Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu báo trước đột quỵ
Cơn thiếu máu não thoáng qua (hay còn gọi tắt là TIA) theo quan niệm gần đây không còn đơn thuần chỉ là một hiện tượng thoáng qua hay người bệnh có thể không cần quan tâm đến. Thiếu máu não thoáng qua cảnh báo cho người bệnh biết đây có thể là những triệu chứng báo trước đột quỵ hoặc có thể xem nó như một cơn đột quỵ nhẹ.
Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua tương tự như dấu hiệu ban đầu của đột quỵ dạng nhồi máu não. Điểm khác biệt duy nhất chính là thời gian tồn tại những triệu chứng đó. Các triệu chứng của cơn TIA chỉ diễn ra thoáng qua, không để lại di chứng, hầu như sẽ biến mất trong khoảng 10 đến 20 phút và tối đa không kéo dài quá 1 giờ.
Những dấu hiệu ban đầu của đột quỵ nhồi máu não bao gồm:
Tê, yếu hoặc liệt tay chân 1 bên cơ thể, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác nặng;
Liệt 1 bên mặt, méo miệng;
Xuất hiện những thay đổi về tri giác như lừ đừ, lơ mơ hay thậm chí hôn mê;
Thay đổi dáng đi, mất đồng bộ và khả năng phối hợp vận động;
Rối loạn giọng nói, nói đớ lưỡi, nói khó hoặc nặng hơn là không thể nói chuyện được;
Chóng mặt, choáng váng, xây xẩm hoặc có thể ngất xỉu;
Một số trường hợp có thể bị đau đầu nhẹ;
Rối loạn trí nhớ, quên thoáng qua;
C o g i â t.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng xuất hiện những triệu chứng điển hình của đột quỵ. Rất nhiều người bệnh vào bệnh viện và trao đổi với bác sĩ về việc bản thân đang nói chuyện bình thường nhưng đột ngột đớ lưỡi hoặc gọi sai tên những người thân quen xung quanh. Mặc dù tê yếu tay chân là dấu hiệu rất điển hình của nhồi máu não nhưng đôi khi bệnh nhân không nhận ra, họ chỉ cảm thấy những dấu hiệu tương đương như đang ăn cơm bỗng dưng rớt đũa hay rớt chén hoặc chữ viết bình thường lại trở nên nguệch ngoạc, viết chữ rất xấu và không thể kiểm soát được vận động của tay. Đây có thể là dấu hiệu báo trước đột quỵ hay là biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua.
Ngoài ra, một số người thường xuyên chóng mặt, xây xẩm và xem chúng là bình thường. Một số bệnh nhân thông báo đột ngột tối sầm mắt, diễn tả giống như đang trong một căn phòng mà đột ngột bị cúp điện và nhanh chóng bình thường trở lại. Hiện tượng này cũng được xem là những triệu chứng báo trước đột quỵ và người mắc cần đặc biệt chú ý. Đặc biệt, những người tiền sử mắc tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc rối loạn mỡ máu và xuất hiện đồng thời nhiều dấu hiệu kể trên thì cần đặc biệt lưu ý vì nguy cơ đột quỵ rất cao.
Các dấu hiệu sớm của đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể xuất hiện 1 tuần trước khi cấp cứu y tế
Đối với đột quỵ, cấp cứu càng sớm thì khả năng cứu sống người bệnh càng cao. Do đó, nhận biết các triệu chứng ban đầu là rất quan trọng, theo tờ Express (Anh).
Theo nghiên cứu, mặc dù không thể đoán trước được cơn đột quỵ, nhưng các dấu hiệu sớm của đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể xuất hiện 1 tuần trước khi cấp cứu y tế.
Nghiên cứu giải thích rằng 80% các cơn đột quỵ là do thiếu máu cục bộ và thường được báo trước bởi cơn đột quỵ cảnh báo hoặc đột quỵ nhỏ.
Đột quỵ nhỏ là thuật ngữ phổ biến được sử dụng để mô tả cơn thiếu máu não thoáng qua. Giáo sư Louise Connell, nhà vật lý trị liệu làm việc tại Đại học Central Lancashire (Anh), cho biết: Đột quỵ nhỏ và đột quỵ thực sự đều do sự gián đoạn cung cấp máu cho não do cục máu đông gây ra. Và sự khác biệt duy nhất giữa đột quỵ thực sự và đột quỵ nhỏ là cơn đột quỵ nhỏ chỉ tạm thời và nguồn cung cấp máu sẽ nhanh chóng được nối lại, theo Express.
