Tôi tên là Chín, tôi 32 tuổi, tôi đã kết hôn với vợ tôi, cô ấy là Linh. Chúng tôi kết hôn được 5 năm rồi, và vợ chồng tôi có một cô gái 4 tuổi.
Em trai tôi là Lý, nhỏ hơn tôi 3 tuổi, nó kết hôn trước tôi và đã có hai đứa con. Một trai, một gái.
Khi em trai tôi được 5 tuổi, nó bị viêm phổi và phải nằm viện nửa tháng. Cũng may là cứu chữa kịp thời, kể từ đó bố mẹ tôi luôn cảm thấy có lỗi với nó và yêu nó rất nhiều. Trong nhà có đồ ăn ngon gì cũng sẽ để dành cho em trai. Mỗi khi em trai nghịch ngợm gây chuyện, tôi sẽ là người bị mắng, lý do là tôi là anh trai mà không quan tâm, trông em trai cẩn thận.
Ở nhà người khác, em trai sẽ mặc lại đồ cũ của anh trai, nhưng ở gia đình tôi thì ngược lại. Ngay cả khi học cấp ba, tôi vẫn phải mang theo chiếc cặp cũ của em trai đã vứt bỏ đi học.
Em trai tôi là người không thích học từ nhỏ và nó luôn ngủ gật mỗi khi học. Mẹ tôi thì cho dù không hài lòng nhưng bà vẫn nói rằng sức khỏe quan trọng nhất, nếu mệt có thể nghỉ ngơi.
Chính vì vậy, em trai tôi chỉ có thể thi đậu vào cao đẳng. Sau khi tốt nghiệp, em trai tôi nói rằng muốn bắt đầu kinh doanh và bố mẹ tôi đã đưa cho nó một khoản tiền để mở một câu lạc bộ.
Em trai tôi bắt đầu kinh doanh được nửa năm, lãi không thấy đâu mà lại khiến một cô gái ở câu lạc bộ mang thai. Cuối cùng, bố mẹ tôi vội vàng mua một căn nhà và tổ chức đám cưới cho chúng.
Chẳng bao lâu sau khi kết hôn, em dâu tôi sinh được một cậu con trai. Mẹ tôi lo bảo rằng hai vợ chồng em trai còn nhỏ, làm sao biết chăm con nên mẹ tôi đã đi theo để giúp đỡ việc nhà và trông cháu. Mẹ tôi đã không trở về nhà kể từ đó, mãi đến khi cháu trai đi học tiểu học.
Khi tôi và vợ kết hôn, bố mẹ tôi nói rằng cả hai chúng tôi đều có công việc tốt, điều này tốt hơn em trai tôi nhiều.
Khi con gái tôi chào đời, mẹ tôi nói rằng con trai của em trai tôi vẫn còn nhỏ và bà không thể bỏ đi được. Mẹ bảo chúng tôi thuê người giúp việc. May mắn thay, mẹ vợ tôi ở gần và chăm sóc con cho chúng tôi.
Chính vì những điều này mà vợ tôi rất có chính kiến và chưa bao giờ nói chuyện với mẹ tôi.
Tính cách của em trai tôi vô cùng khôn khéo, nó chỉ cần nói vài câu là có thể dụ mẹ tôi ngoan ngoãn đưa tiền.
Năm nay, vợ chồng tôi trực Tết ở bệnh viện, đêm giao thừa bệnh viện vắng lặng, khi tôi mở điện thoại lên thì thấy tin nhắn trong nhóm gia đình đang bàn chuyện hiện lên.
Tôi thấy mẹ tôi đã đăng món quà từ em trai tôi mua tặng, đó là một hộp sâm, nói rằng nó có giá 5 triệu. Em trai tôi còn nhắn tin trong nhóm nói rằng nó sẽ kiếm thật nhiều tiền để đưa mẹ đi du lịch Thái Lan. Chắc chắn đó sẽ là chuyến đi vui vẻ với nhau.
Mẹ tôi liền thay đổi chủ đề, chuyển sang nói rằng tôi phải gửi cho bà một bao lì xì 10 triệu.
Vợ tôi cũng có mặt trong nhóm tin nhắn gia đình, cô ấy cũng biết tin nhắn này của mẹ. Lúc đó, cô ấy rất tức giận nói rằng mẹ tôi không quan tâm đến việc chúng tôi đã phải cố gắng làm việc, kiếm tiền vất vả như thế nào. Cũng không hỏi chúng tôi khi nào về nhà ăn Tết, bà ấy chỉ biết đến tiền.
Mẹ tôi giận quá mới trách vợ tôi bất hiếu, năm trước không biếu quà Tết, cũng không lo chuyện nhà chồng cho chu đáo.
Sau đó tôi có thấy mấy cô chú trong gia đình bàn ra tán vào với nhau, nên tôi vội vàng chuyển cho mẹ tôi 10 triệu để dập lửa. Nói rằng chúng tôi sẽ thu xếp ổn thỏa công việc để về..
Hôm sau, chúng tôi đưa con về nhà với những món quà mua cho bố mẹ. Bố tôi có nói rằng em Luân (là con trai chú tôi) đã biếu ông một gói thuốc lá và một ít hải sản, và em trai tôi đã đi lại quà rồi.
