Gà cúng giao thừa đặt quay ra hay quay vào? Hóa ra nhiều người làm sai nên lộc lá đi hết khó giàu lên

Đặt gà cúng trên ban thờ tưởng là đơn giản nhưng nhiều người không biết cách đặt cho đúng quan niệm tâm linh.

Trong các lễ vật cúng mặn, gà cúng là một phần không thể thiếu, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Vào đêm giao thừa, gà trống thường được chọn làm lễ vật, nhưng cách đặt gà cúng như thế nào vẫn khiến nhiều người băn khoăn.

Tại sao gà cúng thường là gà trống?

Hướng đặt gà cúng cũng rất quan trọng

Theo quan niệm truyền thống, gà cúng nên là gà trống vì gà trống được xem là biểu tượng của sự trong sạch, đồng thời đại diện cho các phẩm chất tốt đẹp như nhân, dũng, trí, nghĩa và văn. Tiếng gáy của gà trống còn thể hiện sự uy nghi và được coi là cầu nối giữa con người với thần linh.

Đặc biệt, gà trống được xem như biểu tượng gọi mặt trời, mang lại ánh sáng và may mắn. Vì vậy, trong đêm giao thừa, việc cúng gà trống mang ý nghĩa chào đón một ngày mới và cầu mong điều tốt lành cho năm mới.

Đặt gà cúng quay ra hay quay vào?
Khi đặt gà trên bàn thờ gia tiên, theo quan niệm dân gian, gà nên quay đầu vào phía bát hương. Điều này thể hiện sự tôn kính tổ tiên và thần linh, với tư thế “gà chầu”. Ngược lại, nếu gà quay đầu ra ngoài, điều này bị xem là biểu hiện của sự bất kính.

Riêng với lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa, gà thường được đặt quay đầu về phía mặt trời mọc. Lúc này, bát hương sẽ được đặt phía trước gà, người cúng đứng sau lưng gà. Đây là cách bày trí mang ý nghĩa kết nối với thần linh và đón chào ánh sáng của năm mới.

Lưu ý: Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/ga-cung-giao-thua-dat-quay-ra-hay-quay-vao-hoa-ra-nhieu-nguoi-lam-sai-nen-loc-la-di-het-kho-giau-len-d262192.html