Nghiên cứu bao gồm 2.416 người nhận thấy 549 bệnh nhân bị đột quỵ nhỏ trước khi trường hợp khẩn cấp thực sự xảy ra. Kết quả đã phát hiện khoảng 43% những người bị đột quỵ nhỏ đã trải qua các dấu hiệu sớm trong vòng 1 tuần trước khi dẫn đến đột quỵ. Theo kết quả nghiên cứu, các dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý bao gồm:
Đột ngột tê hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể.
Nhầm lẫn hoặc khó hiểu.
Đột ngột khó nói.
Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng, mất sự phối hợp hoặc đi lại khó khăn.
Đau đầu dữ dội không có nguyên nhân.
Một trong những cách để kiểm tra một người có đang bị đột quỵ không là yêu cầu người đó giơ 2 tay lên
Giáo sư Connell cho biết nếu gặp một trong các dấu hiệu kể trên, dù nhẹ, vẫn phải đi bác sĩ khám. Can thiệp kịp thời có thể giúp ngăn chặn cơn đột quỵ nhẹ trở thành đột quỵ toàn diện.
Giáo sư Connell cho biết thêm, điều trị y tế có thể bao gồm loại bỏ cục máu đông trước khi chúng gây ra đột quỵ và điều trị những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ như huyết áp cao, rung tâm nhĩ…
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp không mắc những triệu chứng điển hình hoặc những biểu hiện không rõ ràng. Nhiều bệnh nhân bị tê yếu chân tay nhưng không nhận ra. Họ chỉ nhận ra khi gặp phải một số tình huống như: Đánh rơi đũa khi đang ăn cơm, viết nguệch ngoạc, không thể kiểm soát được khả năng vận động của tay.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp, khi đang trong cuộc trao đổi với bác sĩ về vấn đề sức khỏe của bản thân thì đột ngột bị đớ lưỡi, không nhớ tên của những người thân,…
Một số trường hợp bệnh nhân diễn ra lại cơn chóng mặt giống như bạn đang ở trong căn phòng và đột ngột bị cúp điện. Tuy nhiên, ngay sau đó, cơ thể lại trở về trạng thái bình thường. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người chủ quan, bỏ qua những dấu hiệu cảnh bảo đột quỵ.
Các bác sĩ khuyên rằng, nếu bạn có tiền sử về các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường và kèm theo những dấu hiệu trên thì càng cần phải thận trọng với những cơn đột quỵ.
Khi bạn cho rằng người nào đó đang có dấu hiệu đột quỵ, bạn nên tiến hành kiểm tra 3 đặc điểm sau để chắc chắn tình trạng bệnh của người đó và có biện pháp xử lý kịp thời:
+ Gương mặt: Kiểm tra xem người đang nghi ngờ bị đột quỵ có thể cười hoặc nói hay không, nếu thấy 1 bên mặt của người đó xệ xuống so với bên còn lại thì bạn cần gọi cấp cứu ngay.
+ Khả năng nói: Yêu cầu người bệnh nói đi nói lại 1 cụm từ đơn giản nào đó, kiểm tra xem họ có nói lắp, không lưu loát, nói ngọng, nếu có cũng gọi cấp cứu liền.
+ Cánh tay: Yêu cầu người bệnh nhấc cánh tay lên cao, bệnh nhân không giữ được tay thẳng lâu, cứ rơi xuống như không có sức, không giữ được tay lâu là biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng gọi cấp cứu ngay.
Khi bệnh nhân có 3 dấu hiệu bất thường trên thì nghi ngờ đột quỵ. Đặc biệt nếu có cả 3 dấu hiệu trên thì nguy cơ bệnh nhân bị đột quỵ là rất cao và gần như 100%. Hãy gọi cho 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên sâu càng nhanh càng tốt để điều trị kịp thời.
