Bé gái lớp 1 đã “có chu kỳ hàng tháng” chỉ vì thường xuyên uống loại nước quen thuộc: Lời nhắc nhở nhiều bậc cha mẹ

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển một cách an toàn và toàn diện. Việc lựa chọn sai thực phẩm, sử dụng các loại thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ không chỉ khiến trẻ tăng nguy cơ dậy thì sớm mà còn khiến trẻ đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Dậy thì sớm là tình trạng khi cơ thể trẻ bắt đầu biểu hiện các dấu hiệu trưởng thành quá sớm, bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, sự phát triển của các cơ quan sinh sản. Trẻ được xác định dậy thì sớm khi quá trình này diễn ra trước 8 tuổi ở nữ giới hoặc trước 9 tuổi ở nam giới.

Trẻ rất dễ bị khủng hoảng tâm lý, rối loạn cảm xúc, dễ rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng, tự ti với những thay đổi về ngoại hình. Không chỉ vậy, theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý học, trẻ dậy thì sớm còn có xu hướng tò mò, bắt chước và khám phá đến các vấn đề về TD sớm…

Tỷ lệ trẻ dậy thì sớm trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng, dao động từ 1/5000 – 1/10000 trẻ. Bé gái có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn gấp 10 lần so với bé trai, đặc biệt khi trẻ bị béo phì.

Theo thông tin trên báo chí, ở Trung Quốc cũng có một trường hợp bé gái mới 6 tuổi đã có kinh nguyệt. Điều này khiến người mẹ đau đớn và sợ hãi, đặc biệt là khi bác sĩ nói nguyên nhân có liên qua tới chế độ ăn uống của cô bé.

Theo lời chị Hiếu Mai, con gái chị rất thích uống nước ngọt. Mặc dù ai cũng biết nó không tốt nhưng vì chỉ được mỗi ‘mụn’ con nên sau khi cô bé vòi vĩnh, nhõng nhẽo là bố mẹ lại đồng ý ngay. Thế là, chiều nào cũng thế cô bé đều được mẹ mua cho 1 chai nước ngọt có ga. Lâu dần, nó trở thành thói quen và mọi người cũng chủ quan vì thấy con vẫn ăn được ngủ được, lại chóng lớn, phổng phao.

Theo lời bác sĩ Mao Li (trưởng khoa Nội tiết, bệnh viện Nhân dân thành phố Hoài An, Trung Quốc) cho biết trong các loại nước ngọt, nước có ga đều chứa axit citric. Chất này ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết của bé. Khi đi vào cơ thể, axit citric sẽ làm tăng tiết hormone s. i.n.h d. ụ.c khiến cơ thể bé bị dậy thì sớm. Khi nghe được điều này, chị Hiếu Mai đã vô cùng hối hận, chị ước gì mình đừng bao giờ chiều con tới mức giờ hại con thế này.

Theo thống kê, có tới 80% số học sinh tiểu học uống nước ngọt, nước có gas thường xuyên. Tất nhiên, loại nước này không chỉ gây dậy thì sớm mà còn khiến bé bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng, tiểu đường khi còn rất bé.

Nước ngọt là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng đường lớn (fructose hấp thu nhanh), khi ăn vào cơ thể lập tức sẽ tạo ra mỡ dự trữ ở vùng bụng, đùi, bắp tay, và trong gan, tim… Chúng sẽ tác động lên não và cơ quan s inh d ục gây dậy thì sớm ở trẻ. Nghiên cứu cho thấy trong thành phần của nước ngọt chứa nhiều glycemic – chất làm tăng sản sinh insulin và các hormone giới tính bên trong cơ thể, khiến trẻ dậy thì sớm.

Khoa học đã chứng minh: Trẻ uống hơn 1,5 khẩu phần nước ngọt mỗi ngày sẽ dậy thì sớm 2 tháng so với trẻ uống dưới 2 khẩu phần một tuần

Theo tiến sĩ Karin Michels (ĐH Harvard) cho biết, họ đã tiến hành nghiên cứu trên cơ thể 6.000 đứa bé gái trong vòng 5 năm để tìm ra mối liên hệ giữa việc uống nước ngọt với hiện tượng có kinh sớm. Kết quả cho thấy, những bé mà uống 1,5 lon nước ngọt có ga mỗi ngày sẽ có kinh nguyệt sớm hơn hẳn.

