Theo Sài Gòn Giải Phóng Online, ngày 27-9, thông tin từ tỉnh Lào Cai cho biết, Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận một ca nhiễm bệnh Whitmore – bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, được gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”.
Bệnh nhân là ông N.V.N. (sinh năm 1972, ở thôn Cam 4, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã nhiễm bệnh khi dọn dẹp bùn đất sau trận lũ mà không dùng đồ bảo hộ và có vết thương ngoài da.
Theo thông tin điều tra dịch tễ, sau 1 ngày dọn dẹp bùn đất, bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ, ho ít, sau đó sốt, ho tăng dần, đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân, mụn mủ rải rác 2 chân, lưng.
Theo đó, đầu tháng 9, sau khi xảy ra mưa lũ, anh N tiến hành dọn bùn đất nhưng không sử dụng đồ bảo hộ nên có bị tổn thương, xây xát ngoài da.
Sau một ngày, anh N đã xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, ho ít, sau đó sốt, ho tăng dần, đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân, mụn mủ rải rác 2 chân, lưng.
Đến ngày 23.9, anh N.V.N vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai khám bệnh, sau đó được chuyển vào khoa Truyền nhiễm điều trị.
Theo CDC Lào Cai, lúc vào viện, bệnh nhân N sốt, ho, mệt mỏi, rải rác mụn mủ ở 2 chân, cánh tay và lưng, hội chứng nhiễm trùng dương tính.
Bệnh nhân sau đó được làm các xét nghiệm máu, cận lâm sàng, lấy mẫu vi khuẩn nuôi cấy và định danh bằng hệ thống tự động.
Kết quả xét nghiệm ngày 26.9 cho thấy, có các đám tổn thương rải rác ở 2 phổi, tràn dịch màng phổi phải, xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn ăn thịt người, gây bệnh Whitmore).
Bên cạnh đó, bệnh nhân N có tiền sử hen phế quản, gia đình và hàng xóm xung quanh không ai mắc bệnh. Hiện nay, bệnh nhân đã được chuyển về Bệnh viện nhiệt đới Trung ương để điều trị.
Hiện bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương điều trị.
Trước đó, theo Vtv.vn cũng có bài viết: Dọn bùn, sình sau mưa bão, người đàn ông nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”
Nam bệnh nhân P.V.K. (45 tuổi, trú tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, sốt cao kéo dài nhiều ngày không dứt.
Theo bệnh nhân chia sẻ, bão số 3 khiến nơi ở của bệnh nhân bị ngập nước kèm bùn bẩn, sình lầy nên phải dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu vực sống nhiều ngày trước. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện sốt cao liên tục, mệt mỏi, uống hạ sốt không thuyên giảm nên nhập viện điều trị.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (Whitmore). Bệnh nhân được các bác sĩ theo dõi, điều trị tích cực tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Hiện, sức khỏe bệnh nhân ổn định, đã cắt cơn sốt và đỡ mệt.
Tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hiện đang điều trị cho một số trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao kéo dài, nhiễm khuẩn mô, máu, đường tiêu hóa, tiết niệu…
Vùng chân sưng nề, nhiễm khuẩn mô kèm tình trạng sốt cao của bệnh nhân.
Như trường hợp khác: Bệnh nhân T.Q.T. (49 tuổi, trú tại phường Hà Lầm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện với vết thương hở cẳng chân trái, sưng đau, phù nề có dấu hiệu mưng mủ kèm theo sốt cao. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm mô bào cẳng chân trái, theo dõi nhiễm khuẩn huyết.
Theo chia sẻ, bệnh nhân bị ngã vào cành cây đổ gãy làm sây sát, sau đó bị sốt từng cơn, gai rét kèm sưng loét cẳng chân. Sau 1 tuần điều trị tích cực với phác đồ phù hợp, đến nay bệnh nhân đã cắt sốt, vết thương đang dần hồi phục và sớm xuất viện trong vài ngày tới.
Đánh giá về số lượng người bệnh nhiễm khuẩn nhập viện trong thời gian qua, đặc biệt là sau mưa lũ, BSCKII. Lương Xuân Kiên – Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: Sau mưa bão, vô số các vi sinh vật, rác bẩn, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn thực phẩm, làm gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh, nhiễm trong cộng đồng. Vi khuẩn có thể gây bệnh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đặc biệt là những loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường bùn đất bẩn, nguy cơ lây nhiễm càng cao với những người có vết trầy xước trên da. Khi nhiễm vi khuẩn, người bệnh có diễn biến cấp tính với các biểu hiện: sốt cao, nhiễm trùng mô, tiết niệu, tiêu hóa, nhiễm trùng huyết… Đối với những người có bệnh lý nền, mạn tính nếu không điều trị kịp thời, tích cực sẽ dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Nhiều nhân nhập viện điều trị trong tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn đang điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới
Để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn sau mưa lũ, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay với xà phòng; không nên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn ứ đọng lâu ngày, đặc biệt là khi có vết thương ngoài da, trầy xước chảy máu; thực hiện vệ sinh nhà ở, môi trường với phương tiện bảo hộ ngay sau khi nước rút, vệ sinh bề mặt bằng các dung dịch khử khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm, đồng thời tăng cường bổ sung dinh dưỡng để cải thiện hệ miễn dịch.
Khi có biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, sưng đau một số vị trí trên cơ thể hoặc buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng… cần đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.