Không uống rượu, người phụ nữ UT gan vì món ăn sáng này

Theo bác sĩ, người phụ nữ này mắc UT gan có thể là do việc tiêu thụ bơ đậu phộng bị nhiễm aflatoxin trong thời gian dài.

China Times đưa tin, thói quen ăn uống không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ UT. Một phụ nữ không uống rượu và không mắc bệnh viêm gan B hay C gần đây được chẩn đoán mắc bệnh UT gan nặng, đã di căn đến phổi.

Bác sĩ Liu Boren cho biết, bệnh nhân nói rằng cô thích ăn bánh mì nướng bơ đậu phộng vào bữa sáng. Theo bác sĩ, bơ đậu phộng có thể bị nhiễm aflatoxin, việc tiêu thụ lâu dài món ăn này có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ Liu nhấn mạnh aflatoxin là chất gây UT cấp độ 1 và khuyến cáo những người yêu thích đậu phộng nên chọn đậu phộng tươi còn vỏ để đảm bảo an toàn.

Liu chia sẻ thêm, nữ bệnh nhân không có thói quen uống rượu, không mắc viêm gan B hay C. Một ngày, cô đi khám vì khó tiêu và phát hiện khối u gan khổng lồ, tế bào UT đã di căn đến phổi.

Người phụ nữ nói rằng cô thích bơ đậu phộng và đã ăn bánh mì nướng bơ đậu phộng vào bữa sáng trong hơn 20 năm. Bác sĩ suy đoán rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh UT là do tiêu thụ đậu phộng bị nhiễm aflatoxin trong thời gian dài.

Liu Boren giải thích, aflatoxin là chất gây UT cấp độ 1 được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công nhận và có liên quan đến UT thận và UT dạ dày, đặc biệt là UT gan. Ông cho rằng ăn lạc mới còn nguyên vỏ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm aflatoxin.

Nguy hiểm nhiễm độc Aflatoxin

Lạc tuy ngon nhưng thật không may, chúng cũng có thể rất độc hại. Đó là khi lạc bị mốc sẽ dễ chứa aflatoxin, một loại nấm độc có thể gây hại cho sức khỏe con người. Aflatoxin có thể dẫn đến một số vấn đề lâu dài như ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, bệnh thận và UT gan nếu chúng ta ăn chúng trong thời gian dài.

Aflatoxin thường xuất hiện ở những nơi có khi hậu nóng ẩm, thích hợp để trồng lạc. Vì lạc có vỏ mềm, dễ thấm nước và mọc dưới đất, chúng có nguy cơ bị hư hại do điều kiện nhiệt độ và độ ẩm.

Aflatoxin không bị tiêu diệt hoàn toàn dù lạc đã được chế biến hoặc rang, vì vậy nó có thể là một mối lo ngại ngay cả trong các sản phẩm chế biến như bơ đậu phộng. Do đó, khi mua hay ăn lạc nên tránh ăn lạc đã bị mốc, đổi màu hay nhăn nheo. Đừng vì tiếc mà cố ăn bởi hậu quả sẽ khó có thể lường trước.

Nấm mốc phát triển trên gạo, đỗ, lạc… không những gây biến đổi màu sắc, mùi vị, giảm chất lượng, dinh dưỡng mà còn dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc Aflatoxin – chất cực độc đối với sức khỏe con người, gây UT.

Theo các chuyên gia của Viện Công nghệ sinh học, nếu bảo quản kém, thực phẩm sẽ sinh ra các loại nấm như nấm xanh, nấm có mũ… đều chứa chất Aflatoxin. Trong các loại lương thực như gạo, lạc, ngô… thì lạc chiếm tỷ lệ mốc và chứa chất độc Aflatoxin cao nhất.

Một lượng lớn lạc được tiêu thụ và tích trữ hằng ngày ở các quán ăn rất dễ bị nấm mốc, phổ biến là nấm Aspergillus Flavus tiết ra chất độc Aflatoxin. Aflatoxin nguy hiểm vì gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2mg cũng đã đủ làm hỏng gan.

Chỉ cần hấp thụ 2,5mg Aflatoxin trong 3 tháng là gan có thể bị UT. Aflatoxin là một độc tố bền vững với nhiệt độ cao. Rang lạc, ngô bị mốc ở nhiệt độ rất cao nhưng độc tố Aflatoxin vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.

Để bảo quản gạo, lạc, đỗ… tránh bị nấm mốc, các chuyên gia lưu ý người dân, đối với gạo, tránh đổ vào trong bao rồi để ở góc kín trong nhà, bởi đây là nơi ẩm thấp, dễ khiến nấm mốc sản sinh. Tốt nhất, nên cho gạo vào thùng có nắp đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.

Đối với lạc, đỗ, nên cho vào hộp, đậy nắp kín hoặc cho vào trong túi ni lông rồi buộc miệng túi kín không cho không khí lọt vào bên trong và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi thấy gạo, lạc, đỗ… bị mốc, người dân tuyệt đối không sử dụng.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/khong-uong-ruou-nguoi-phu-nu-ut-gan-vi-mon-an-sang-nay-d196484.html
X