10+ tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe kể cả nam giới hay phụ nữ đều nên biết

Uống trà xanh không chỉ giúp thư giãn mà thức uống lành mạnh này còn có tác động tích cực đến cơ thể bạn.

Trà xanh là loại thức uống tốt cho sức khỏe. Dùng trà xanh thường xuyên sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, thải độc tố hiệu quả; Điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tim mạch; Ngăn ngừa căn bệnh ung thư quái ác; Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường chức năng của não bộ; Chống lão hóa, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân….

Trà xanh không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống mà nó còn được coi là một loại dược liệu, chính vì thế nó cũng sẽ có những thành phần, dược tính nhất định. 

Amy Gholston, một chuyên gia dinh dưỡng UThư lâm sàng hàng đầu tại Trung tâm Điều trị UThư của Trung tâm Nghiên cứu và Chăm sóc Toàn diện Mỹ, nói rằng trà xanh là một trong những lựa chọn đồ uống lành mạnh, theo Eat This, Not That! Dưới đây là những lợi ích bạn có thể gặt hái từ việc uống trà xanh.

1. Cải thiện chức năng của não

Theo một nghiên cứu từ Đại học Basel ở Thụy Sĩ, uống trà xanh tác động đến cả nhận thức và chức năng não. Những kết quả này kết nối việc uống trà xanh với việc cải thiện trí nhớ vì ảnh hưởng của caffeine và l-theanine, một loại a xít amin có trong lá trà giúp thúc đẩy sự thư giãn.
 
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho biết trà xanh cũng có thể hỗ trợ não bộ của bạn bằng cách giảm lo lắng.
 

Ngoài tác dụng giúp tỉnh táo như nhiều người vẫn biết, trà xanh còn giúp tăng cường chức năng não. Đó là nhờ vào thành phần cafein – một chất kích thích thần kinh.

Cơ chế tác động lên não bộ của cafein là ngăn chặn adenosine – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Đồng thời, làm tăng khả năng giải phóng và nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh kích thích như dopamine và norepinephrine.

Trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê nhưng đủ để tạo ra hiệu ứng

Trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê nhưng đủ để tạo ra các tác động trên não bộ

Ngoài ra, trong trà xanh có chứa axit amin L-theanine, có khả năng vượt qua hàng rào máu não.

L-theanine làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, có tác dụng chống lo âu, đồng thời làm tăng dopamine và sản xuất sóng alpha giúp tăng cường khả năng tập trung.

Các nghiên cứu cho thấy rằng cafein và L-theanine đem lại tác dụng hiệp đồng, tức là sự kết hợp có thể có tác dụng đặc biệt mạnh mẽ trong việc cải thiện chức năng não.

Do chứa L-theanine và một lượng nhỏ cafein, trà xanh có thể mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhàng và khác biệt so với cà phê, đặc biệt là không gây ra cảm giác bồn chồn do hấp thụ quá nhiều cafein.

2. Hỗ trợ giảm cân

Một cách hữu ích để thúc đẩy giảm cân lành mạnh đơn giản là uống trà xanh. Chuyên gia Gholston nói: Trà xanh là một sự thay thế tuyệt vời cho đồ uống có đường có liên quan đến tăng cân và béo phì.

Có rất nhiều calo tiềm ẩn trong nhiều loại nước trái cây và nước ngọt, vì vậy cách nhanh chóng để có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn là thay đổi thói quen đồ uống. Thay vì uống soda dành cho người ăn kiêng hoặc đồ uống giảm cân khác, chuyển sang uống một tách trà xanh thông thường có thể hỗ trợ quá trình giảm cân, điều này là nhờ các hợp chất hoạt tính sinh học có trong trà xanh, theo Eat This, Not That!

Trà xanh có khả năng đốt cháy chất béo trong cơ thể và tăng cường quá trình trao đổi chất.

Trong một nghiên cứu trên 12 người đàn ông khỏe mạnh, chiết xuất trà xanh làm tăng quá trình oxy hóa chất béo lên 17%, so với những người dùng giả dược.

Hoạt động thể chất cũng được cải thiện nhờ cafein bằng cách huy động các axit béo từ mô mỡ, từ đó đốt cháy tạo năng lượng.

3. Giảm nguy cơ mắc UT

Chuyên gia Gholston nói: Trà xanh được làm từ một số polyphenol, bao gồm catechin epigallocatechin-3-gallate (EGCG) mạnh nhất.
 
Nhiều nghiên cứu liên quan đến trà xanh và lợi ích chống ung thư đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm, chỉ ra rằng các polyphenol này có thể giúp ức chế sự tăng sinh tế bào kh.ối u, bao gồm cả quá trình apoptosis, ức chế sự hình thành mạch cùng với sự xâm lấn của tế bào kh.ối u, theo Eat This, Not That!

