Người vợ quá ấm ức về lối suy nghĩ tiết kiệm đến “tằn tiện” của chồng mình mà đòi dẫn con ra khỏi nhà, khó lòng chung sống với một người như vậy.
Các cụ có câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, câu nói này ở thời đại nào cũng đúng, nhất là giữa thời buổi vật giá leo thang như hiện nay, cái gì cũng đắt đỏ. Vì thế, nhiều gia đình phải tiết kiệm từng chút một để không bị rơi vào cảnh thiếu thốn. Nhưng đôi khi 2 chữ tiết kiệm và tằn tiện lại bị nhiều người hiểu lầm, gây cảnh dở khóc dở cười trong gia đình, như câu chuyện dưới đây.
Mâm cơm gia đình có 3 người trông vô cùng đơn giản nếu không nói là “chẳng có gì để ăn”.
Câu chuyện này kể về “Bữa cơm “bất ổn” của một gia đình”. Ta có thể thấy, mâm cơm của gia đình này trông khá đơn giản, khi cả nhà đã dùng bữa xong, chị vợ lấy một phần cơm và một chút thức ăn mang ra cho vật nuôi ăn. Thấy vậy, người chồng đã lớn tiếng: “Người không có mà ăn, sao xúc hết cho Milu”.
Câu chuyện không hề dừng lại ở đó, trong lúc bố mẹ đang nói chuyện về thức ăn của vật nuôi thì đứa con gái ngồi bên cạnh lỡ tay làm rơi bát cơm. Lúc này, người bố cho rằng, ngày xưa đói khổ nên đồ ăn thức uống không được phung phí, lỡ có rơi cũng không được bỏ đi và bây giờ cũng không phải ngoại lệ, yêu cầu con gái thu nhặt lại.
Khi con gái lỡ tay làm rơi bát cơm xuống sàn, người bố yêu cầu con thu nhặt lại chứ không để phung phí như vậy.
Thấy sự việc như vậy, người vợ tỏ vẻ không đồng tình với quan điểm của chồng, lập tức lên tiếng bênh vực con gái. Đứa con thấy bố mẹ to tiếng nên sợ mà bật khóc, lắc đầu bày tỏ thái độ từ chối yêu cầu của bố đưa ra. Chị vợ dường như cảm xúc bị dồn nén bao lâu nay, thấy con khóc nhòe đôi mắt không thể nhẫn nhịn được nữa chị đã lên tiếng không thể sống chung với một người chồng tiết kiệm quá mức, trời nóng không cho bật quạt, nước bắt tiết kiệm, đến đun nước nóng để tắm cũng không cho bởi sợ tốn ga.
Người vợ cho rằng, tiết kiệm là đức tính tốt nhưng “quá mức” như vậy lại là thái quá và không thể chấp nhận được. Cuối cùng, chị dắt theo cô con gái ra khỏi nhà và tuyên bố, nếu người chồng không thay đổi tính tình và suy nghĩ của mình đừng mong 2 mẹ con chị quay trở về nhà nữa.
Nhưng người vợ không đồng ý và đòi dẫn con ra khỏi nhà, không muốn chung sống với người chồng “tằn tiện” quá mức như vậy.
Thế mới thấy, tiết kiệm là tốt song tiết kiệm đến mức tằn tiện như anh chồng ở trên lại không hề tốt một chút nào. Tiết kiệm là không tiêu xài phung phí, biết tính toán cân bằng chi tiêu từng đồng không để cuộc sống rơi vào cảnh thiếu hụt trước sau. Ấy vậy, tằn tiện đến mức so đo với con, chi li từng miếng ăn của con chó, con mèo như thế kia chỉ khiến gia đình lục đục chẳng yên, khiến con cái bị ảnh hưởng.
Tằn tiện với vợ con, với vật nuôi trong gia đình như anh chồng này thực sự có giàu lên được?
Tiết kiệm vài ba đồng cũng chẳng giàu ngay được mà trước mắt là làm gia đình bất hòa. Thay vì tính toán từng li từng tý, cả vợ lẫn chồng hãy cùng nhau cố gắng làm việc, ngồi lại với nhau lên kế hoạch chi tiêu một cách cụ thể, có như vậy tiền của mới có thể tích góp, cuộc sống mới cải thiện hơn nhé!
Hương Phạm