Hậu quả khi về già với những người nâng mũi: Giờ nhìn đẹp thôi, vài năm nữa mới thấm thía

Nếu nâng mũi thành công, bạn sẽ sở hữu dáng mũi cao, thẳng theo đúng mong muốn. Tuy nhiên, qua thời gian, mũi có xu hướng thấp dần khiến dáng mũi không còn đẹp nữa.

Ngày nay thì nhu cầu thẩm mỹ nâng mũi của các chị em cũng như ở cánh nam giới đã trở nên rất phổ biến. Song bên cạnh đó thì nhiều câu hỏi được đặt ra là tác hại của việc nâng mũi, hậu quả nâng mũi… khi chọn nhầm cơ sở thẩm mỹ và khi tuổi tác cao sẽ thay đổi như thế nào thì lại ít được quan tâm.

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi nâng mũi:

Mũi sưng tấy, phù nề

Đây là tình trạng thường gặp sau khi nâng mũi. Bạn có thể bị bầm, sưng tấy vùng mũi, thậm chí cả mặt. Thông thường, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khoảng 2 – 3 ngày.

Nhiễm trùng

Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn dị ứng với chất liệu độn mũi. Nhiễm trùng thường đi kèm với biểu hiện nóng, sốt, đau nhức mũi và mặt. Khi gặp tình trạng này, bạn cần đến cơ sở y tế để tháo chất liệu độn, vệ sinh khoang mũi.

Mũi lệch

Mũi sau khi nâng có thể lệch, vẹo không như mong muốn. Nguyên nhân có thể do tay nghề bác sĩ hoặc do có sự tác động lực vào mũi. Nếu mũi lệch nhẹ, bác sĩ sẽ nắn chỉnh lại sống mũi. Nếu tình trạng cong vẹo nặng, bạn có thể phải phẫu thuật để sửa lại mũi.

Ảnh minh họa.

Mũi hoại tử

Mũi hoại tử là biến chứng có thể xảy ra khi nâng mũi bằng cách tiêm filler kém chất lượng. Tiêm filler được biết đến là phương pháp nâng mũi có hiệu quả nhanh, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nếu sử dụng filler kém chất lượng hoặc tiêm quá liều, mũi có nguy cơ bị hoại tử.

Viêm mũi

Bên cạnh phương pháp tiêm filler, nâng mũi bằng kẹp cũng có thể để lại nhiều biến chứng như viêm mũi, dị ứng, tổn thương khứu giác. Tình trạng này thường xảy ra khi kẹp mũi vào sai vị trí.

Vậy đối với những người nâng mũi khi về già sẽ dễ gặp phải những hậu quả gì?

Hậu quả của nâng mũi khi về già:

Dễ mắc các bệnh lý

Quá trình phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi thì sẽ sử dụng những loại thuốc như thuốc gây tê, thuốc gây mê, filler nên khi về già sẽ dễ gặp phải những bệnh lý như hạ huyết áp, béo phì, tiểu đường và nặng hơn là bệnh tim mạch.

Tuy nhiên không phải do phẫu thuật thẩm mỹ mà sẽ bị mắc bệnh như trên nhưng trong thực tế qua khảo sát thì cho thấy số người phẫu thuật không thẩm mỹ nâng mũi có sức khỏe tốt hơn so với những người tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Đó là do cơ địa của mỗi người và do sử dụng thuốc trong quá trình phẫu thuật.

Vì thế chúng tôi khuyên bạn sau khi nghe những tác hại của việc nâng mũi thì phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ thay đổi khuôn mặt hay bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Có thể bạn sẽ có được một khuôn mặt đẹp hơn, tự nhiên hơn, bạn sẽ tự tin hơn nhưng bên cạnh đó khi về già có thể sức khỏe bạn sẽ yếu hơn, bạn không nên chủ quan.

Da sẽ bị lão hóa nhanh hơn

Khi tuổi của bạn càng cao thì quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, sức khỏe suy yếu nhanh hơn do có nhiều bệnh lý hơn. Vì thế phương pháp làm đẹp khác sẽ được thay thế để có thể can thiệp sâu hơn cấu trúc của các bộ phận hoặc là phải tiêm filler thường xuyên để luôn giữ được vẻ đẹp cho cơ thể.