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tổn thương oxy hóa có thể dẫn đến các bệnh mạn tính, bao gồm cả UT và chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình này.

Trà xanh có chứa các chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ UT qua các nghiên cứu sau:

UT vú: Những phụ nữ uống nhiều trà xanh có nguy cơ phát triển UT vú thấp hơn khoảng 20-30%.

UT tuyến tiền liệt: Những người đàn ông uống trà xanh giảm 30% nguy cơ mắc bệnh UT tuyến tiền liệt.

UT đại trực tràng: Những người uống trà xanh ít có nguy cơ mắc bệnh UT đại trực tràng hơn khoảng 42%.

4. Giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh

Bên cạnh khả năng cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn, trà xanh còn bảo vệ não khỏi các bệnh thoái hóa thần kinh khi cơ thể già đi.

Một số bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến có thể nhắc đến như Alzheimer (nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi) hay Parkinson (một bệnh có liên quan đến cái chết của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não).

Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy rằng các hợp chất catechin trong trà xanh có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

5. Giảm hôi miệng

Có nhiều thứ để nhanh chóng khắc phục tình trạng hôi miệng: bạc hà, kẹo cao su, và tất nhiên, đánh răng (và chà lưỡi). Nhưng có một cách khắc phục khác để có một miệng thơm tho là trà xanh.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Khoa học Y tế Ahvaz Jundishapur ở Iran, những người sử dụng trà xanh như một dạng nước súc miệng đã cải thiện tình trạng hôi miệng, theo Eat This, Not That!

Thành phần catechin trong trà xanh có lợi cho sức khỏe răng miệng, giúp giảm nguy cơ sâu răng và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy catechin trong trà xanh có khả ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở miệng.

6. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2

Bệnh đái tháo đường loại 2 liên quan đến việc lượng đường trong máu tăng cao, có thể do tình trạng kháng insulin hoặc không có khả năng sản xuất insulin.

Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy những người uống trà xanh nhiều có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 thấp hơn khoảng 42%.

Theo đánh giá dựa trên 7 nghiên cứu với tổng số 286.701 cá nhân tham gia, những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn 18%.

7.Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch

Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch có thể được cải thiện nhờ trà xanh, bao gồm cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL (loại chất béo xấu).

Trà xanh cũng làm tăng khả năng chống oxy hóa của máu, giúp bảo vệ các phân tử LDL khỏi quá trình oxy hóa, được biết đến là nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch.

Với những tác động chống lại các yếu tố nguy cơ, không ngạc nhiên khi những người uống trà xanh có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn đến 31%.

8. Kéo dài tuổi thọ

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Tim mạch Phòng ngừa Châu Âu, một trong những cách để giúp sống khỏe, sống thọ là uống trà xanh.

Hơn 100.000 người khỏe mạnh đã tham gia vào cuộc nghiên cứu và được phân thành hai nhóm – những người thường xuyên uống trà xanh và những người không uống trà. Trung bình, những người thường xuyên uống một tách trà sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn những người chọn cách khác.

Chuyên gia Gholston đồng ý rằng trà có lợi cho sức khỏe và khuyên nên kết hợp trà xanh vào một chế độ ăn uống dựa trên thực vật để có “sức khỏe tổng thể và sức khỏe”, theo Eat This, Not That!

Trà xanh có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ, giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh lâu hơn.

Trong một nghiên cứu trên 40.530 người Nhật Bản trưởng thành trong vòng 11 năm. Những người uống nhiều trà xanh nhất – 5 cốc trở lên mỗi ngày, ít có nguy cơ tử vong hơn đáng kể :

T. ử v. ong do mọi nguyên nhân: giảm 23% ở phụ nữ, giảm 12% ở nam giới.

T. ử v. ong do bệnh t.im : giảm 31% ở nữ, giảm 22% ở nam.

T. ử v. ong do đ. ộ. t q. u. ỵ: giảm 42% ở nữ, giảm 35% ở nam.

9.Tác dụng của trà xanh trong làm đẹp

Cải thiện tình trạng da dầu và mụn trứng cá: bôi chiết xuất trà xanh tại chỗ có thể có hiệu quả đối với viêm da dị ứng, mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ.

Giảm các tác động của lão hóa da: bổ sung trà xanh làm tăng hàm lượng collagen và sợi elastin, đồng thời ngăn chặn sản xuất enzym phân hủy collagen trong da, mang lại tác dụng chống nếp nhăn. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy rằng việc thoa chiết xuất trà xanh lên da làm giảm tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Giảm sưng bọng mắt: các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, dưỡng ẩm, trà xanh được sử dụng như tác nhân giảm tình trạng sưng ở mắt do tuổi già hay các nguyên nhân khác.