2. Xử trí đột quỵ như thế nào?
Các trường hợp đột quỵ khi vào bệnh viện sẽ được các bác sĩ chẩn đoán thông qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và quan trọng nhất là kết quả chẩn đoán hình ảnh. Trong đó, kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MRI) sọ não sẽ cho chẩn đoán chính xác có đột quỵ não hay không và đột quỵ ở dạng nhồi máu hay xuất huyết. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng khác để đánh mức độ, tìm các bệnh lý đồng mắc và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ dạng nhồi máu não, nghĩa là các mạch máu não bị tắc nghẽn, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc làm tan cục máu đông hoặc can thiệp lấy huyết khối. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được cân nhắc khi thời gian từ khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của đột quỵ đến khi được đưa đến bệnh viện diễn ra trong vòng 4.5 giờ. Thời gian này được gọi là thời gian vàng trong điều trị, khi đó não bộ được tái tưới máu trở lại, các tế bào não vẫn chưa hoại tử hoàn toàn và các triệu chứng bệnh có thể phục hồi. Nếu quá thời gian này thì khả năng đột quỵ hồi phục gần như không còn. Do đó, trong bệnh lý đột quỵ nhồi máu não, thời gian chính là yếu tố quyết định lớn nhất đến mức độ hồi phục. Nếu chúng ta nhanh hơn chỉ 1 phút thì 2 triệu tế bào thần kinh của người bệnh sẽ được bảo vệ.
Đột quỵ nhồi máu não không thể phòng ngừa hay kiểm soát hoàn toàn, bởi bệnh lý này còn liên quan nhiều yếu tố khác như lối sống (sử dụng rượu bia, hút thuốc lá), tiền sử bệnh (rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…), tuổi tắc (những người trên 50 tuổi có mạch máu não bước vào giai đoạn lão hóa). Đồng thời, bệnh lý này thường để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí tử vong và nếu may mắn sống sót thì chi phí điều trị cũng rất cao. Do đó, nếu nhận biết được những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày và tìm các biện pháp hỗ trợ thì chúng ta hoàn toàn có thể ứng phó với căn bệnh này.
Cách sơ cứu khi bị đột quỵ
Dưới đây là hướng dẫn của PGS-TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng cấp cứu 1 – khoa Cấp cứu BV Bạch Mai, Hà Nội, hướng dẫn cách sơ cứu các bệnh nhân bị tai biến đột quỵ.
Giữ nguyên vị trí bệnh nhân, không được di chuyển vì sẽ gây đứt mạch máu não, đặt bệnh nhân nằm xuống trên giường hoặc nền cứng, tư thế bệnh nhân nên đặt ở tư thế đầu cao 30 – 45 độ (dùng gối lót dưới lưng bệnh nhân).
– Giữ nguyên vị trí bệnh nhân, không được di chuyển vì sẽ gây đứt mạch máu não, đặt bệnh nhân nằm xuống trên giường hoặc nền cứng, tư thế bệnh nhân nên đặt ở tư thế đầu cao 30 – 45 độ (dùng gối lót dưới lưng bệnh nhân).
Mở rộng quần áo để quan sát bệnh nhân thở như thế nào. Quan sát miệng bệnh nhân để lấy hết các dị vật, nếu bệnh nhân có răng giả thì lấy răng giả ra ngoài, nếu có đờm dãi thì chúng ta dùng khăn sạch quấn quanh ngón tay để dễ lấy đờm ngăn ngừa bệnh nhân bị sặc do bệnh nhân đột quỵ thường có nguy cơ rối loạn nuốt.
– Mở rộng quần áo để quan sát bệnh nhân thở như thế nào. Quan sát miệng bệnh nhân để lấy hết các dị vật, nếu bệnh nhân có răng giả thì lấy răng giả ra ngoài, nếu có đờm dãi thì chúng ta dùng khăn sạch quấn quanh ngón tay để dễ lấy đờm ngăn ngừa bệnh nhân bị sặc do bệnh nhân đột quỵ thường có nguy cơ rối loạn nuốt.
– Nếu bệnh nhân có nôn thì tốt nhất nên nghiêng người hoặc đầu bệnh nhân qua 1 bên để chất nôn dễ chảy ra ngoài, không chảy ngược vào phổi.