Nguy cơ mũi bị biến dạng sau nâng

Khi về già thì quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh chóng, khiến cho da của bạn sẽ chảy xệ, những sụn được tạo hình cho mũi sẽ ngày càng bị lỏng ra, không còn gắn khít được, cấu trúc ban đầu không còn được cố định nên hình dạng mũi sẽ bị biến dạng.

Ảnh minh họa.

Những tác hại của việc nâng mũi là rất khó đo lường và xác định khi về già, có cả những trường hợp bị chảy dịch, bị nhiễm trùng, bị hoại tử khiến cho các mô bên trong mũi bị xơ hóa và khiến cho chiếc mũi bị biến dạng và nhìn rất kỳ cục.

Mũi biến dạng, cong, vẹo, sụp sống mũi có thể là một trong những hậu quả của nâng mũi khi về già. Đặc biệt sau tuổi 55, da lão hóa nhanh khiến vùng da quanh mặt và mũi chảy sệ. Tình trạng này tác động không nhỏ đến dáng mũi.

Dễ bị đau nhức sau nâng

Chắc chắn sau khi phẫu thuật nâng mũi thì bạn sẽ cảm thấy nhức, tuy nhiên chỉ cảm thấy nhức sau thời gian ngắn rồi sẽ khỏi khi mũi đã lành. Trên thực tế thì có những người bị đau nhức trong một khoảng thời gian dài, âm ỉ vùng mũi, dốc mũi khiến chiếc mũi bị căng cứng và làm cho nụ cười của bạn cũng không tự nhiên.

Khi về già thì trường hợp đau nhức kéo dài mỗi khi trái gió trở trời, mũi có thể bị chảy dịch gây phiền toái cho cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải những tác hại của việc nâng mũi này nên bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ để tránh được những tác hại này.

Ảnh hưởng trí nhớ

Khi tiến hành nâng mũi thì chắc chắn bạn sẽ phải trải qua quá trình phẫu thuật để can thiệp vào sâu bên trong cấu trúc của mũi để định hình tạo hình lại chiếc mũi. Có thể bạn sẽ phải trải qua đến tận 2 lần phẫu thuật kèm theo đó là sử dụng một lượng lớn thuốc tê, thuốc mê, thuốc giảm đau…Như bạn đã biết thì thuốc gây mê hay gây tê là những loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng trí nhớ của con người, nếu như cơ thể tiếp nhận quá nhiều những loại thuốc này thì sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ khi về già.

Dễ gặp các biến chứng

Trong những tác hại của việc nâng mũi thì tác hại khiến bạn gặp nguy hiểm nhất khi về già đó là gặp phải biến chứng ngoài mong muốn như thở khó khăn. Nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng trên đó là sự xơ hóa của sụn khiến sụn bị rời rạc, bị lỏng lẻo, bị tụt ra và chèn ép đường thở.

Khi bạn sinh hoạt bình thường thì bạn sẽ cảm thấy dễ thở nhưng khi bạn lao động nặng hoặc chạy bộ leo cầu thang thì tình trạng khó thở sẽ xuất hiện. Càng về già thì các cơ quan hô hấp cũng trở nên suy yếu hơn nên biến chứng này sẽ làm chất lượng cuộc sống của bạn suy giảm đáng kể. Vậy thì theo bạn hậu quả của nâng mũi khi về già có thực sự nặng nề cho sức khỏe không, để lại ý kiến cá nhân bình luận bên dưới bài viết để chia sẻ cùng với chúng tôi nhé.

Trí nhớ suy giảm

Quá trình nâng mũi cần có sự hỗ trợ của thuốc mê hoặc thuốc tê. Đây là những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ nếu dùng quá nhiều. Nồng độ thuốc càng cao, nguy cơ suy giảm trí nhớ càng nhiều. Đặc biệt, tình trạng giảm trí nhớ sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi càng về già.

Dễ mắc bệnh

Các loại thuốc gây tê, gây mê hay filler dùng trong phẫu thuật nâng mũi có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Theo đó, những người nâng mũi thường gặp các triệu chứng bệnh lý như béo phì, hạ huyết áp, tiểu đường, các bệnh liên quan tới tim mạch nhiều hơn người không nâng mũi.

Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tương tác với thuốc ở từng người. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc đến yếu tố sức khỏe lâu dài trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi.

Sống mũi thấp dần

Nếu nâng mũi thành công, bạn sẽ sở hữu dáng mũi cao, thẳng theo đúng mong muốn. Tuy nhiên, qua thời gian, mũi có xu hướng thấp dần khiến dáng mũi không còn đẹp nữa. Tình trạng này thường xảy ra do hai nguyên nhân.

