Có quá nhiều lý do, về văn hóa, thói quen và có khi là điều kiện kinh tế mà nhiều cha mẹ Việt có suy nghĩ phụ thuộc và hy sinh tất cả cho con cái khi tuổi già.
Khi nhìn một đứa trẻ ở nước ngoài, chúng có thể tự mặc quần áo, đi giày, tự ăn, tự đứng lên nếu vấp ngã, tự xách lấy đồ của mình khi đi du lịch, chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ thấy ngạc nhiên. Nhưng đối với trẻ em Việt Nam, chưa chắc gì chúng đã có thể làm được những việc tưởng chừng đơn giản đó. Bởi vì người Việt Nam có thói quen làm thay con tất cả những việc đó, thành ra trẻ em có suy nghĩ ỉ lại vào người lớn, ngay cả khi chúng đã mười chín, đôi mươi.
Thứ nhất là sự lo lắng về mặt tài chính.
Chẳng hiểu sao có nhiều kiểu cha mẹ, con đã đi làm, mà cha mẹ vẫn cho tiền, mua sắm từ xe cộ, cho đến điện thoại, và nhiều thứ khác. Có khi chạy vạy lo liệu nhà cửa cho chúng luôn, lý do đơn giản chỉ là sợ con cái phải khổ cực. Vì thế mà cha mẹ đã sẵn sàng hỗ trợ và chấp nhận với những yêu cầu quá đáng của con cái.
Tôi có biết một câu chuyện về một cậu bé đang học đại học, cậu ấy khát khao có một chiếc xe máy Lead để đi học và đi làm thêm. Khi cậu ấy đã tiết kiệm được một ít tiền, cậu ấy đã nói với mẹ mình rằng:
“Mẹ phải cho con thêm một ít tiền nữa mới đủ để mua xe đi. Nếu được mỗi tháng con sẽ gửi mẹ một số tiền để trả dần”. Khi nghe thì thấy đơn giản, nhưng tôi thấy có rất nhiều bạn trẻ bây giờ không bao giờ nói được làm được đâu.
Còn một câu chuyện khác, ví dụ như gia đình tôi đây. Vào tháng lương đầu tiên, chị gái tôi đã về nhà là cho mẹ tôi một ít tiền sinh hoạt, chị gái không chờ mẹ hỏi. Mà cho dù có quên hay không gửi tiền, chị cũng sẽ bị mẹ nhắc nhở ngay lập tức. Tôi thích cách làm của mẹ như vậy.
Mẹ đã sinh ra và nuôi lớn các con, có thể không có điều kiện, nhưng khi biết tính toán, biết làm ăn, chăm chỉ, không dựa dẫm, khi ra xã hội, biết suy tính mà đối nhân xử thế, và hãy biết lao động để kiếm được những đồng tiền có giá trị.
“Người ta thường có câu “Của cho không bằng cách cho, và cách cho không bằng cách dùng”.
Nếu cha mẹ cho không đúng cách, thì đừng mong con cái sẽ dùng tiền đúng cách. Vì khi chúng có mọi thứ dễ dàng, con cái sẽ không biết tôn trọng. Chúng tôi biết cách để yêu quý đồng tiền, không kiểm soát được tài chính, và tiêu xài sẽ hoang phí. Nhiều khi còn bị người khác lợi dụng, dẫn đến nợ nần phá sản.
Thứ hai đó là hy sinh sức khỏe để chăm con chăm cháu
Đây được xem là điển hình của các bậc phụ huynh ở Việt Nam. Trong đầu họ luôn suy nghĩ rằng chăm con, chăm cháu là trách nhiệm của mình. Cho dù là lúc trẻ có sức khỏe hay là lúc già sức yếu cũng phải chăm con, chăm cháu. Tại sao khi có sức khỏe lại không dùng để chăm sóc cho chồng, cho vợ mà lại dành hết cho con cái, đặc biệt là cháu.
Nếu gặp một đứa con hiếu thảo, biết suy nghĩ thì còn đỡ, chẳng may gặp phải đứa bất hiếu, vô lương tâm thì chúng sẽ không bao giờ biết trân trọng, nhiều khi còn bị trách mắng. Nó sẽ sinh tật ỉ lại, cho rằng đó hoàn toàn là trách nhiệm, là việc nên làm của cha mẹ.
Thứ ba, hy sinh cả miếng ngon vì con cháu
Chẳng là tôi có một bà dì, năm nay ngoài 80 tuổi rồi. Bà dì sống ở quê, mẹ tôi cũng hay về quê thăm. Mỗi lần ghé thăm sẽ biếu mấy trăm nghìn, còn mua thêm thuốc bổ, đồ ăn ngon. Thế nhưng bà dì không bao giờ ăn, mà để dành cho các cháu. Mẹ tôi đã bảo:
“Cứ ăn đi, không phải lo cho tụi nhỏ. Chúng có cha mẹ lo, sau này nó ăn thoải mái, còn dì cứ ăn đi cho có sức”. Tôi thực sự thấy không thể hiểu nổi.