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ bị co giật hoặc bị co giật thì bạn quấn khăn vải sạch quanh đôi đũa và đặt nó nằm ngang trong miệng bệnh nhân để khi bệnh nhân có lên co giật thì tránh cho răng cắn vào lưỡi.
– Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ bị co giật hoặc bị co giật thì bạn quấn khăn vải sạch quanh đôi đũa và đặt nó nằm ngang trong miệng bệnh nhân để khi bệnh nhân có lên co giật thì tránh cho răng cắn vào lưỡi.
– Tuyệt đối không cạo gió, xoa bóp, không cho ăn, uống bất cứ thực phẩm, thuốc nào vì tất cả bệnh nhân đột quỵ đều có nguy cơ bị rối loạn nuốt, nguy cơ cao bị sặc. Nếu cho ăn, uống bệnh nhân, chất lỏng, thực phẩm có thể vào phổi gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
– Sau khi sơ cứu, bạn gọi cấp cứu 115 đến cơ sở điều trị đột quỵ chuyên sâu càng nhanh càng tốt.
– Nếu bệnh nhân đến sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt trong 3 giờ vàng đầu tiên thì bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.
– Chú ý là bạn không tự ý chở bệnh nhân bị đột quỵ đến bệnh viện nếu xe cấp cứu đã sẵn sàng đến ngay, bởi những nhân viên y tế đều được trang bị kỹ năng sơ cứu chuyên nghiệp, họ có thể điều trị ngay trên xe cấp cứu, giảm khả năng tử vong, trở nặng bệnh tối đa cho bệnh nhân.
Bảo vệ sức khỏe gia đình, bạn bè, người thân tốt hơn khi trang bị cho mình kiến thức về đột quỵ và cách sơ cứu kịp thời, hiệu quả.
3. Một số biện pháp dự phòng bệnh đột quỵ
Bên cạnh cảnh giác với những triệu chứng báo trước đột quỵ, chúng ta cần áp dụng cần biện pháp sau đây để phòng ngừa tối đa khả năng đột quỵ xảy ra:
Kiểm soát ổn định huyết áp, đặc biệt ở những người mắc bệnh tăng huyết áp lâu năm. Huyết áp cao vừa là nguyên nhân gây vỡ mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não vừa là yếu tố thúc đẩy dẫn đến nhồi máu não;
Kiểm soát đường huyết ổn định: Bệnh đái tháo đường góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch, trong đó có động mạch não và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, gây nhồi máu não.
Do đó, nếu đường huyết được kiểm soát ở mức ổn định thì khả năng xảy ra đột quỵ cũng sẽ thấp;
Kiểm soát mỡ máu, cholesterol máu;
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não và nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, những người có thói quen không tốt này nên tìm cách từ bỏ để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ đột quỵ;
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều rau xanh, hạn chế muối, thức ăn ngọt và nhiều dầu mỡ;
Xây dựng chế độ tập luyện, thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất;
Kiểm soát cân nặng, ổn định trọng lượng cơ thể, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì;
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường và có biện pháp điều trị sớm.
Cơn thiếu máu não thoáng qua là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ nhồi máu não. Do đó, hãy thận trọng nếu bạn đã từng có các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua để tránh các biến chứng nguy hiểm đột quỵ xảy ra.
– Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao rất nguy hiểm vì có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát ổn định huyết áp là rất quan trọng, nhất là đối với những người có bệnh tăng huyết áp.
– Kiểm soát đường huyết: Tiểu đường là bệnh có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn và làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Vì thế, bệnh nhân cần kiểm soát tốt lượng đường huyết để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
– Kiểm soát mỡ máu và lượng cholesterol máu.
– Không hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây ra những bệnh về phổi mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, trong đó thói quen hút thuốc lá cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Vì thế, hãy từ bỏ thói quen này để bảo vệ sức khỏe của bạn.
– Duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học, nên ăn nhiều rau, củ, quả và hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối hoặc đồ ngọt.
– Thường xuyên vận động thể chất để nâng cao sức khỏe.
– Kiểm soát cân nặng để phòng ngừa nguy cơ bệnh tật.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một biện pháp hiệu quả để phát hiện nhiều bệnh lý, bao gồm cả tình trạng đột quỵ để có phương pháp khắc phục kịp thời.