Thứ nhất, càng lớn tuổi, cơ thể dần lão hóa nên lượng collagen và elastin trong cơ thể suy giảm. Điều này khiến liên kết mô và sụn trở nên lỏng lẻo, các bộ phận dễ chảy sệ.

Thứ hai là do chất liệu sụn sinh học dùng để nâng mũi không tương thích lâu dài với cơ thể.

Đau nhức

Sau khi phẫu thuật mũi, bạn sẽ có cảm giác đau nhức vùng quanh mũi và mặt trong vòng vài ngày. Tùy cơ địa, mức độ đau và thời gian đau ở mỗi người khác nhau. Trường hợp thường thấy nhất là khi về già, cơn đau mũi lại tái phát mỗi khi trời trở lạnh. Thậm chí nhiều người còn gặp tình trạng chảy dịch mũi, mũi căng cứng, cơn đau kéo dài lên hốc mắt.

Hậu quả của nâng mũi khi về già: Hô hấp khó khăn

Tuổi càng cao, các tế bào dần xơ hóa, các khớp sụn mũi dần trở nên lỏng lẻo. Nếu sụn tụt ra, chèn vào đường thở sẽ gây cảm giác khó thở, nhất là khi bạn vận động nặng.

Hậu quả của nâng mũi khi về già có thể gây ra một số ảnh hưởng không mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp thẩm mỹ này vẫn được nhiều người lựa chọn khi muốn cải thiện ngoại hình.

Làm thế nào để hạn chế các tác hại của việc nâng mũi?

Trên thực tế có rất nhiều những tác hại của việc nâng mũi khi về nhà nhưng bên cạnh đó nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống. Khi khuôn mặt của bạn đẹp hơn thì bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống, vui vẻ hơn, thuận lợi hơn trong công việc, trong tình yêu, hạnh phúc hơn so với khi bạn có những khiếm khuyết trên khuôn mặt.

Khi khoa học công nghệ phát triển, trình độ tri thức đạt nhiều thành tựu thì những tác hại của việc nâng mũi gần như là ít xảy ra, biến chứng giảm đi đáng kể. Để có thể an toàn hơn khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi thì bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

Lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín

Lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín là yếu tố quan trọng nhất, yếu tố quan trọng hàng đầu để hạn chế những tác hại của việc nâng mũi, hạn chế những hậu quả của việc nâng mũi khi về già, bảo vệ được sức khỏe bản thân và sức bảo vệ được nhan sắc của mình khi về già.

Hiện nay để tìm một bệnh viện thẩm mỹ không hề khó chút nào nhưng tìm được một bệnh viễn thẩm mỹ uy tín thì đó là chuyện không hề đơn giản. Có rất nhiều lời mời gọi quảng cáo tràn lan trên mạng với nhiều mức giá khác nhau, nhiều lợi ích khác nhau khiến bạn bị lầm tưởng và lầm tin. Cũng chính vì vậy mà bạn sẽ gặp những tác hại của việc nâng mũi khi về già.

Các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, trang bị máy móc hiện đại. Nâng mũi ở những nơi uy tín giúp bạn hạn chế rủi ro cũng như những biến chứng ngoài ý muốn.

Bạn nên lựa chọn các spa, địa chỉ thẩm mỹ viện uy tín được nhà nước cấp phép hoạt động, đảm bảo hệ thống phòng ban cũng như các thiết bị tốt. Đồng thời, bạn cũng nên lựa chọn các y bác sĩ cũng có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm đối với phương pháp nâng mũi. Bạn cũng nên kiểm tra kỹ càng tình hình sức khỏe của mình trước khi nâng mũi để hạn chế các rủi ro không may xảy ra.

Theo các chuyên gia, bạn có thể tham khảo các cơ sở thẩm mỹ nâng mũi trong địa bàn tốt qua các trang báo, mạng xã hội, website hoặc đơn giản hơn là hỏi ý kiến của các y bác sĩ.

Quyết định phương pháp phù hợp

Mỗi một người sẽ có khuôn mặt cấu trúc hình dạng khác nhau nên bạn phải nghe theo lời tư vấn của bác sĩ để chọn đúng phương pháp nâng mũi phù hợp, như vậy mới tránh gặp những sự cố ngoài ý muốn cũng như khuôn mặt sẽ được đẹp hơn rất nhiều khi chọn đúng phương pháp.

