Theo phong tục truyền thống và quan niệm dân gian, bao sái bàn thờ là việc lau dọn, sắp xếp lại bàn thờ và tỉa chân hương nhằm đón gia tiên về sum vầy cùng con cháu trong dịp Tết. Đây không chỉ là hành động thể hiện lòng thành kính mà còn có ý nghĩa phong thủy quan trọng. Nếu để bát hương quá đầy, sẽ làm cản trở dòng lưu chuyển của khí, từ đó ảnh hưởng đến vận khí và tài lộc của gia chủ. Việc tỉa chân hương và bao sái bàn thờ giúp không gian trở nên sạch sẽ, phong quang, trang nghiêm, đồng thời loại bỏ những trường khí xấu từ năm cũ, đón nhận những điều tốt lành, may mắn và phúc lộc trong năm mới.
Dưới đây là các ngày và giờ đẹp để thực hiện bao sái bàn thờ, tỉa chân hương đón năm 2025:
Lịch bao sái bàn thờ 2025
Ngày 21 tháng Chạp (21/12/2024 âm lịch, 20/1/2025 dương lịch):
Thực hiện từ 9h10 đến 10h50 hoặc 15h10 đến 16h50.
Ngày này hợp với các tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Ngày 22 tháng Chạp (22/12/2024 âm lịch, 21/1/2025 dương lịch):
Thực hiện từ 9h10 đến 10h50 hoặc 13h10 đến 14h50.
Ngày hợp các tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày 23 tháng Chạp (23/12/2024 âm lịch, 22/1/2025 dương lịch):
Thực hiện từ 7h10 đến 8h50 hoặc 13h10 đến 14h50.
Ngày hợp các tuổi: Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày 24 tháng Chạp (24/12/2024 âm lịch, 23/1/2025 dương lịch):
Thực hiện từ 7h10 đến 8h50, 9h10 đến 10h50, hoặc 15h10 đến 16h50.
Ngày hợp các tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Ngày 25 tháng Chạp (25/12/2024 âm lịch, 24/1/2025 dương lịch):
Thực hiện từ 7h10 đến 8h50 hoặc 15h10 đến 16h50.
Ngày hợp các tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày 26 tháng Chạp (26/12/2024 âm lịch, 25/1/2025 dương lịch):
Thực hiện từ 5h10 đến 6h50 hoặc 15h10 đến 16h50.
Ngày hợp các tuổi: Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày 28 tháng Chạp (28/12/2024 âm lịch, 27/1/2025 dương lịch):
Thực hiện từ 7h10 đến 8h50, 9h10 đến 10h50, hoặc 13h10 đến 14h50.
Ngày hợp các tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ là bài khấn nhằm xin phép thần linh, tổ tiên để gia chủ được thành kính tiến hành dọn dẹp bàn thờ cho sạch sẽ để đón năm mới.
XEM THÊM: 3 loại nước nên dùng để lau bàn thờ để năm mới thu hút nhiều tài lộc, may mắn
Các bước thực hiện bao sái (dọn dẹp) bàn thờ cuối năm như sau:
Dâng lễ: Chuẩn bị lễ gồm hoa tươi, quả, và thắp hương.
Chuẩn bị nước thanh tịnh: Chuẩn bị một cốc nước sạch (nếu nhà có 3 bát hương, cần chuẩn bị 3 cốc).
Khấn xin phép: Thắp hương và khấn xin phép các vị Thần Linh, Thổ Công, Thổ Địa và Gia Tiên để thực hiện bao sái, tỉa chân nhang.
Mời các vị linh thiêng tạm ngồi sang bên: Khi hương cháy được 1/3, khấn mời các vị Thần Linh, hương linh, vong linh đang thờ tự tạm ngồi sang một bên để gia chủ tiến hành tỉa chân nhang. Sau đó, rút nén nhang đang cháy và đặt vào cốc nước đã chuẩn bị, ngụ ý mời các vị linh thiêng sang ngồi tạm.
Tỉa chân nhang: Nhẹ nhàng rút chân nhang, chỉ để lại 1, 3 hoặc 5 chân nhang cũ trong bát hương. Sau đó, cắm lại nén nhang đã đặt vào cốc nước vào bát hương. Thắp thêm một tuần hương mới, khấn xin các vị Thần Linh, hương linh và vong linh trở về an vị. Nếu có thể, sắp lại hoa quả tươi trước khi thắp hương.
Xử lý chân nhang cũ: Chân nhang đã rút đem hóa thành tro, sau đó thả xuống sông, hồ, hoặc nơi có dòng nước sạch, tránh thả ở nơi tù đọng hoặc ô uế.
Thay ba hũ gạo, muối, nước: Ba hũ gạo, muối, nước thờ suốt năm qua cho vào túi sạch, rắc từ từ khi đi giật lùi từ trong nhà ra ngoài cổng hoặc đường.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Lưu ý quan trọng khi bao sái bàn thờ
Chuẩn bị dụng cụ riêng biệt:
Mỗi gia đình cần chuẩn bị một bộ dụng cụ riêng như khăn mới, chổi quét, chậu nhỏ… để lau dọn bàn thờ. Nên thực hiện định kỳ vào các ngày Rằm, mùng 1, giữ thói quen vệ sinh sạch sẽ.
Thắp hương xin phép trước khi bao sái:
Gia chủ cần dâng mâm lễ nhỏ, thắp hương và đọc văn khấn xin phép tổ tiên trước khi tiến hành. Lễ vật không cần quá cầu kỳ, quan trọng nhất là lòng thành kính và biết ơn.
Tránh xê dịch bát hương, bài vị:
Bát hương là trung tâm linh khí, kết nối cõi dương và âm. Tuyệt đối không di chuyển bát hương, bài vị hoặc tượng thờ để tránh làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng.
Một số lưu ý khác:
Giữ lại ít nhất 3 chân hương từ năm cũ để duy trì sự liên kết.
Khi lấy bớt tro, nên giữ lại 1/3 thổ vị trong bát hương, tránh thay toàn bộ.
Không dùng nước lạnh để lau dọn, nên sử dụng nước ấm. Nếu có bàn thờ Phật, lau dọn bàn thờ Phật trước rồi mới đến bàn thờ gia tiên.
Việc bao sái nên do chính tay gia chủ thực hiện để thể hiện lòng thành.
Việc bao sái bàn thờ không chỉ là phong tục, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp gia đình đón năm mới trong sự an yên, may mắn và hạnh phúc.