Lý giải về điều này, tiến sĩ Karin Michels cho biết, vì trong các loại nước ngọt có ga đều chứa đường surose, glucose, đồng thời chir số của glycemic cũng cao hơn hẳn nước trái cây tự nhiên. Trong khi đó glycemic thường làm tăng insulin và tăng tiết hormone sinh dục. Đó là nguyên nhân gây nên hiện tượng có kinh nguyệt sớm. Vì vậy, các mẹ tốt nhất nên cho con trẻ tránh món này càng xa càng tốt.

Theo Vnexpress đưa tin từ CBS News, trẻ uống hơn 1,5 khẩu phần nước ngọt mỗi ngày sẽ dậy thì sớm 2 tháng so với trẻ uống dưới 2 khẩu phần một tuần, một nghiên cứu của Mỹ vừa tiết lộ.

Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện ra điều này sau khi theo dõi gần 5.600 bé gái tuổi 9-14 từ năm 1996 đến 2001. Kết quả hoàn toàn độc lập với chỉ số cơ thể của các bé gái (tỷ lệ cân nặng-chiều cao), lượng thực phẩm trẻ ăn hay trẻ có tập thể dục hay không.

“Có kinh nguyệt sớm là một yếu tố nguy cơ mắc trầm cảm thời thanh thiếu niên và UT  v ú khi trưởng thành”, tác giả nghiên cứu Jenny Carwile, tiến sĩ tại trường sức khỏe cộng đồng Harvard, ở Boston (Mỹ) nói.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, độ tuổi trung bình của lần đầu có kinh ở các bé tiêu thụ đường nhiều nhất là 12,8 so với 13 tuổi với những trẻ uống ít loại đồ uống này hơn.

Lý do tại sao nước ngọt lại gây khởi phát chu kỳ kinh đầu tiên sớm hơn hiện chưa rõ ràng. “Chúng tôi nghĩ có thể phải nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của việc ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường“, tiến sĩ Carwile nói.

Trong nghiên cứu, các bé gái phải điền vào một bảng câu hỏi mỗi năm về những gì mình ăn. Từ các số liệu này, các nhà nghiên cứu có thể tách ra lượng đường mà những cô bé nhận được từ đồ uống, tách biệt với lượng đường mà các em ăn trong loại thực phẩm khác.

Theo tác giả Carwile, nước ngọt chứa đường sucroza, glucoza và xi rô bắp liên quan với việc tăng cân và nghiên cứu cho thấy một tác động tiêu cực khác của loại đồ uống này.

Báo cáo về nghiên cứu này được đăng trên tạp chí sức khỏe sinh sản Human Reproduction.

Đồng tác giả công trình Karin Michel, chuyên gia về sản phụ khoa và sinh học sinh sản tại Trường y Harvard, coi nghiên cứu này là “thêm một lý do để chúng ta hạn chế các loại đồ uống chứa đường, nhất là với trẻ em“. Đó bao gồm soda, nước trái cây ngọt và trà ngọt.

Bà Carwile nhấn mạnh nước soda không đường và nước ép trái cây không liên đến bất cứ sự khác biệt nào về độ tuổi bắt đầu thấy kinh ở các bé gái. Michels lưu ý nghiên cứu này không chứng minh trực tiếp rằng nước uống có đường ngọt gây ra dậy thì sớm. “Chúng tôi cho thấy một mối liên quan. Chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số phỏng đoán về các cơ chế gây ra điều này”, bà nói.

Theo bà, các loại nước uống thêm đường có chỉ số glycemic (cho thấy lượng gluco trong máu) cao hơn là đồ uống ngọt tự nhiên như nước trái cây. Thức ăn giàu glycemic có thể gây tăng nhanh nồng độ insulin trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nồng độ hoóc môn tình dục – yếu tố liên quan đến dậy thì sớm.

