Người phụ nữ này chia sẻ: Trước đây, em chỉ nghe nói về việc bình nóng lạnh bị chập điện trên mạng, ai ngờ hôm nay bình nóng lạnh lại gặp sự cố ngay tại nhà em.
“Em bật bình nóng lạnh được khoảng 10 phút, đi lấy quần áo chuẩn bị tắm cho cu Bi. Vừa bước vào phòng tắm và chuẩn bị xả nước thì bình chập điện, phát ra tiếng nổ lớn. Em vội vàng ôm con chạy ra ngoài và kêu mọi người trong nhà nhanh chóng gạt cầu dao tổng. Điện nổ sáng cả góc nhà tắm, mùi khét bốc lên, đen một góc nhà. May mắn, mọi người không sao, em cảm ơn Trời Phật đã bảo vệ gia đình.
P/s: Các bậc phụ huynh lưu ý, hãy bật bình nóng lạnh trước khi tắm 15 phút và ngắt điện sau khi tắm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cả gia đình.
Nếu lúc đó em mở van nước thì có thể đã bị điện giật và không thể chia sẻ câu chuyện này nữa.”
Chuyên gia nói gì?
Kỹ sư Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự, cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rò điện ở bình nóng lạnh, và sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng bình nóng lạnh đã gây ra những tai nạn nghiêm trọng.
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh có rơle tự ngắt điện nên họ yên tâm để điện luôn bật 24/24, kể cả khi đang tắm. Thực tế, rơle này chỉ có chức năng điều chỉnh nhiệt độ nước. Khi nước lạnh, rơle cấp điện; khi nước nóng, rơle tự ngắt. Rơle không có chức năng bảo vệ chống rò điện ra nước.
Một số lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh:
Tắt bình nóng lạnh trước khi tắm
Sử dụng bình nóng lạnh để tắm là thói quen phổ biến ở nhiều gia đình, nhưng cũng đã xảy ra không ít tai nạn do không tắt bình trước khi tắm.
Mỗi bình nóng lạnh được trang bị một rơle tự ngắt, có chức năng tự động cấp điện để điều chỉnh nhiệt độ nước. Khi nước đủ nóng, rơle tự ngắt; khi nước nguội, rơle sẽ bật lại. Tuy nhiên, rơle không thể ngăn dòng điện từ bình truyền vào nước trong quá trình tắm. Vì vậy, trước khi tắm, bạn nên bật một lượng nước vừa đủ trong một thời gian hợp lý để đảm bảo an toàn.
Sau một thời gian dài sử dụng, các bộ phận trong bình có thể bị hư hỏng, gây rò điện, như thanh cấp điện bị bám cặn hoặc hao mòn, dây điện bị han gỉ, hoặc gioăng cao su bị nứt. Nếu không tắt điện trước khi tắm, nguy cơ bị điện giật và các hậu quả nghiêm trọng là rất cao.
Dùng thiết bị chống rò điện
Để giảm nguy cơ điện giật khi sử dụng bình nóng lạnh, bạn có thể lắp thêm thiết bị chống rò điện. Tuy nhiên, ngay cả khi có thiết bị này, vẫn có một tỉ lệ rủi ro nhất định. Vì vậy, cách an toàn nhất vẫn là tắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng.
Dùng dây nối tiếp đất với bình nóng lạnh
Khi lắp đặt bình nóng lạnh, bạn nên sử dụng dây nối tiếp đất để ngăn ngừa hiện tượng rò điện và giảm nguy cơ bị điện giật.
Không nên bật bình nóng lạnh 24/24
Việc bật bình nóng lạnh liên tục trong ngày sẽ làm giảm chất lượng lớp cách điện và làm tăng nguy cơ rò điện ra ngoài. Bình nóng lạnh có rơle tự ngắt, nhưng không nên duy trì việc bật liên tục. Thay vào đó, hãy bật bình trước khi sử dụng khoảng 30 – 45 phút để đảm bảo an toàn.
Bảo dưỡng định kỳ
Bình nóng lạnh nên được bảo dưỡng định kỳ ít nhất một lần mỗi năm, tốt nhất là vào đầu mùa đông để đảm bảo an toàn. Nếu nước trong bình có nhiễm phèn, hãy bảo dưỡng mỗi 6 tháng một lần.
Nếu không thể gọi thợ sửa chữa, bạn có thể tự kiểm tra và vệ sinh bình bằng vải mềm và nước ấm, tránh dùng nước nóng hoặc chất tẩy rửa có tính ăn mòn. Sau khi ngắt điện, tháo rơle điều chỉnh nhiệt, mở gioăng bình, xả nước, tháo ruột đun và vệ sinh. Kiểm tra thanh nhiệt có bị mòn không và thay thanh magie nếu cần.
Ngoài ra, để sử dụng bình nóng lạnh hiệu quả và tiết kiệm điện, gia đình bạn nên chọn sản phẩm có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Như vậy, quan trọng nhất là tắt bình nóng lạnh trước khi tắm để tránh nguy cơ rò rỉ điện.
Không sử dụng những chiếc bình nóng lạnh đã quá cũ.
Bình nóng lạnh hoạt động bằng cách đốt nóng, không gây tốn điện trong quá trình khởi động, vì vậy không nên để bình nóng lạnh bật suốt 24 giờ, vừa tốn điện vừa có thể gây hỏng do quá tải.
Nên bật bình trước khi tắm từ 5-10 phút.
Kiểm tra định kỳ bằng cách dùng bút thử điện để thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước. Nếu phát hiện có điện, ngay lập tức ngắt điện và kiểm tra lại bình nóng lạnh.
Thường xuyên bảo trì và bảo dưỡng bình nóng lạnh, kiểm tra dây dẫn điện.
Lắp đặt các thiết bị chống giật (nhiều mẫu bình nóng lạnh mới đã tích hợp tính năng này). Khi có hiện tượng rò giật, thiết bị sẽ tự động ngắt điện.