Chăm sóc kĩ lưỡng sau nâng

Sau khi nâng mũi xong thì bạn phải chăm sóc kĩ nó vì nếu không chăm sóc kĩ thì những vết thương mổ sẽ khó lành làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của chiếc mũi. Bạn cần nghe theo lời tư vấn của bác sĩ thẩm mỹ, kiêng cử thức ăn, dùng thuốc đúng giờ để tránh được những tác hại của nâng mũi.

Sau khi nâng mũi, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc, thuốc uống và lịch trình tái khám.

Nhiều bạn thường tự tin sau khi nâng mũi không cần phải chăm sóc kỹ càng và lơ là trong vấn đề này. Đây chính là nguyên do khiến bạn đối mặt phải một trong những hậu quả của nâng mũi khi về già đã được đề cập như trên.

Chính vì vậy, bạn cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt sau khi nâng mũi. Điều này sẽ duy trì được kết quả nâng mũi tốt nhất. Cụ thể, các bạn nên kiêng những món ăn có thể gây ảnh hưởng xấu tới mũi như thịt bò, rau, chất kích thích. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả, vitamin, nước để làn da và cơ địa được ổn định hơn.

Bạn cũng không nên tác động quá mạnh vào mũi vì điều này sẽ khiến sụn mũi bị cong, lệch. Đặc biệt hơn, bạn hãy tuân thủ tất cả các điều mà y bác sĩ đã dặn dò sau khi nâng mũi để nhanh chóng lấy lại được sống mũi cao, xinh đẹp.

Sụn nâng mũi phù hợp

Sụn nâng mũi là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền lâu, cấu trúc mũi của bạn. Quyết định chọn sụn nào thì sẽ có bác sĩ tư vấn kỹ càng rõ ràng để bạn lựa chọn. Sụn phù hợp với cơ thể sẽ giúp chiếc mũi bạn sau khi phẫu thuật được tự nhiên hơn, đẹp hơn, bền lâu hơn và không gặp phải những tác hại của việc nâng mũi khi về già.

Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn loại sụn và dáng mũi phù hợp với cơ địa cũng như gương mặt. Loại sụn tương thích với cơ thể sẽ giảm thiểu hậu quả của nâng mũi khi về già.

Cân nhắc phương pháp nâng mũi

Hiện nay, trên thị trường làm đẹp có rất nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau với giá cả cũng như phù hợp với từng người khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo thật kỹ và lựa chọn phương pháp phù hợp với mình nhất.

Đồng thời, mỗi khuôn mặt sẽ phù hợp với từng cách nâng mũi khác nhau để tạo nên sự cân đối cho khuôn mặt. Do đó, để hạn chế sụn mũi bị tụt nhanh hay mũi nâng lên không tương xứng thì bạn hãy hỏi ý kiến của các y bác sĩ.

Lựa chọn thời gian nâng mũi

Thời gian nâng mũi được đề cập ở đây chính là khoảng độ tuổi mà bạn nên thực hiện phương pháp làm đẹp này để đảm bảo an toàn. Theo các chuyên gia, y bác sĩ thì thời điểm nâng mũi tốt nhất sẽ dao động khoảng sau 18 tuổi và trước 55 tuổi. Đây là thời điểm các bộ phận trên khuôn mặt đã được phát triển tốt cũng như giúp cho sụn mũi sẽ bám dính tốt hơn.

Tuy nhiên, thời điểm nâng mũi của mỗi người sẽ còn tùy thuộc nhiều vào sức khỏe của từng khách hàng. Do đó, cách tốt nhất để bạn biết được thời điểm nâng mũi hợp lý, an toàn và chính xác nhất với mình đó là tham khảo ý kiến của y bác sĩ và thăm khám sức khỏe kỹ càng.

Ngoài ra, một trong những cách để bạn ngăn ngừa được hậu quả của nâng mũi khi về già đó chính là thăm khám sức khỏe. Bạn nên tái khám thường xuyên để các y bác sĩ biết được tình trạng mũi của bạn và đưa ra giải pháp tốt nhất.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/hau-qua-khi-ve-gia-voi-nhung-nguoi-nang-mui-gio-nhin-dep-thoi-vai-nam-nua-moi-tham-thia-d158020.html