Em trai cưới, mẹ yêu cầu tôi và chị gái mỗi người cho 30 triệu, để em dâu thấy nhà chồng coi trọng

Không phải là chúng tôi không muốn cho tiền, mà là bố mẹ tôi muốn quá nhiều và chúng tôi không thể đáp ứng được mong đợi của hai người họ.

Sẽ thế nào nếu bạn có bố mẹ là người trọng nam khinh nữ.

Đó là, từ nhỏ đến lớn, cho dù không phải lỗi của bạn, nhưng bố mẹ vẫn trách bạn và bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về những lỗi sai đó.

Tôi nói điều này bởi vì đây là những gì mà tôi đã gặp phải. Tôi là con thứ ba của bố mẹ tôi, tôi còn có hai chị gái và một em trai.

Nhìn vào cũng đủ biết được bố mẹ tôi là người thế nào phải không. Sự ra đời của em trai là niềm mong đợi của bố mẹ tôi.

Đúng như lời mẹ tôi nói, nếu em tôi là con gái, e rằng bố và mẹ vẫn sẽ tiếp tục sinh để có được con trai thì thôi.

Bố tôi là người con trai duy nhất đời thứ 3, ông là người phải lo hương khói cho tổ tiên. Chính vì vậy ông bà nội rất kỳ vọng vào bố tôi. Họ quan trọng và mong đợi có con trai, để sau này có người lo hương khói. Còn bố tôi là người hiếu thảo nên tất nhiên việc gì cũng nghe lời ông bà. Cho dù mẹ tôi có cãi nhau hay không đồng ý thì cũng không được nên bà chỉ đành chấp nhận nghe theo bố.

Trước khi có em trai, mẹ tôi chỉ sinh được 3 con gái, nên ông bà tôi không thèm nhìn mẹ. Mãi cho đến khi em trai ra đời, bà nội mới đối xử tốt với mẹ, mua đồ ăn ngon cho mẹ nữa.

Đương nhiên, từ nhỏ em trai tôi đã được mọi người trong gia đình yêu thương và cưng chiều. Đồ ăn thức uống gì ngon ông bà, bố mẹ cũng đều giấu cho em ấy. Thậm chí, bà nội sợ ba chị em chúng tôi lấy mất đồ ngon của em trai nên lần nào bà cũng để em trai tôi ăn ở nhà bà nội, không để em trai mang đồ ăn ngon về nhà.

Không cần phải nói, đến cả bố mẹ tôi cũng vậy. Vào dịp Tết Nguyên Đán, bố mẹ chỉ mua quần áo mới cho em trai, thỉnh thoảng chị cả có phần, còn tôi và chị hai thì phải đợi để lấy lại đồ cũ của chị cả mặc.

Lớn lên trong gia đình như vậy, tôi và hai chị gái thấy tủi thân và uất ức lắm. Thế nên khi lớn lên, chúng tôi đều thích xa nhà hơn, dù sao mái ấm đó đã không dành cho chị em chúng tôi nhiều tình cảm. Có thì cũng chỉ là những kỷ niệm đau buồn.

Chỉ cả và chị hai tôi tốt nghiệp cấp 2 xong đều ra ngoài đi làm. Sau đó, hai người lấy chồng ở hai nơi khác nhau. Bố mẹ tuy không vui nhưng hai bị gái bất chấp lấy chồng. Ngày đó, chị cả đòi bố mẹ cho 10 triệu làm của hồi môn, còn chị hai đòi 20 triệu làm của hồi môn. Nhưng cuối cùng bố mẹ tôi bảo không có đồng nào cả.

Chị cả thì nghe lời hơn, còn chị hai thì không như vậy. Vì của hồi môn mà trước khi cưới chị ấy đã cãi nhau to với bố mẹ. Chị ấy bảo nếu bố mẹ không cho của hồi môn thì trong tương lai sống ở nhà chồng, chị ấy phải đối mặt như thế nào.

Có thể do chị hai làm ầm ĩ lên nên bố mẹ cuối cùng miễn cưỡng đưa cho chị 10 triệu. Và sau đó chị ấy đã kết hôn mà không do dự.

Chị ấy cũng nói với tôi rằng phải học thật chăm chỉ để vào được một trường đại học tốt và tiến xa hơn.

Lúc đó, tôi đang học lớp 12, còn nửa năm nữa là thi đại học. Dù chị hai không nói gì thì tôi cũng đã tính rồi. Vì từ nhỏ tôi đã chịu nhiều tủi thân và ấm ức, sự thiên vị của bố mẹ khiến tôi muốn rời xa họ, tôi muốn mình học tập chăm chỉ để thành công, kiếm được nhiều tiền. Khi đó tương lai tôi tốt đẹp, chắc chắn tôi sẽ làm cho bố mẹ tôi phải hối hận.

Như mong muốn, tôi thi đậu vào một trường đại học có tiếng. Tốt nghiệp xong thì tôi ở lại thành phố làm việc và sinh sống.