Em trai tôi liên tục gật đầu trong khi ăn trái cây nó bảo:
“Đúng vậy, em đã đến nhà chú để đi lễ lại rồi, em Luân tôn trọng bố mẹ mình thì chúng ta cũng phải tôn trọng bố mẹ em ấy chứ. Chúng ta không thể ích kỷ đúng không mẹ?”
Mẹ tôi cười rồi bóc cam đút cho em trai tôi.
Trên thực tế, tôi đã chuẩn bị một món quà cho chú tôi. Khi tôi đi học, chú ấy đã cho tôi tiền và tôi luôn nhớ điều đó.
Tôi mang theo rượu và một túi quà, rủ vợ đến nhà chú cách đó không xa, chú rất nhiệt tình. Chú ấy còn pha trà và đem hạt dưa ra mời chúng tôi. Em Luân không có ở đó, chú nói em ấy đi gặp bố vợ rồi.
Dì cả đi tới, do dự không nói, cuối cùng dì bảo:
“Em trai cháu đúng là quá đáng mà, năm trước mượn của thằng Luân 100 triệu, hứa ba tháng sau sẽ trả lại, nhưng qua một năm rồi vẫn không thấy nói gì. Doanh thu nhà máy của thằng Luân cũng không được tốt, vốn eo hẹp, rất khó khăn. Dì giục em cháu trả tiền nhưng nó chỉ đưa một gói thuốc lá và một cân trà rồi bảo không có tiền. Đều là người nhà, đừng để đến lúc nhà dì phải đi đòi tiền”.
Vợ tôi liếc nhìn tôi đầy ẩn ý, tôi biết rằng chính em trai tôi sợ Luân đòi nợ nên dùng quà để bịt miệng nhà dì. Nhưng lại đi khoe khoang trước mặt bố mẹ rằng đã thay bố mẹ trả nợ cho Luân.
Sau đó, chúng tôi lịch sự từ chối khi dì bảo ở lại ăn tối. Chúng tôi xin phép về nhà. Tôi vừa vào đến cửa, mẹ đã gọi vợ tôi đi nấu canh. Vợ tôi đi vào bếp và một lúc sau đi ra, ném cho tôi một cái hộp.
Tôi không hiểu, đây chẳng phải là hộp thuốc bổ mà em trai tôi khoe khoang rằng mua tặng mẹ sao? Vợ tôi bảo rằng : ”Anh hãy mở ra xem đi”.
Tôi mở hộp, cầm lên và ngay lập tức nhận ra đó là hàng giả.
Em trai tôi cúi người bảo:
“Anh đang nhìn gì vậy? Em đã mua nó cho mẹ, đó là một loại thuốc bổ tuyệt vời”.
“Em mua ở đâu vậy? Em bị lừa rồi, đó là hàng giả”.
“Làm sao có thể thế được, không biết thì đừng nói linh tinh”. Vừa nghe tôi nói đồ giả, mẹ tôi liền chạy tới mắng.
Vợ tôi bảo rằng:
“Mẹ, mẹ có thể thiên vị chú ấy, nhưng mẹ cũng phải tin vào chồng con chứ, dù sao anh ấy cũng là dược sĩ trong bệnh viện. Hơn nữa, chúng con không nói rằng chú ấy mua hàng giả để lừa mẹ, có lẽ chú ấy cũng bị người khác lừa”.
Em trai tôi nghe nói vậy mặt tái mét, không dám nói lời nào. Mẹ tôi thì bảo tôi sai, có khi nào tôi ghen tị việc bố mẹ không thích mình hơn em trai nên mới nói vậy.
Bố tôi lên tiếng nói rằng: “Bữa tối sum họp vui vẻ, ồn ào cái gì?”
Tôi tức giận nói rằng:
“Bố mẹ từ đầu đến cuối vẫn chỉ ưu ái một mình nó. Bố mẹ có biết như vậy đã làm tổn thương con thế nào không? Nó đã quá quen với việc nói dối, nó không trả nợ cho Luân, mà chỉ gửi bao thuốc lá và một cân trà. Hơn nữa còn nói dối mẹ rằng thuốc bổ chất lượng sao, cũng chỉ là hàng giả thôi. Nếu cứ tiếp tục như vậy, e là tự tìm đường chết”.
Mẹ tôi nhảy dựng lên tát tôi nói:
“Mày kệ nó, nó mua cho tao là tao thấy vui rồi, hàng giả thì đã làm sao. Mày không giúp em mà còn nói như vậy, mày có còn là anh nó nữa không?”.
Tôi kéo vợ đứng dậy và quay người ra khỏi nhà, cái tát của mẹ khiến tôi tỉnh giấc.
Em trai tôi đi con đường nào, tương lai ra sao là việc của riêng nó. Nó là một người trưởng thành và nên chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Còn trong lòng bố mẹ vốn lâu nay đã luôn như thế, không thể thay đổi được. Vậy thì tôi chỉ nên thực hiện tốt bổn phận của mình mà thôi, còn điều gì không phải phận sự của mình thì nên tránh xa, không nên quan tâm đến.
Các bạn thử nói xem, tôi làm thế có đúng không?