Đoạn tin nhắn này vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi trên mạng xã hội, phần lớn người dùng mạng bày tỏ sự thương cảm đối với cô gái và chia sẻ rằng họ cũng đã từng trải qua những tình huống tương tự như vậy.
Cụ thể, trong đoạn tin nhắn, tên liên hệ có tên là ‘Mẹ Yêu’ đã nhắn tin chúc mừng sinh nhật con trai nhưng gửi nhầm cho con gái, nội dung tin nhắn như sau:
“3h45 sáng ngày 19/9/1993, con trai mẹ ra đời! Tiếng khóc đầu tiên của con khiến mẹ quên hết đớn đau để thấy hạnh phúc ngập tràn!
Con vô cùng ý nghĩa và quan trọng trong cuộc đời mẹ! Con quyết định tất cả những đổi thay, hay việc làm của mẹ trong cuộc sống. Có những điều mẹ không thể nói ra vì nhiều lẽ… Nhưng chỉ biết rằng, con là động lực để mẹ vượt qua rất rất nhiều sóng gió và khó khăn trong cuộc đời, để có được ngày hôm nay…
Hôm nay, sinh nhật lần thứ 31 của con. Mẹ chúc con luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, bản lĩnh, tự tin và may mắn, thuận lợi trong công việc...”.
Sau khi nhận được tin nhắn gửi nhầm của mẹ, người con gái liền trả lời: “Mẹ gửi nhầm rồi mẹ“. Sau đó, cô gái cũng phản hồi hình ảnh chụp lại tin nhắn khi sinh nhật mình, người mẹ chỉ gửi một hình sticker “Happy Birthday” ngắn ngủi. Phản hồi này của cô gái gửi đến mẹ có lẽ cũng ngầm cho mẹ biết về việc mẹ đang có sự phân biệt đối xử giữa 2 con trong gia đình.
Về sau đó, người mẹ phản ứng thế nào thì không được tiết lộ
Qua tìm hiểu, đoạn tin nhắn trên được một tài khoản có tên L.A đăng tải trên mạng xã hội. Đoạn tin nhắn đi kèm với dòng chú thích được cô gái viết để chia sẻ với mọi người rằng: “Sinh nhật mình mẹ gửi đúng 1 sticker, sinh nhật anh trai mẹ nhắn dài đằng đẵng, và lại còn gửi nhầm cho mình. Chính từ giây phút này, mình nhận ra sẽ không bao giờ có được sự công bằng dù trong chính gia đình của mình!”.
Tới nay, dù chưa rõ thực hư của câu chuyện mà tài khoản có tên L.A đăng tải nhưng nhiều người dùng tỏ ra đồng cảm và bức xúc trước hành động của người mẹ.
Một số cư dân mạng coi vấn nạn t/r/ọ/n/g n/a/m/ kh/i/n/h n/ữ, phân biệt đối xử giữa các con là các vấn đề cần được quan tâm trong xã hội.
Một số người bình luận: “Anh trai bạn 31 tuổi, bố mẹ chắc cũng vẫn thuộc thế hệ 6x, 7x, có nhiều người vẫn trọng nam khinh nữ. Họ coi con trai là cục vàng, còn coi con gái chỉ là vịt trời, bay đi lấy chồng là xong”, “Nhà mình thì bất công từ bé nên quen, cả thế giới của mẹ chỉ gói gọn bằng 2 chữ con trai. Giờ mình đẻ 1 gái 2 trai, mình luôn chiều gái hơn chút như muốn bù đắp những gì mình phải chịu“.
“Mình cũng từng trong hoàn cảnh của bạn, mẹ luôn nói mình là đứa hiểu chuyện, nhưng mẹ luôn dành nhiều tình cảm hơn cho anh trai. Mình cũng tủi thân cũng trách móc bực dọc đủ kiểu. Rồi cũng tới lúc mình hiểu vì anh khiến mẹ lo lắng nhiều nên mẹ đành phải dành sự ưu tiên cho anh nhiều...”.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người đứng về phía của người mẹ và coi đây chỉ là sự hiểu nhầm không nên làm trầm trọng vấn đề.
“Bàn tay còn có ngón ngắn, ngón dài, thì không thể trách ba mẹ được. Sự thiên vị của bố mẹ đôi khi xảy ra, nhưng không có nghĩa là họ không yêu bạn, hay họ ghét bạn”, “Có nhiều lý do lắm bạn à, giả dụ như anh bạn sinh ra trong lúc mẹ bạn vô cùng khó khăn và sự xuất hiện của anh là nguồn động lực to lớn để mẹ vượt qua tất. Mẹ thương vì anh sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn, nên chịu chiều thiệt thòi…“,
“Người ngoài cho ta cái bánh ta cảm kích mãi không thôi. Mẹ nấu bao nhiêu bữa cơm thì ta lại coi là điều hiển nhiên. Mẹ cũng thương bạn nhưng cách thể hiện khách nhau thôi, nhưng đừng để trong lòng nhé bạn“.
Việc công bằng giữa các con trong gia đình là vô cùng quan trọng, ảnh: DSD
Có không ít những bậc cha mẹ luôn dõng dạc khẳng định bản thân luôn đối xử công bằng với tất cả các con và không thiên vị bất cứ đứa con nào. Tuy nhiên trên thực tế thì lại hoàn toàn khác với điều chúng ta luôn nhận định.
Theo một khảo sát tại đại học Cornell – viện nghiên cứu tư thục nổi tiếng tại Mỹ, đã đưa ra kết quả rằng, có khoảng 70% các bà mẹ có thể dễ dàng chọn được một đứa trẻ mà họ cảm thấy thân cận và gần gũi nhất và khoảng 15% những đứa trẻ đã chia sẻ rằng chính bản thân chúng đã một lần từng cảm thấy bị phân biệt đối xử bởi chính cha mẹ của mình.
Sự không công bằng của cha mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến hành trình phát triển trẻ. Theo đó, khi con cảm thấy bản thân không nhận được nhiều sự chăm sóc, quan tâm và yêu thương của cha mẹ bằng những đứa trẻ còn lại thường sẽ có xu hướng tìm đến những điều giúp bản thân có thể quên đi như sử dụng thuốc lá, bia rượu, cách chất kích thích, đặc biệt trong độ tuổi vị thành niên.
Nếu cha mẹ có hành vi đối xử không công bằng với con sẽ khiến chúng khó có thể quên được, mà sẽ nhớ mãi, thậm chí nó còn ăn sâu vào tiềm thức khiến trẻ có suy nghĩ mình bất tài, vô dụng, đáng bị xem thường, từ đó dần dần thu mình lại. Khoảng cách của cha mẹ và con cái đã xa ngày càng xa nếu cha mẹ không phải là người tiến gần đến con.