn nhỏ, khi cháu còn nhỏ, thường hay bảo với chúng tôi rằng lớn lên sẽ hiếu thảo và chăm sóc cho chúng tôi. Điều này làm chúng tôi rất hạnh phúc.
Tuy nhiên, tương lai lại trái ngược với những gì chúng tôi mong đợi.
Khi đến tuổi vào lớp , anh trai của tôi bất ngờ đòi đưa về quê học, anh thà cho cháu học ở quê còn hơn mất con. Tôi thực sự không nỡ, nhưng chúng tôi không phải cha mẹ ruột làm sao có thể tranh giành được. Chúng tôi đồng ý, hàng tháng chúng tôi đều dành thời gian về thăm vài lần. Lúc về còn mang bao nhiêu là quà, những ngày nghỉ lễ cũng đón cháu lên chơi vài ngày.
Khi cháu thi vào đại học, điểm của cháu không đậu vào trường đại học nào cả, anh trai tôi liền bảo cháu đi làm việc kiếm tiền. Nhưng cháu lại muốn đi học đại học, nên vợ chồng tôi góp tiền chạy cho vào một trường đại học, lo tiền học phí và sinh hoạt trong 3 năm đó.
Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp đại học, vợ chồng tôi cũng nhờ người tìm việc giúp. Tuy không làm chức cao nhưng cưng cũng hơn 7 triệu một tháng, đối với người mới ra trường, mức lương này là ổn rồi.
Chúng tôi nghĩ rằng bằng cách giúp đỡ, chắc chắn sau này cháu sẽ đối tốt với mình. Nhưng khi lớn, tính tình cháu cũng thay đổi rất nhiều. Nếu chúng tôi quan tâm nhiều, cháu sẽ thấy khó chịu. Công việc chúng tôi xin cho cũng khá tốt, mà cháu bảo chán ghét, lương không cao bằng nhiều người khác. Đã thế còn trách chúng tôi không tìm cho cháu một công việc tốt hơn.
Tôi còn nhớ, tháng lương đầu cháu đã mua ngay một chiếc điện thoại đời mới hơn cả số lương nhận được. Sau đó không có tiền sinh hoạt, lại chạy sang mượn vợ chồng tôi. Chúng tôi đã cho mượn, nhưng đến nay vẫn không thấy trả lại.
Thật tình là chúng tôi không bao giờ tiếc tiền với cháu cả, dù sao chúng tôi xem như con ruột của mình. Nhưng cho dù chúng tôi đối xử tốt thế nào thì cháu cũng chẳng biết ơn.
Rồi còn yêu cầu chúng tôi cho mượn ít tiền để hỗ trợ việc mở cửa hàng kinh doanh. Chúng tôi rất vui và sẵn lòng vì cháu có ý chí làm ăn là rất tốt. Nhưng cháu đòi số tiền lên đến 1 tỷ đồng, vợ chồng thấy không phù hợp nên khuyên cháu rằng hãy bắt đầu từ cửa hàng nhỏ trước đã.
Vì vậy, chỉ có thể giúp 500 triệu để khởi nghiệp. Ai biết được rằng, cửa hàng mở chưa được đầy 3 tháng thì phải đóng cửa vì thua lỗ. Sau đó anh trai đã đến nói với tôi rằng tại sao công việc kinh doanh tốt như thế lại không bằng lòng cho cháu mượn tiền để làm ăn, khiến phải thua lỗ vậy. Thái độ của cháu cũng vậy, cháu cho rằng vì chúng tôi không giúp đủ tiền nên việc kinh doanh thất bại.
Trước sự việc này, vợ chồng tôi đành câm nín, tìm rất nhiều người mà tận dụng mối quan hệ để giúp cháu công việc khác tốt hơn. Khi đó, nhiều người hay khuyên tôi rằng không nên giúp quá, dễ “nuôi ong tay áo”. Nhưng tôi không quan tâm, vì nghĩ rằng cháu sẽ không bao giờ như vậy với vợ chồng tôi đâu.
Vào dịp Tết Trung thu vừa rồi, tôi gọi cháu về nhà ăn cơm cùng chúng tôi. Lúc đó nghĩ rằng tuổi cháu cũng đã đến tuổi lấy vợ, nên chúng tôi đã thăm dò suy nghĩ của cháu về hôn nhân, hỏi ý kiến về kế hoạch lập ra đình trong tương lai. Nhưng cháu lại gạt đi còn bảo không cần lo lắng.
Tối hôm đó, tôi tình cờ nghe được cháu nói chuyện với anh trai tôi qua điện thoại. Cháu than thở: “Bố ơi, bố có thể nói với chú rằng đừng gọi cho con về đây nữa. Mỗi lần về thật phiền phức, chẳng được gì”.
Điều tôi không dám tin hơn nữa chính là những câu nói của anh trai tôi: “Con ráng chịu đựng đi, nhà chú không có con trai, nên xem con như con ruột. Cố gắng làm cho chú thím vui, sau này việc buôn bán, tài sản chẳng phải sẽ thuộc về con sao. Lúc đó con không cần phải làm gì vẫn có tiền để ăn chơi và thoải mái sống đấy”.
Nghe cuộc nói chuyện giữa cháu và anh trai xong, tôi cảm thấy sốc vô cùng. Tấm chân tình của chúng tôi cuối cùng lại chẳng được gì. Đứa bé bao năm tháng chúng tôi nuôi nấng, chăm lo giờ lại thành “nuôi ong tay áo”.
Sau lần này, vợ chồng tôi cũng từ bỏ mọi kỳ vọng đặt lên cháu. Tôi thấy rằng tất cả sự ưu ái và giúp đỡ mà chúng tôi dành cho cháu không được cháu và anh trai tôn trọng. Sự gần gũi rõ ràng của họ chỉ là vì mục đích lợi dụng mà thôi.
Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta không cần phải đối xử tốt với con của anh chị em ruột, vì chúng chỉ là họ hàng mà thôi. Trong xã hội này, tình người ỏng như mảnh giấy, quan hệ gia đình cũng vậy. Nhiều người con đối với cha mẹ mình còn tàn nhẫn hơn, chứ nói gì kỳ vọng đến những người họ hàng này”.
Trên thực tế, việc vợ chồng ông Tình tốt với cháu trai, xem cháu trai như con ruột, đối xử tốt với cháu để sau này có người báo hiếu cho hai vợ chồng, là một việc dại dột. Kết quả hoàn toàn không được như mong muốn.
Bởi vì trên đời này, ngoài vợ con, cha mẹ, anh chị em xung quanh chúng ta dù tốt đến đâu. Một khi đã lập gia đình riêng cũng trở thành họ hàng. Và họ hàng nghĩa là có sự ngăn cách về mặt tình cảm, hai gia đình khác nhau sẽ không bao giờ có thể trở thành ruột thịt được.
Vì vậy, đối với người thân đừng quá gần gũi, cũng đừng quá tốt bụng, cũng không nên cho quá nhiều. Chúng ta chỉ nên duy trì một mối quan hệ họ hàng, có khoảng cách nhất định. Hãy quên việc coi nhau như người thân ruột thịt đi.
Bạn có đồng tình với quan điểm này hay không?