10. Giảm các tổn thương do bệnh vảy nến

Da, cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người cũng là nơi chứa vô số vấn đề có thể nảy sinh đối với nhiều người khác nhau. Đối với những người bị bệnh vảy nến, trước khi đặt lịch hẹn với bác sĩ da liễu, hãy thử uống một ít trà xanh. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y Georgia (Mỹ), tiêu thụ trà xanh có liên quan đến việc giảm các tổn thương do bệnh vảy nến.

11. Làm giảm mức cholesterol xấu

Trà xanh làm giảm hai loại cholesterol – cholesterol lipoprotein mật độ thấp cũng như cholesterol toàn phần.

Cholesterol là một chất giống như chất béo được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể, và có hàm lượng cholesterol cao sẽ không có lợi cho sức khỏe tổng thể. Trên thực tế, cholesterol cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhưng nếu bạn là người uống trà xanh, đừng lo sợ, vì theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng, trà xanh làm giảm hai loại cholesterol – cholesterol lipoprotein mật độ thấp cũng như cholesterol toàn phần.

Uống bao nhiêu trà xanh là đủ?

Uống từ 3 đến 5 tách mỗi ngày tương đương 720 đến 1.200 mL trà xanh cung cấp ít nhất 180 mg catechin và ít nhất 60 mg theanine. Không nên uống chiết xuất trà xanh khi bụng đói do có khả năng gây độc cho gan do nồng độ epigallocatechin gallate (EGCG) quá mức.

Đặc biệt ở người mắc bệnh trầm cảm nên sử dụng 2 đến 4 tách trà xanh/ngày trở lên giúp giảm tần suất các triệu chứng trầm cảm.

Những lưu ý khi sử dụng trà xanh

Để trà xanh phát huy hết tác dụng của nó, bạn nên ghi nhớ một số điều dưới đây:

– Rửa trà sạch trước khi dùng:

Rửa sạch trà trước khi dùng (đối với trà tươi) sau đó tráng sơ trà qua 1 lần trước trước khi pha (điều này áp dụng cả với trà khô và trà tươi);

– Pha trà ở nhiệt độ vừa phải: Nhiệt độ pha trà phù hợp là khoảng 80 độ C, không pha trà với nước đang sôi. Bạn cũng không nên uống trà quá nóng, khi uống chè xanh quá nóng sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

– Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 500ml nước trà.

– Không nên để trà qua đêm kể cả cho vào tủ lạnh.

– Không nên cho đường vào trà: Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng mật ong thay đường, và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.

– Tránh uống trà đặc: Để tận dụng hết ưu điểm của trà xanh, hãy pha trà ở mức vừa phải, không quá đặc.

– Không nên uống quá nhiều trà xanh: Chỉ uống 1-2 ly trà xanh mỗi ngày là đủ. Nếu uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ,…

– Không uống trà với thuốc: Nếu bạn đang uống trà xanh, không nên uống cùng với bất kỳ loại thuốc nào. Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu.

– Không uống trà vào lúc đói: Trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Tạo cảm giác cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu.

– Không uống trà ngay sau bữa ăn: Nhiều người có thói quen uống trà xanh ngay sau khi ăn, điều này làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Catechins trong trà xanh cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt từ thực phẩm, tăng nguy cơ thiếu máu. Do vậy, bạn cũng không nên uống trà xanh trong bữa ăn. Tốt nhất, nên duy trì khoảng cách dùng trà xanh sau bữa trưa ít nhất 1 tiếng.

Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nước trà xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống trà xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

Uống trà đúng thời điểm: Thời gian lý tưởng nhất để uống trà xanh là một giờ trước và sau bữa ăn. Nếu bạn đang ăn kiêng và muốn kiểm soát sự thèm ăn thì nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn.

Phụ nữ mang thai hạn chế uống nhiều trà: Thai phụ nếu uống nhiều nước trà xanh đậm đặc sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, trà xanh còn kích thích hệ thần kinh, làm tim đập nhanh, gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính họ.

Không uống trà xanh thay nước lọc: Trà xanh có tác dụng lợi tiểu, nếu uống quá nhiều trà xanh sẽ gây ra tình trạng mất nước.

Dùng không quá 8 tách trà mỗi ngày.

Phụ nữ đang mang thai dùng không quá 6 tách trà mỗi ngày.

Người bị bệnh gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng trà xanh được phép sử dụng.

Trà xanh được dùng với liều lượng cao sẽ gây giảm nồng độ máu.

Trà xanh là một loại thức uống được yêu thích trên khắp thế giới. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết thêm các lợi ích sức khỏe trà xanh mang lại.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/10-tac-dung-cua-tra-xanh-doi-voi-suc-khoe-ke-ca-nam-gioi-hay-phu-nu-deu-nen-biet-d180409.html
X