Quyền đầu tiên với tư cách là bố mẹ có lẽ chính là đặt tên cho con. Đối với nhiều bậc phụ huynh, họ hy vọng rằng có thể đặt tên cho con mình, điều này có ý nghĩa đặc biệt với họ và cả đứa trẻ.
Tên của đứa trẻ được bố mẹ đặt, giống như một thông điệp mà bố mẹ muốn nhắn nhủ. Họ gửi gắn những kỳ vọng và lời chúc phúc của mình dành cho con cái. Và cái tên này sẽ đồng hành cùng con suốt cuộc đời. Vì vậy, các ông bố bà mẹ vắt óc suy nghĩ để đặt cho con mình một cái tên vừa hay lại vừa ý nghĩa.
Nếu không phải bố mẹ tự nguyện nhường quyền đặt tên cho con, thì tốt hơn hết những người khác đừng tùy tiện can thiệp và tự mình quyết định dành quyền đặt tên cho con của họ. Như vậy là không công bằng với bố mẹ. Chắc chắn điều này sẽ khiến cho bố mẹ không hài lòng và gây ra những bất hạnh không cần thiết.
Người mẹ vất vả mang thai 9 tháng mười ngày, sinh ra đứa trẻ, nhưng cuối cùng lại không thể đặt tên cho con mình, điều này sẽ khiến cho người mẹ đau lòng biết bao. Xã hội phát triển, suy nghĩ tiến bộ, chính vì thế nam nữ bình đẳng, người vợ có quyền quyết định nhiều việc, không ai có thể tùy tiện tước đoạt quyền của người mẹ.
Giống như câu chuyện của cô Ly dưới đây:
Cô Ly chỉ có trình độ học vấn cấp 2, cô mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, cô được bố và anh trai nuôi nấng từ bé. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, cô ấy bắt đầu đi ra ngoài kiếm tiền, vì không được học hành nên trong lòng cô luôn mặc cảm.
Trong khi làm việc bán thời gian, cô gặp bạn trai của mình, người đã tốt nghiệp một trường dạy nghề. Lại nói giữa cô và anh là hai thế giới, trình độ học vấn của cô không bằng anh, nhưng trong mắt bạn trai, cô luôn là người có học thức. Cô ấy rất thích bạn trai của mình và bạn trai cũng thích cô ấy. Cứ thế hai người yêu nhau lúc nào không biết, sau đó họ kết hôn.
Sau khi kết hôn, mối quan hệ của hai vợ chồng rất tốt đẹp. Vì chồng cô là con một trong gia đình, nhà chồng không muốn xa con trai nên cô đã dọn về sống cùng với bố mẹ chồng. Kết hôn được nửa năm, cô có thai, cả nhà vô cùng vui mừng, nhà chồng đều chăm sóc cô rất chu đáo.
Về việc đặt tên cho con, cô Ly đã nhiều lần bàn bạc với chồng. Cô nghĩ rằng chồng là người có học thức cao nên sẽ có thể đặt tên hay cho con. Nhưng chồng nói con là do cô sinh ra, quyền đặt tên nên đặc biệt để cho cô đặt. Bất kể cô chọn cái tên gì cho con, anh ấy đều thích.
Cuối cùng, hai vợ chồng thống nhất rằng cô Ly sẽ đặt 3 cái tên, chồng cô sẽ chọn một trong số đó. Theo cách này, cả hai vợ chồng đều sẽ tham gia đặt tên cho con. Vốn dĩ chuyện đặt tên cho con đã được bàn và thống nhất ổn thỏa, nhưng bố mẹ chồng nhất quyết không đồng ý.
Bố chồng muốn tự đặt tên cho con của họ, mẹ chồng cũng cho nên là thế. Bố mẹ chồng cô Ly luôn giành quyền đặt tên, mà không màng đến vợ chồng cô. Sau khi bố chồng chọn tên xong, mẹ chồng đến gặp thầy bói và hỏi xem tên đó được không?
Một số người thân khuyên bố mẹ chồng không nên tranh giành quyền đặt tên cho cháu mà lẽ ra đó là quyền của bố mẹ nó. Nhưng bố mẹ chồng bảo con trai chắc chắn sẽ nghe lời, nên họ đặt tên thế nào cũng được. Còn con dâu, họ chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ để con dâu đặt tên cho cháu của họ.