Bố mẹ tôi thì tính bảo tôi về quê, muốn tôi về thi công chức, làm giáo viên gần nhà.

Nhưng tôi không muốn và tôi cũng chẳng có lý do gì mà nghe lời bố mẹ cả. Tôi thấy rõ ràng là bố mẹ tôi thấy hai chị gái lấy chồng xa, không có ai chăm sóc nên có ý định kéo tôi về mà thôi.

Thành tích học tập của em trai tôi không tốt lắm, vừa mới học xong cấp 2, nó đã muốn lên thành phố làm việc. Nhưng bố mẹ tôi không muốn nó đi xa như vậy, nên đã cố gắng xin việc cho nó ở huyện.

Em trai tôi thấy lương thấp, làm chưa được 3 tháng đã xin nghỉ việc, về nhà nằm lười biếng.

Khi không có tiền tiêu xài, em tôi không chỉ xin bố mẹ mà còn xin ba chị em tôi. Đối với chị cả, chị ấy luôn hiền lành và đáp ứng các yêu cầu của em trai. Nhưng chị hai thì không hài lòng, vì chị cho rằng chính bố mẹ đã khiến em trai trở thành người lười biếng như vậy. Chị hai không những không cho mà còn bảo tôi và chị cả trong nhóm tin nhắn rằng chúng tôi không được cho.

Em trai tôi từ nhỏ đã được che chở, bao bọc và chiều chuộng. Nên có đôi lúc em ấy hơi ngốc nghếch và cũng nhút nhát. Vì thế, ngay cả khi em trai không có tiền thì em trai cũng không bao giờ tìm đến tôi để xin.

Ở nhà hơn một năm, bố mẹ sợ em trai tiếp tục như vậy thì sau này sẽ không lấy được vợ. Nên bố mẹ chỉ có thể miễn cưỡng thúc ép em ấy ra ngoài làm việc.

Sau khi đi làm bên ngoài được một năm, bố mẹ tôi đã cố gắng tìm một người vợ cho em trai tôi.

Bố mẹ cho rằng cưới vợ bây giờ không dễ, nếu có thể thì cưới sớm tốt hơn là muộn. Vì vậy em trai và em dâu đã đính hôn sau một tuần hẹn hò giấu mặt. Em dâu đưa ra yêu cầu, nếu chúng tôi chấp nhận thì cô ấy mới kết hôn. Mà yêu cầu của cô ấy chính là mua một căn nhà ở thành phố, để sau này các con được ăn học đàng hoàng.

Việc mua nhà ở thành phố là chuyện cũng không phải là khó khăn với bố mẹ tôi. Để mua được căn nhà ở thành phố thì phải cọc hơn 1 tỷ. Thực sự bố mẹ tôi có tiền, nhưng bố mẹ đã gọi cho tôi và hai chị gái yêu cầu chúng tôi cho thêm tiền. Mỗi người phải đưa thêm 300 triệu.

Đường nhiên, lúc đó tôi đang cùng bạn trai thuê nhà nên đương nhiên tôi không muốn đưa mẹ số tiền nhiều như vậy.

Chị cả chần chừ, cho rằng 300 triệu là quá nhiều, hơn nữa chị ấy cũng ở nhà, một mình anh rể kiếm tiền. Do dự một lúc, chị ấy nói rằng chị ấy chỉ có thể cho 100 triệu và anh rể cũng đồng ý với số tiền này.

Còn chị hai mặc kệ mẹ tôi, chị nói hai đứa con chị còn phải đi học. Chị và anh rể đều đi làm thuê, lấy đâu ra nhiều tiền như vậy?

Thấy tôi và chị hai không cho tiền, và chị cả cũng không cho đủ 300 triệu, mẹ tôi nổi giận lên gọi điện mách chúng tôi.

Tôi liền bảo:

“Mẹ chỉ biết có em trai, vậy mẹ có bao giờ hỏi chúng con cuộc sống ra sao chưa? Mẹ có từng nghĩ muốn chúng con cho nhiều tiền như vậy, thì hai anh rể sẽ nghĩ gì? Các chị đều đã có gia đình nhỏ của mình, và có bao nhiêu là thứ phải lo lắng”.

Nghe tôi nói, mẹ tôi im lặng không nói gì. Không thuyết phục được chúng tôi, cuối cùng bố mẹ phải trả tiền đặt cọc nhà cho em trai. Đương nhiên, họ không hài lòng về ba chúng tôi.

Mua nhà xong, em trai tôi định ra Tết sẽ cưới. Từ Tết Nguyên Đán, mẹ đã gọi mấy chị em chúng tôi đến nói bóng gió. Mẹ bảo dù dì chúng tôi cũng là chị gái, nên khi em trai lấy vợ, thì các chị phải chuẩn bị quà. Mỗi người cho 30 triệu hoặc 50 triệu.

