Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới. Theo ước tính của WHO, trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 11 triệu trường hợp mắc mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng.
Tại Việt Nam, ung thư đại tràng nằm trong 10 bệnh ung thư ở nam giới. Tỷ lệ mắc đối với nữ là 13,7/100.000 dân và với nam là 17,1/100.000 dân. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ và gia tăng theo tuổi.
Nghiên cứu tại Bệnh viện K cho thấy, ung thư đại tràng thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” với nhiều trường hợp nằm trong khoảng 18-20 tuổi.
Tổng hợp các triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Bệnh ung thư đại tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Các dấu hiệu thường gặp như: ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng… Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể mệt mỏi, sụt cân.
Chán ăn, đầy bụng
Người bệnh cảm thấy khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và ăn không ngon miệng. Nhóm triệu chứng này có thể gặp trong các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể thuộc triệu chứng báo động trong ung thư đại tràng giai đoạn đầu.
Giảm cân bất thường
Giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Đi tiêu phân nhỏ, dẹt
Dấu hiệu này cho thấy đường tiêu hóa gặp vật cản khiến kích cỡ và hình dạng phân thay đổi. Những vật cản trong đường tiêu hóa thường do khối u lớn dần gây ung thư đại tràng.
Tiêu phân lẫn nhầy máu
Người bệnh đi tiêu ra phân nhầy lẫn máu đỏ tươi hoặc máu nhỏ giọt là dấu hiệu phổ biến nhất gợi ý bệnh ung thư đại tràng. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể gặp trong bệnh trĩ, nứt hậu môn. Vì vậy, khi có dấu hiệu trên người bệnh hãy đến gặp bác sĩ khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Máu trong phân là triệu chứng phổ biến của ung thư đại tràng, tuy nhiên không ít người nhầm lẫn biểu hiện này với bệnh trĩ và để bệnh phát triển quá lâu khiến cho tình trạng này ngày càng nghiêm trọng.
Tiêu chảy, táo bón hoặc cảm giác đi tiêu không hết (mót rặn)
Táo bón, đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần thường cảnh báo bệnh liên quan đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu triệu chứng táo bón kéo dài, người bệnh không nên chủ quan vì có thể đây dấu hiệu ung thư đại tràng sớm.
Ung thư đại tràng có thể gây rối loạn trong việc bài tiết phân. Người bệnh thường bị rối loạn đi tiêu, lúc táo bón, lúc tiêu chảy kéo dài. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, đau quặn, mót rặn khi đi tiêu.
Mệt mỏi, căng thẳng
Thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy không đủ sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi. Cơ thể suy nhược nhanh chóng và không rõ nguyên nhân.
Đau bụng:
Các cơn đau diễn ra bất thường, lúc dữ dội, lúc âm ỉ, tương tự như triệu chứng của viêm đại tràng. Đôi khi đau bụng kèm căng chướng bụng, không đi tiêu được, nôn ói. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng do khối u gây tắc ruột. Người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Thay đổi thói quen đi đại tiện
Sau khi khối u ở đại tràng phát triển lớn dần, chúng sinh ra các tiết dịch (chất thải) liên tục kích thích đường ruột. Phản ứng này khiến người bệnh buồn đi đại tiện nhiều hơn. Bệnh càng nghiêm trọng thì số lần đi đại tiện càng nhiều, từ đó, làm thay đổi thói quen đi ngoài hằng ngày của bạn.
Đi đại tiện ra phân nhỏ
Nếu khi đi đại tiện, bạn thấy ra nhiều phân nhỏ thì có thể đó là triệu chứng cảnh báo ung thư đại tràng. Triệu chứng này xuất hiện do một vài vật cản trong quá trình bài tiết khiến cho hình dạng chất thải trong cơ thể bị biến đổi. Những vật cản này có thể là khối u sưng hình thành ở phần cuối của ruột già.
Giảm cân bất thường
Không phải do tập luyện thể dục hay ăn kiêng mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn chớ nên coi thường. Rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc bộ phận khác liên quan tới đường tiêu hóa.
Mệt mỏi và suy nhược
Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến tình trạng thiếu máu do đại tiện ra máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể suy nhược nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Đau hậu môn và không kiểm soát được sự co thắt của chúng
Khi khối u xuất hiện với kích thước lớn sẽ khiến cho hậu môn “căng thẳng” vì phải giữ sự co thắt thường xuyên. Lúc này, cơ vòng hậu môn bị quá tải và yếu đi dẫn đến mất sự kiểm soát. Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu nhiều hơn, bệnh cũng tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?
Tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng một thời gian trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, nếu ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần mắc căn bệnh này.
Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư. Ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, do đó nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.
Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.
Các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Thuốc lá được biết đến như là những yếu tố nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
Do đó hãy hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh và tầm soát ung thư đại tràng 6 tháng/lần sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Người bệnh cần làm gì khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư đại tràng?
Nếu nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu ung thư đại tràng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và xác định chính xác tình trạng bệnh.
Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử để tìm hiểu các yếu tố nguy cơ, hỏi về tính chất của các dấu hiệu ung thư đại tràng (xuất hiện dấu hiệu nào, từ khi nào, kéo dài trong bao lâu…) và tiền sử bệnh của gia đình (nếu có). Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, có thể thăm khám trực tràng bằng tay (DRE = Digital Rectal Exam). Trong quá trình này, bác sĩ đưa 1 ngón tay đeo găng được bôi trơn vào trực tràng, ấn vào thành trực tràng để phát hiện bất thường như sờ chạm khối u, lòng trực tràng có bị hẹp không, rút ra có dính máu không.
Từ các dấu hiệu ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ khám và chỉ định làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư đại tràng như:
- Nội soi đại tràng: dùng một ống soi có đèn ở đầu và có kết nối đưa hình ảnh ra màn hình bên ngoài. Ống soi được đưa qua hậu môn, vào trực tràng và đại tràng để phát hiện các khối u hoặc bất thường (như polyp, túi thừa…). Bác sĩ sẽ lấy một mảnh nhỏ (sinh thiết) và làm giải phẫu bệnh để tìm tế bào ung thư.
- Chụp CT scan: được sử dụng để đánh giá giai đoạn bệnh, xác định tình trạng di căn của ung thư.
- Siêu âm: được sử dụng để tìm khối u trong bụng và xác định tình trạng lan rộng của ung thư nếu có.
- Xét nghiệm đột biến gen: các tế bào ung thư trong mô sinh thiết có thể được kiểm tra đột biến gen như: KRAS, NRAS, BRAF và tình trạng mất ổn định vi vệ tinh (MMR). Kết quả này giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị phù hợp, như liệu pháp nhắm trúng đích hay liệu pháp miễn dịch…
- Các xét nghiệm khác như chụp MRI thường sử dụng để xem ung thư lan rộng đến mức nào và giúp lựa chọn phương thức điều trị phù hợp.