Việc thiếu một kết quả rõ ràng về nguyên nhân – hệ quả khiến Hiệp hội đồ uống Mỹ bày tỏ một số lo ngại trước nghiên cứu này.

Cả nghiên cứu lẫn bản thân các nhà khoa học đều không cho thấy việc sử dụng đồ uống chứa đường gây dậy thì sớm. Có cơ sở khoa học chứng minh nữ thiếu niên hiện nay dậy thì sớm hơn các thế hệ trước, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân gây ra xu hướng này”, Hiệp hội này cho biết trong một thông cáo.

Samantha Heller, một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm y tế Langone, Đại học New York (Mỹ) cho rằng: “Đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, không có giá trị dinh dưỡng. Mọi người có thể tự hỏi giá trị dinh dưỡng là gì – thì đó chính là vitamins, khoáng chất và protein. Khi những chất này được thay thế bởi các đồ uống chứa đường có thể dẫn tới các vấn đề về chuyển hóa“, bà nói.

Theo bác sĩ Heller, dù nguyên nhân gây dậy thì sớm là gì, chẳng có lý do nào tốt để bất cứ ai sử dụng các loại đồ uống có đường hay nước ngọt thường xuyên, cho dù ở lứa tuổi nào.

Những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em phải kể tới như:

Nước ngọt, đồ ăn vặt, thực phẩm chức năng, thực phẩm giàu dinh dưỡng (thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp, bổ sung thừa sắt, hay lạm dụng các thực phẩm quá nhiều chất dinh dưỡng như thuốc bắc, canh gà thuốc bắc, gà tần, tổ yến…); thịt vùng cổ gia cầm, rau củ trái mùa, mật ong (khiến bé gái dậy thì sớm), thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ, các loại đồ đóng hộp, các loại thịt cá công nghiệp, nội tạng động vật,….

 

Cách phòng tránh dậy thì sớm cho trẻ hiệu quả

Dậy thì sớm không chỉ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, sự phát triển thể chất mà còn tác động mạnh đến tâm lý của trẻ, thậm chí gây ra nhiều hệ lụy đối với cuộc sống về sau. Do đó, phụ huynh cần trang bị cho mình các kiến thức cần thiết về dậy thì sớm và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh gồm:

Chế độ dinh dưỡng đủ chất dinh dưỡng ở 8 nhóm thực phẩm, khoa học, phù hợp lứa tuổi, số lượng thực phẩm được sử dụng trong một ngày tuân thủ theo bác sĩ dinh dưỡng: Bố mẹ nên tập cho trẻ ăn phong phú và bổ sung cho trẻ đầy đủ dưỡng chất thông qua các loại thực phẩm, rau củ quả sạch, theo mùa…

Đồng thời, trẻ nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, có hàm lượng đường và chất béo cao. Đặc biệt, bố mẹ nên chú ý lựa chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua các sản phẩm có chứa hormone tăng trưởng.

Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cho trẻ:

Các chuyên gia khuyên cáo trẻ nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể trở nên dẻo dai, phát triển một cách toàn diện hơn. Một số môn thể thao không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn kích thích tăng chiều cao, trau dồi kỹ năng sống như bơi lội, cầu lông, bóng đá, đá cầu, bóng rổ…

Tránh cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm có chứa hormone tăng trưởng, estrogen và testosterone: Một số loại thuốc, kem dưỡng da, mỹ phẩm…

Đảm bảo giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ cho trẻ: Việc thiếu ngủ, ngủ quá muộn có thể khiến trẻ rối loạn nội tiết. Bên cạnh đó, thói quen đi ngủ để sáng đèn cũng làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Điều này được lý giải bởi khi ngủ vào ban đêm nhưng vẫn bật đèn, tuyến yên sẽ giảm bài tiết melatonin – chất ức chế giải phóng gonadotropin tuyến yên, ngăn ngừa dậy thì sớm.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/be-gai-hoc-lop-1-da-lon-chi-vi-me-thuong-xuyen-cho-uong-loai-nuoc-quen-thuoc-loi-canh-tinh-nhieu-bac-cha-me-d181757.html
X