1. Chuối
Chuối cần nhiệt độ phòng vì hai lý do: Nhiệt độ ấm giúp quả chín hoàn toàn và ánh sáng, không khí làm chậm quá trình thối rữa của chuối.
Trong khi đó, ngăn mát tủ lạnh thường có nhiệt độ dao động khoảng từ 4 tới 8 độ C. Ở mức nhiệt độ này, chuối rất dễ bị thâm đen, biến chất, thậm chí đông cứng và hư thối, ảnh hưởng tiêu cực tới dưỡng chất và mùi vị của chuối.
2. Cà phê
Cà phê có tính hút mùi rất cao, nếu để trong tủ lạnh sẽ lập tức bị lẫn mùi của các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, cà phê sau khi rang sản sinh ra tinh dầu có mùi thơm đặc trưng, nếu cho vào tủ lạnh sẽ bị đông đá, làm mất đi mùi hương tinh dầu. Nước ngưng tụ trong tủ lạnh dễ làm cà phê bị ẩm, giảm chất lượng.
Thay vào đó, hãy bảo quản cà phê trong hộp kín, tránh xa chỗ có ánh nắng mặt trời.
3. Cà chua
Cà chua thuộc loại quả mọng, nhiều nước, thích hợp bảo quản nơi ấm hơn trong tủ lạnh. Bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ làm xuất hiện các dấu chấm đen và thay đổi mùi vị, đồng thời cũng làm cà chua trở nên mềm nát hơn.
Vì thế, chúng ta không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh để tránh làm chúng héo đi và không còn độ tươi ngon.
4. Táo
Để bảo quản táo được tươi và giòn chúng ta không nên để táo vào tủ lạnh vì độ lạnh sẽ phá vỡ độ giòn của táo. Chúng ta có thể để táo vào giỏ và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời như thế táo sẽ chín tự nhiên và giữ được độ giòn và ngọt vốn có.
5. Mật ong
Nhiệt độ phòng là nhiệt độ phù hợp để bảo quản mật ong nhất. Khi nhiệt độ nóng hơn hoặc lạnh đi, chúng đều làm mật ong bị biến chất, giảm hương vị. Tốt nhất là để lọ đựng mật ong ở nơi mát mẻ và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
6. Bánh mì
Đối với bánh mì khi bảo quản trong tủ lạnh chúng sẽ trở nên ẩm ướt và xuất hiện nấm mốc, đồng thời sẽ hút không khí lạnh trong tủ. Bạn nên sử dụng bánh mì càng sớm càng tốt, không nên để quá lâu.Dầu
Giống như mật ong, dầu thực vật, ô liu, dừa và các loại dầu ăn khác sẽ nhanh chóng đông lại trong tủ lạnh. Thay vào đó, hãy để chúng trên kệ tối, mát mẻ trong tủ đựng thức ăn.
7. Dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cho dưa hấu vào trong tủ lạnh sẽ làm dưa bị úng và làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của dưa.
Vì thế, chúng ta không nên bảo quản dưa trong tủ lạnh quá lâu để tránh làm dưa bị hỏng và mất chất dinh dưỡng nhé.
8. Trái bơ vẫn còn sống
Tuyệt đối không nên cho các quả bơ vẫn còn sống vào tủ lạnh. Nếu được làm lạnh quá sớm, thì quả bơ sẽ dễ gặp phải tình trạng bị sượng và không thể ăn được nữa. Nguyên nhân là vì sau khi được hái xuống từ cây thì bơ sẽ sản sinh một lượng ethylene – chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy quá trình chín của quả bơ. Khi làm lạnh tức thì thì chất này sẽ bị ức chế và mất tác dụng.
Nếu bạn không vội vàng để thưởng thức bơ ngay hoặc không ngại thời gian chờ đợi lâu thì bạn chỉ cần bảo quản bơ tại những nơi tối và mát mẻ, có nhiệt độ lý tưởng là 24 độ C để bơ chín từ từ. Quá trình bảo quản bơ sống thành chín này sẽ mất từ 2 – 3 ngày khi bạn cho bơ vào túi giấy. Còn nếu không có túi giấy, để bơ trần thì sẽ mất từ 3 – 5 ngày cho bơ chín hoàn toàn.
9. Hành tây
Hành tây khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ trở nên thối và ảnh hưởng mùi vị đến các thực phẩm khác. Vì thế, cho hành tây vào tủ lạnh bảo quản là quyết định sai lầm.
10. Khoai tây
Trong thành phần của khoai tây có lượng tinh bột, nếu để ở nhiệt độ thấp thì lượng tinh bột ấy sẽ chuyển hóa thành đường. Nếu bạn mang đi chiên hoặc chế biến thì đường sẽ kết hợp với axit amin asparagin trong nhiệt độ cao tạo thành hợp chất hóa học Acrylamide rất độc hại.
Acrylamide là một hợp chất hóa học được sử dụng trong các loại thuốc nhuộm, nhựa hoặc xuất hiện trong khói thuốc lá. Ngoài ra, Acrylamide còn được hình thành trong quá trình chiên, rán thực phẩm như khoai tây, nếu bạn ăn phải những thực phẩm chứa acrylamide quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư.
11. Tỏi
Cất tỏi trong tủ lạnh sẽ kích thích mọc mầm. Mặc dù tỏi mọc mầm không có hại nhưng đó là dấu hiệu cho thấy tỏi đã qua giai đoạn có chất lượng cao nhất. Thay vì cất tỏi vào tủ lạnh, hãy bảo quản tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát.
12. Dầu ô liu
Dầu ô liu chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi cho dầu ô liu vào tủ lạnh sẽ làm dầu xuất hiện lớp màu trắng trong dầu và làm dầu bị đặc lại, khó sử dụng và sẽ mất thời thời gian làm lỏng nó lại như bình thường.