Chị hai nhắn tin với tôi và chị cả rằng mẹ vẫn đang đợi chúng tôi về. Còn bảo sợ rằng nếu chúng tôi đưa tiền mừng cưới cho em trai, sau khi có con thì em trai cũng vẫn tiếp tục như thế mà thôi. Còn nữa, sau này kiểu gì mẹ chẳng nói đến chuyện mua quần áo, sữa các kiểu cho cháu.

Mẹ tôi ám chỉ muốn ba chị em tôi chủ động cho tiền, nhưng chúng tôi không ai trả lời mẹ. Tết Nguyên Đán, mẹ gọi đi gọi lại nhắc chúng tôi về quê.

Chị hai nói nếu chúng tôi về lúc này thì nhất định sẽ bị ép cho tiền, nên không ai được về. Lúc đầu, tôi không muốn về nên cùng chồng về nhà nhà anh ấy ăn Tết. Vì lý do này mẹ tôi mắng tôi thậm tệ, nói sao tôi có thể đến nhà chồng ăn Tết khi chưa cưới xin. Tôi nói, tôi đã có giấy chứng nhận rồi, đó là hợp pháp và chúng tôi cũng không có ý định tổ chức đám cưới.

Bởi tôi biết rất rõ, chỉ cần tôi nói đến chuyện tổ chức đám cưới, bàn chuyện cưới xin, mẹ tôi sẽ bắt nhà chồng tôi phải chuẩn bị sính lễ. Bây giờ kiểu gì mẹ tôi đang thiếu tiền. Còn nữa, tôi không quan tâm đến những lễ nghi đó, miễn là hai chúng tôi sống tốt, hai chúng tôi yêu thương nhau là được. Số tiền để làm lễ cưới, có thể tiết kiệm để mua một căn nhà nhỏ cho chúng tôi.

Thấy ba chị em tôi không trả lời, sau Tết, mẹ gọi chúng tôi nói rằng em trai sắp cưới, và chúng tôi phải về dự đám cưới. Ý của bố mẹ tôi là chúng tôi không được vô tâm, và phải làm sao mà để cho em dâu cảm thấy được nhà chồng coi trọng.

Mẹ tôi nói vào ngày cưới, ba chị em chúng tôi, mỗi người cho em dâu 30 triệu, đó xem như là quà chúng tôi chúc mừng. Việc này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ giữa em dâu và chị chồng được tốt đẹp, và chúng tôi cũng sẽ có thể diện tốt trước mặt em dâu. Nhưng tôi từ chối ngay, tôi nói, tôi chỉ có thể đưa số tiền trong khả năng cho phép của mình là 5 triệu mà thôi.

Chị hai nói rằng chị ấy cũng sẽ cho 5 triệu.

Chị cả lúc đầu không nói gì, chị quan sát và đợi tôi và chị hai đưa ra quyết định trước. Biết chúng tôi đều đưa 5 triệu, chị ấy cũng nói đưa 5 triệu.

Bố mẹ tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, bố mẹ không nghĩ rằng chúng tôi có thể đối xử với em trai như vậy. Em trai cần tiền mua nhà cũng không cho, nay em lấy vợ cũng không muốn cho tiền làm quà cưới?

Không phải là chúng tôi không muốn cho tiền, mà là bố mẹ tôi muốn quá nhiều và chúng tôi không thể đáp ứng được mong đợi của hai người họ.

Hôm qua, mẹ tôi gọi điện cho ba chúng tôi và nói rằng nếu chúng tôi không cho được 30 triệu, thì chúng tôi không cần về tham dự hôn lễ của em trai nữa. Tôi nói: “Vậy cũng được, con cũng không muốn quay về”.

Khi tôi cúp điện thoại, mẹ tôi đã khóc vì tức giận. Chị cả có chút mềm lòng, nói thương mẹ tôi. Tôi và chị hai đều nói rằng thương mẹ, nhưng mẹ có thương chúng tôi đâu. Chúng tôi không thể trả tiền hết cho đám cưới của em trai được. Huống chi, bố mẹ có tiền, có phải là không có tiền đâu.

Nếu lần này chúng tôi cho 30 triệu, tôi sợ rằng sau này mẹ tôi sẽ được nước lần tới, rồi sẽ có lần sau. Chỉ có kiên định ngay từ đầu, dứt khoát ngay từ đầu thì sẽ không bị lợi dụng sau này.

Cuối cùng, ba chị em chúng tôi nhất trí quyết định rằng dù thế nào cũng sẽ là 5 triệu. Nếu mẹ tôi không cho chúng tôi về tham dự hôn lễ thì chúng tôi sẽ không quay lại. Khi nào cưới, chúng tôi sẽ chuyển trực tiếp cho em trai.

Bạn có nghĩ rằng chúng tôi quyết định như vậy là đúng đắn không? Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/em-trai-cuoi-me-yeu-cau-toi-va-chi-gai-moi-nguoi-cho-30-trieu-de-em-dau-thay-nha-chong-coi-trong-d158119.html
BÀI LIÊN QUAN