Không phải ngẫu nhiên là có hai từ hiếu thảo khi nhắc đến cha mẹ với con cái. Từ “hiếu” thì ai cũng biết rồi, nhưng “thảo” có lẽ nó có ý nghĩa quan tâm đến đồ ăn cho cha mẹ.
Thứ tư, bán nhà bán vườn để theo con vào thành phố.
Hiện nay có rất nhiều người trẻ cứ lấy lý do là vì cha mẹ, vì các cháu mà đề nghị cha mẹ phải bán nhà bán cửa. Nhìn thì cứ tưởng như là góp ý, khuyến khích nhưng thực tế là bắt ép, đặt cha mẹ vào thế khó xử. Con cái chỉ biết tới bản thân mình mà quên đi rằng cha mẹ cũng cần phải có sự tự do và thoải mái. Cha mẹ luôn muốn sống và trải qua những ngày tháng tuổi già trong chính ngôi nhà của họ tự mình làm ra.
Chính vì thế cha mẹ nào cũng yêu đất, yêu vườn, yêu hàng xóm, láng giềng và yêu những thứ bình dị quen thuộc sống lâu nay. Nếu bạn đã đọc qua câu chuyện Lão Hạc sẽ thấy, ông ấy vì giữ mảnh vườn cho con mà thà ăn bả chó luôn đó.
Nên theo tôi, có hai lỗi ở câu nói “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Đó là lỗi từ “cua”. Có rất nhiều trường hợp một số người mẹ cứ cố gắng theo đuổi con gái, rồi than thở, cứ hy sinh vô điều kiện để rồi khóc lóc, ân hận. Cuối cùng những tưởng hy sinh sẽ giúp con cái tốt đẹp, nhưng lại vô tình tạo ra những đứa con ỷ lại. Và rồi lúc nào cũng bảo: “Ông bà thật sự thấy thương cháu lắm”. Thế tại sao lại không nói thẳng như nhiều người nói rằng:
“Mẹ già sức yếu rồi, mẹ nuôi các con lớn lên đã hết sức rồi, phải để cho mẹ nghỉ ngơi lúc về già chứ, nếu có tiền, mẹ sẽ góp vào cho các con thuê giúp việc, đừng bao giờ đổ trách nhiệm nuôi cháu cho mẹ”.
Mà chưa hết đâu, khi chiều con cái quá cũng sẽ để lại hệ lụy, cha mẹ sẽ vô tình tạo áp lực cho con cái. Cha mẹ quan tâm thái quá đến cuộc sống của con, nên dẫn đến con cái nghĩ rằng bố mẹ cho rằng mình vẫn là trẻ con, sinh ra những mâu thuẫn gay gắt.
Hai là lỗi ở từ “cáy”. Còn về trường hợp cha mẹ không có tài chính, không giúp được con cái, thì khi đó là lúc cần cáy con suy nghĩ. Khi nuôi con của mình vất vả ra sao thì cha mẹ cũng từng vất vả như thế. Mà còn khó khăn, vất vả hơn vì cha mẹ già rồi, để chăm sóc các cháu đâu phải là chuyện đơn giản. Có ai già mà vẫn có sức chạy theo những đứa trẻ nhỏ hiếu động đâu. Đừng đẩy trách nhiệm của riêng mình, đẩy trách nhiệm chăm sóc con cái của mình cho cha mẹ, cho dù là vì lý do gì. Chung quy chỉ có những người lười biếng và vô trách nhiệm mới như vậy thôi.
Chỉ hy vọng các cha mẹ phải trân trọng và chú ý đến bản thân mình nhiều hơn để có thể sống lâu cùng con cháu. Còn về phần con cháu, thì đừng nên chỉ trích, trách móc cha mẹ nếu họ không trông cháu. Thay vào đó hãy động viên cha mẹ nhiều hơn.
Nếu cha mẹ ở thành phố, hãy dành thời gian cho bản thân cho việc đi dạo, tập thể dục ở công viên, hay gặp gỡ bạn bè chẳng hạn. Nếu được cũng có thể trông cháu những lúc con cái bận công việc. Khi có điều kiện và thời gian hãy đi du lịch, thăm họ hàng, anh em gần xa.
Đối với cha mẹ ở quê, hãy giết thời gian bằng việc trồng cây, trồng rau, trồng hoa quả và có thể uống trà vào thời gian rảnh rỗi. Qua nhà hàng xóm chơi, thỉnh thoảng có thể đến trường đón cháu chẳng hạn.
Tin chắc rằng, chẳng có văn hóa nào là không xuất phát từ suy nghĩ của con người cả. Hãy thử thay đổi cách nghĩ, hãy suy nghĩ văn minh, hiện đại, chúng ta sẽ tạo ra được nền văn hóa mới.
Không thể có văn hóa gia đình khi cha mẹ cứ mãi hy sinh cho con cái và con cái cứ mãi không chịu trưởng thành.