Cô Ly cảm thấy rất khó chịu, cảm giác như mình là người đi đẻ thuê, đứa trẻ dường như là con của bố mẹ chồng vậy. Cô ấy có nói riêng với chồng, và chồng cô cũng không đồng ý với việc đặt tên của bố mẹ. Nhưng bố mẹ không nghe, họ còn mắng cô Ly, nói rằng cô ấy kích động, chia rẽ mối quan hệ giữa họ và con trai.
Sau đó, cô Ly đã sinh một cậu bé mập mạp, và việc sinh nở diễn ra bình thường. Đến lúc làm giấy tờ, nữ y tá hỏi tên đứa trẻ là gì? Cô Ly đã nói tên mà vợ chồng cô đã đặt cho đứa trẻ. Lúc đó mẹ chồng bế con đi tắm, bố chồng thì đi vắng, chồng đi làm.
Khi bố mẹ chồng biết tên trong giấy khai sinh của cháu không phải do mình đặt, hai người đã rất bực bội, bố chồng còn nổi nóng lên phường nói con dâu không coi bố mẹ chồng ra gì. Mẹ chồng cũng không ngừng mắng mỏ cô, như thể cô đã phạm một sai lầm lớn nào đó.
Người chồng khi nhìn thấy bố mẹ mình như vậy, anh ta sợ làm con nhỏ sợ hãi, cũng sợ cô Ly tủi thân nên đã cãi nhau với bố mẹ. Kết quả là bố mẹ tức giận bỏ đi, không chăm sóc cô Ly và cháu nữa. Còn người chồng phải xin nghỉ phép ở nhà chăm vợ và con.
Sau khi cô Ly xuất viện, bố chồng đã yêu cầu họ thay đổi tên cho con trong giấy khai sinh trước khi làm hộ khẩu. Nếu đồng ý việc này, mẹ chồng sẽ giúp chăm sóc hai mẹ con.
Nhưng bố mẹ chồng càng như vậy, vợ chồng cô Ly càng không muốn đổi tên. Thậm chí người chồng còn đi đăng ký hộ khẩu thường trú. Sau khi bố mẹ chồng biết chuyện, họ lại cãi nhau với con trai và con dâu. Cô Ly thực sự không thể hiểu nổi, vì sao bố mẹ chồng nhất quyết phải bắt họ đặt tên con theo ý của ông bà?
Sau thời gian ở cữ, cô Ly cùng các con dọn ra ngoài thuê trọ, chồng cô thấy cô dọn ra ở riêng thì đương nhiên cũng đi theo. Con dâu không dùng tên cho bố mẹ chồng đặt nên bố mẹ chồng muốn nổi nóng, chèn ép con dâu, không ngờ giờ con trai và cháu nội đã ở cách xa họ luôn. Họ rất miễn cưỡng, nhưng cô Ly nhất quyết không nhường bước.
Thực ra, tại sao bố mẹ chồng nhất quyết đòi đặt tên cho cháu nội? Tên thật ra chỉ là cái để người ta gọi, nó cũng không quan trọng lắm. Con dâu mang thai 9 tháng mười ngày, vất vả sinh con, đặt tên cho con thì cũng chẳng có gì là quá đáng cả. Và đây cũng là quyền của con dâu, con trai không phản đối hà cớ gì bố mẹ chồng phải can thiệp?
May mắn thay người chồng luôn đứng về phía cô Ly, nếu người chồng đứng về phía bố mẹ chồng, có thể cô và người chồng phải ly hôn. Vì vậy, bố mẹ chồng nên hiểu mình là ông bà nội, người giám hộ cháu là con trai và con dâu chứ không phải ông bà, ông bà không thể làm thay con được.
Để một gia đình hòa thuận và hạnh phúc, mỗi thành viên trong gia đình phải làm việc chăm chỉ. Sau khi lập gia đình, tốt nhất bố mẹ không nên can thiệp vào công việc của gia đình nhỏ của con mình, nếu xen vào sẽ sinh ra mâu thuẫn gia đình.