Chàng trai trẻ đối mặt với “án tử” ung thư giai đoạn cuối do lối sống thiếu lành mạnh
Theo thông tin từ trang The Health, Tiểu Lưu, một chàng trai 23 tuổi đã nhận chẩn đoán mắc UT dạ dày giai đoạn cuối với di căn nhiều nơi. Kết quả được xác định sau quá trình khám tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Y học cổ truyền tại quận Thiệu Hưng.
Căn bệnh được phát hiện trong đau đớn
Thời gian gần đây, Tiểu Lưu thường xuyên đau bụng với các cơn đau kéo dài, âm ỉ và kèm theo triệu chứng chán ăn. Lo lắng trước tình trạng sức khỏe của con trai, bố mẹ Tiểu Lưu đã đưa anh đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, kết quả chụp CT cho thấy có ổ dịch bất thường trong khoang bụng.
Sau khi thực hiện chọc hút dịch để xét nghiệm, bác sĩ phát hiện tế bào UT trong dịch ổ bụng. Tiếp theo, nội soi dạ dày cho thấy thành dạ dày của anh cứng bất thường, động tác co bóp yếu, và không thể giãn ra khi được bơm hơi. Các dấu hiệu này đều cho thấy Tiểu Lưu đã bước vào giai đoạn cuối của UT dạ dày.
Đáng tiếc, tình trạng đã vượt qua giai đoạn phẫu thuật khả thi. Hóa trị cũng được đánh giá là khó mang lại hiệu quả tích cực, với tiên lượng cực kỳ xấu và thời gian sống còn lại rất ngắn.
Nguyên nhân UT từ lối sống hàng ngày
Tiểu Lưu không có tiền sử gia đình mắc UThoặc bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, chính thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của anh được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.
Lịch trình công việc bận rộn khiến anh phụ thuộc vào các món ăn nhanh như mì ăn liền và đồ chế biến sẵn, với ba bữa mỗi ngày hầu hết là món cay và đậm gia vị. Ngoài ra, Tiểu Lưu thường xuyên uống nước có ga, tiêu thụ đồ uống chứa caffein để tỉnh táo và duy trì thói quen thức khuya sử dụng điện thoại.
Những thói quen tưởng chừng “bình thường” này đã âm thầm hủy hoại sức khỏe của Tiểu Lưu, dẫn đến UT dạ dày.
Lý giải mối liên hệ giữa thói quen xấu và UT
Không chỉ riêng Tiểu Lưu, nhiều người trẻ hiện nay cũng đang duy trì những lối sống tương tự, đặt sức khỏe của mình vào nguy cơ cao mắc các căn bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là những lý do chính giải thích tại sao các thói quen này làm tăng nguy cơ UT:
1. Viêm mãn tính
Thói quen tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối và chất bảo quản, như mì ăn liền, có thể gây viêm mãn tính trong cơ thể. Viêm kéo dài làm tổn thương các mô, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa, tạo điều kiện cho tế bào UT phát triển. Tương tự, nước ngọt với hàm lượng đường cao kích thích viêm, đồng thời làm tăng nguy cơ tiểu đường và UT.
Ăn nhiều mì tôm (thức ăn chế biến sẵn), uống nhiều nước ngọt đồng nghĩa với việc “nuôi dưỡng” tế bào UT. (Ảnh minh họa).
2. Suy yếu hệ miễn dịch
Miễn dịch suy yếu khiến cơ thể dễ mệt mỏi. (Ảnh minh họa).
Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chế độ ăn không lành mạnh và thiếu ngủ có thể làm suy yếu khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Khi đó, cơ thể dễ bị tổn thương trước các tế bào bất thường và mầm mống UT.
3. Béo phì
Mì ăn liền và nước ngọt là nguồn thực phẩm giàu calo nhưng nghèo dinh dưỡng, dễ dẫn đến thừa cân và béo phì. Các mô mỡ thừa không chỉ làm tăng tình trạng viêm mà còn sản xuất hormone kích thích sự phát triển của tế bào UT.
4. Rối loạn nhịp sinh học
Thức khuya thường xuyên làm rối loạn nhịp sinh học và làm giảm hormone melatonin – một yếu tố quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân UT. Thiếu hụt melatonin kéo dài làm tăng nguy cơ phát triển tế bào UT.
Bài học sức khỏe từ câu chuyện của Tiểu Lưu
Trường hợp của Tiểu Lưu là lời cảnh tỉnh đối với lối sống không lành mạnh mà nhiều người trẻ hiện nay đang xem nhẹ. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh thực phẩm chế biến sẵn, ngủ đủ giấc và giảm sử dụng đồ uống có ga là những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, và những lựa chọn nhỏ hàng ngày có thể quyết định tương lai sức khỏe của mỗi chúng ta.