Chồng qua đời sau khi vợ cạo gió, nguyên nhân bất ngờ khiến ai cũng giật mình

Đây là một câu chuyện với cái kết đau lòng, nhưng có lẽ sẽ là bài học quý giá cho nhiều người, đặc biệt là những ai đang chủ quan trong việc cạo gió. Cần hiểu rằng, đây không chỉ là một phương pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản, mà nếu thực hiện sai cách, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí mất đi mạng sống, như trường hợp dưới đây.

Câu chuyện buồn về người phụ nữ TQ và bài học về cạo gió

Tại một vùng quê nhỏ yên bình ở TQ, có một cô giáo 35 tuổi nổi tiếng là đảm đang, hiền hậu. Cô sống cùng chồng, một người đàn ông lớn hơn cô 20 tuổi. Tuy gia đình không giàu có, nhưng họ luôn dựa vào nhau, cùng vun đắp một cuộc sống ấm áp, hạnh phúc. Cuộc sống của họ là hình ảnh tiêu biểu cho tình yêu thương và sự sẻ chia trong khó khăn.

Thế nhưng, một biến cố bất ngờ đã xảy ra. Một ngày nọ, người chồng bỗng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Ông nhờ vợ cạo gió để cảm thấy dễ chịu hơn. Với tất cả tình thương và sự lo lắng, người vợ làm theo mà không ngờ rằng đây lại là khởi đầu của một bi kịch. Sau khi cạo được vài đường, người chồng đột ngột ngất xỉu rồi rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Quá hoảng loạn, cô vội vàng kêu gọi sự giúp đỡ từ hàng xóm và nhanh chóng đưa chồng vào bệnh viện. Tuy nhiên, ông đã không qua khỏi do bị tăng huyết áp dẫn đến xuất huyết não.

Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận rằng người chồng đã mắc cảm phong nhiệt – một tình trạng mà cơ thể đang rất nóng. Việc cạo gió trong trường hợp này làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, khiến huyết áp tăng đột ngột, dẫn đến tai biến nghiêm trọng. Đây là lời cảnh tỉnh đau xót, nhắc nhở chúng ta cần hiểu rõ khi nào nên và không nên cạo gió, bởi phương pháp tưởng chừng vô hại này có thể mang đến hậu quả khôn lường.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Khoa y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tư vấn:

Cạo gió hay đánh gió trên lâm sàng thường được dùng cho các bệnh cảm mạo, đau đầu, đau cơ. Cạo gió là phương pháp dân gian rất được ưa chuộng, nếu cạo gió đúng, cạo xong thấy người khỏe ngay.

Cạo gió đạt là cạo đến khi đỏ ửng nhẹ hoặc vết bầm li ti trên da. Bạn không nên cạo mạnh và cạo nhiều vì làm tổn thương các mạch máu không có lợi cho cơ thể, tổn thương càng nhiều càng mất thời gian và năng lượng để hồi phục.

Khi cạo gió có thể dùng dụng cụ chuyên dụng bằng gỗ, sừng đá hoặc nắp chai dầu, đồng xu… Bạn có thể kết hợp thêm tinh dầu như dầu gió giảm ma sát trên da dễ dàng, hạn chế tổn thương. Dầu gió có nhiều tinh dầu tác dụng sát khuẩn, khu phong tán hàn, mùi thơm dễ chịu. Hoặc bạn có thể dùng gừng, ngải cứu rang với muối hột bọc khăn vải.

Dùng bạc cạo gió bạn sẽ thấy đen lên vì chất thải ở tuyến mồ hôi trên da người có các axit amin chứa lưu huỳnh, các chất béo,… đặc biệt là những người bị cảm tuyến mồ hôi hoạt động mạnh tiết ra nhiều chất thải hơn. Bạc sẽ kết hợp với lưu huỳnh (S) ở các axit amin thải ra trên da tạo thành Ag2S có màu đen hoặc vàng đỏ, xanh xám là do các chất béo, chất nhờn trên da phản ứng với bạc. 

Trong dân gian, người ta hay dùng đồng bạc vì giúp thu nạp các chất không có lợi vào chất bạc. Màu của đồng bạc càng đen thì tức là lưu huỳnh càng nhiều, cơ thể mệt mỏi nhiều hơn.

Khi cạo gió, bạn nên cạo ở hai bên cổ, vai, thắt lưng tỏa hai mạn sườn. Ho thì cạo học xương mỏ ác. Nhức tay, chân cạo dọc mặt ngoài cẳng tay, chân. Không cạo gió mắt, mũi, lười, môi rốn. 

Bạn không nên sử dụng vật sắc nhọn, sử dụng vật có đầu tù để khi ma sát không tạo vết trầy xước trên da.

Khi cạo gió cần lưu ý:

Trước khi cạo gió cần quan sát người bệnh đó có say rượu hay không, hỏi xem có quá no quá đói hay không. Người được cạo gió cần chuẩn bị cơ thể sạch sẽ tạo điều kiện cho ma sát làm nóng da và việc tiết mồ hôi, quần áo rộng thoải mái. Chuẩn bị dụng cụ, ga giường sạch sẽ. Vị trí cạo gió kín gió, ấm áp, thoáng khí, đi vệ sinh trước khi cạo gió. Quan sát trước vùng da sẽ cạo gió.

Trong khi cạo: quan sát nét mặt, đắp khăn che phủ giữ ấm vùng không cạo gió. Sau khi cạo gió: nên uống một ly trà gừng giúp làm ấm người, lưu thông khí huyết, giữ ấm cơ thể, nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

Chống chỉ định: Phụ nữ có thai không cạo vùng thắt lưng, vùng bụng, ngực. Không cạo gió trên vùng da không lành lặn (trầy xước, lở loét, mụn nhọt, bệnh ngoài da…), chấn thương gãy xương.

Người bệnh xuất hiện suy tim, suy thận, xơ gan báng bụng, phù toàn than, bệnh lý về đông máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, hôn mê gan, say rượu không cạo gió. 

Cần thận trọng với người có nguy cơ cao bị đột quỵ (bềnh nền mãn tính: cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, người cao tuổi), khi thấy mệt mỏi, ngất xỉu, khó nói, yếu nửa người… cần đưa đi bệnh viện ngay, không nên mất thời gian cạo gió, có thể là dấu hiệu đột qụy.

Những trường hợp nào không nên cạo gió

Không cạo gió cho trẻ em: Khi trẻ bị cảm chỉ nên xoa dầu cho trẻ. Nếu cạo gió cho trẻ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hỏng da, khí huyết không thông.

Không cạo gió khi cảm nhiệt: Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), người bị sống phong nhiệt dễ bị biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ. Cơ thể của người cảm phong nhiệt có nhiệt độ rất cao, nếu cạo gió trong trường hợp này sẽ khiến cho huyết áp tăng cao dẫn đến nguy cơ bị xuất huyết não. Dấu hiêu nhận biết người bị cảm phong nhiệt là: đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng…

Người bị bệnh tim, cao huyết áp không nên cạo gió: Người đang mắc bệnh tim mạch hay có tiền sử bệnh tim mạch tuyệt đối không được cạo gió. Nguyên nhân là vì những động tác mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng và làm bùng phát trở lại các cơn đau tim nguy hiểm. Hạn chế sử dụng ghế massage toàn thân. Cạo gió cũng không được áp dụng cho người bị tăng huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. Hậu quả là người bệnh bị méo miệng, mắt không khép, thậm chí tử vong.

Không nên cạo gió cho phụ nữ có thai vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi: Theo các nhà chuyên môn, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai, vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Cạo gió làm nặng thêm tình trạng của người bị đau vai gáy: Theo các chuyên gia, chứng đau vai gáy có nguyên nhân chủ yếu là do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu và cơ bị chèn ép. Nếu bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp cao, tai biến mạch máu não… có thể sẽ dẫn đến liệt nửa người, đột quỵ, thậm chí tử vong. Cạo gió gây xuất huyết dưới da nên có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm cơn đau nhức nặng hơn.

Không cạo gió cho người mắc bệnh Hemophilia (bệnh máu không đông): Do cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da nên rất nguy hiểm đối với những người bị mắc bệnh Hemophilia (bệnh máu không đông).

Những lưu ý khi cạo gió:

1. Cách cạo gió
Không cạo gió quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.

2. Vị trí cạo gió
Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, Đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống).

Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

3. Kỹ thuật cạo gió
Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3-5 phút là da ửng đỏ.

Khi nào nên cạo gió?

Cạo gió, một phương pháp chữa bệnh dân gian phổ biến, thường được áp dụng cho người bị cảm phong hàn, tức cảm lạnh hoặc cảm cúm nhẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên sử dụng phương pháp này, và việc thực hiện sai cách có thể gây hại nghiêm trọng.

Các trường hợp phù hợp để cạo gió:

Người bị cảm phong hàn (cảm lạnh).

Cảm mạo do sức đề kháng giảm sút, hoặc mầm bệnh như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập.

Các triệu chứng như đau đầu, đau mỏi cơ thể, hoa mắt, chóng mặt.

Những trường hợp tuyệt đối không nên cạo gió:

Người bị cảm phong nhiệt hoặc say nắng: Việc cạo gió sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây nguy hiểm.

Trẻ em: Da mỏng manh, sức đề kháng yếu, dễ bị tổn thương khi cạo gió.

Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phụ nữ mang thai.

Người có các bệnh về da liễu ở vùng cần cạo.

Người suy nhược cơ thể nặng dù bị cảm lạnh.

Những lưu ý quan trọng khi cạo gió

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần tuân thủ những hướng dẫn sau:

Dụng cụ cạo gió:

Sử dụng dụng cụ sạch, sát trùng trước khi dùng.

Dụng cụ phải cầm thẳng, không cầm nghiêng để tránh gây xuất huyết.

Kỹ thuật cạo gió:

Chọn nơi kín gió, đảm bảo người bệnh nằm thư giãn.

Thoa dầu gió lên vùng cần cạo, sau đó dùng lực vừa phải miết một chiều từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài.

Cạo cho đến khi vùng da ửng đỏ thì dừng lại, không cạo quá lâu.

Vị trí cạo gió:

Dọc hai bên cổ gáy, vai, lưng và hai bên cột sống.

Với các triệu chứng cụ thể, có thể mở rộng vùng cạo như bụng, cánh tay hoặc cẳng tay.

Sau khi cạo gió:

Tránh để bệnh nhân ra ngoài ngay sau khi cạo gió.

Khuyến khích bệnh nhân uống một cốc trà gừng, cháo giải cảm hoặc nghỉ ngơi trong chăn ấm.

Bài học từ câu chuyện đau lòng

Câu chuyện về người phụ nữ ở TQ không chỉ là một bi kịch gia đình mà còn là lời cảnh báo cho cộng đồng về việc áp dụng đúng cách các phương pháp chữa bệnh dân gian. Hiểu rõ tình trạng sức khỏe và nhận thức đúng đắn về cạo gió sẽ giúp chúng ta tránh được những hậu quả không đáng có, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/chong-qua-doi-sau-khi-vo-cao-gio-nguyen-nhan-bat-ngo-khien-ai-cung-giat-minh-d256228.html