Vợ chồng cứ mở miệng ra là cãi nhau nên biết điều này để đời sống hôn nhân luôn hạnh phúc

Nhiều cặp vợ chồng khắc khẩu, cứ mở miệng ra là cãi nhau. Theo chuyên gia tâm lý nguyên nhân chính dẫn tới cãi cọ chính là sự khác biệt về quan điểm sống, thiếu sự lắng nghe và để cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nên nhớ điều dưới đây.

Theo Gia đình & xã hội, việc mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Không ít cặp đôi dù khắc khẩu, mở miệng ra là cãi nhau nhưng trong lòng rất yêu nhau. Theo chuyên gia tâm lý Hà Anh, nếu việc cãi nhau mà có thể nhận ra quan điểm sống mỗi người, biết cách dung hòa nó cũng như tự biết mình sai, mình có lỗi ở đâu để sửa thì đó là một việc rất tốt. Thế nhưng, vợ chồng khắc khẩu quá cũng dễ dẫn tới ảnh hưởng hôn nhân.

Bạn cần dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của vấn đề để hiểu ra được những sai lầm khi giao tiếp với chồng hoặc vợ mình mà mình mắc phải. Sự trưởng thành và khéo léo của mỗi người trong mối quan hệ vợ chồng không được tính trên số tuổi mà được xét dựa vào cách giải quyết. Nếu bạn đủ tinh tế và biết cân bằng giữa cái tôi và lợi ích chung thì chắc chắn mọi bất đồng đều sẽ được hòa giải.

Trong một cuộc khảo sát tiến hành trên 3000 người bởi những nhà tâm lý học người Anh đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính dẫn tới cãi cọ giữa các cặp đôi là sự khác biệt về quan điểm sống và thiếu sự lắng nghe. Trong đó, cách suy nghĩ khác nhau trên các vấn đề như tiền bạc, công việc, gia đình, hay chăm sóc con cái được coi là yếu tố của phần lớn các vụ cãi nhau mỗi năm. Khi hiểu được nguyên nhân gây nên cãi cọ trong gia đình sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Để đời sống hôn nhân luôn hạnh phúc, vợ chồng khắc khẩu cần phải nhớ những điều dưới đây:

Nhẫn nhịn là chìa khóa để hóa giải

Xưa vẫn có câu “một điều nhịn là chín điều lành”. Điều này cũng rất đúng trong cuộc sống hôn nhân. Khi vợ chồng khắc khẩu làm sao để bình tĩnh không phải ai cũng làm được. Một khi cuộc tranh cãi chuẩn bị lên tới cao trào hoặc người bạn đời của bạn trở nên căng thẳng, hãy hít thở thật sâu để lấy lại sự bình tĩnh. Nếu không bạn dễ rơi vào trạng thái hành động và không kịp suy nghĩ đến hậu quả.

Thêm vào đó, tránh việc dùng lời nói làm tổn thương người bạn đời của mình. Tưởng tượng khi cả hai đang nóng giận mà bạn lại buông những lời cay nghiệt thì đối phương sẽ trở nên mất kiềm chế. Thay vì khiến cho đôi bên nghe những điều không hay như moi móc, hạ bệ, bạn nên im lặng rồi chờ cơ hội khi cả hai bình tĩnh rồi ngồi nói chuyện với nhau. Việc đôi co lúc nóng sẽ đẩy mọi việc đi quá xa.

Đừng suy diễn phiến diện

Trong cuộc sống hàng ngày, nhất khi khi cãi vã thường khó nhận ra cái sai của mình. Điều này vô tình gây nên những tranh cãi không đáng có trong gia đình do hai người chưa thực sự thấu hiểu và nghĩ cho nhau. Bí quyết để có hạnh phúc, nhất là vợ chồng khắc khẩu là cần đặt mình vào vị trí của vợ hoặc chồng mình. Việc suy nghĩ trên lập trường của người khác sẽ khiến chúng ta để nhìn nhận vấn đề hơn, có cái nhìn khách quan hơn. Qua đó sự thấu hiểu và cảm thông sẽ được hình thành trong mối quan hệ.

Hãy luôn nhớ rằng mỗi lời nói và hành động mà vợ/ chồng bạn làm đều có lý do. Bởi vậy đừng vội đưa ra lời phán xét. Thay vào đó là đặt mình vào vị trí của người bạn đời để phân tích và giúp họ hiểu ra vấn đề.

Hãy nhớ người thắng chính là kẻ thất bại khi cãi nhau

Hãy nhớ, trong mỗi cuộc cãi vã hôn nhân, người thắng chính là kẻ thất bại. Nếu ai cũng muốn thắng, cũng gắng lên bằng được để ăn thua với đối phương thì rất dễ khiến đối phương tổn phương…

Cũng theo Khoevadep, thế giới có hàng tỷ người, gặp nhau, yêu nhau và kết hôn ấy chính là duyên số. Vợ chồng ở với nhau cả đời cả kiếp, vì thế cần học cách dung hòa…

Hãy cùng đọc và suy ngẫm 2 câu chuyện dưới đây:

Câu chuyện thứ 1: Tờ tiền 100 USD

Trong một lễ cưới, người dẫn chương trình của lễ cưới bỏ ra một tờ tiền 100 USD, hỏi tất cả những người trong hội trường rằng ai cần xin hãy giơ tay. Mi người nghĩ người dẫn chương trình này có mánh khóe gì nên không ai giơ tay, người này liền nói: “Tôi nói thật, nếu ai muốn xin hãy giơ tay”.

Cuối cùng cũng có người giơ tay, sau đó càng ngày càng có nhiều người giơ tay. Người dẫn chương trình nhìn mọi người, sau đó đổi tờ 100 USD thành tờ tiền cũ, những người giơ tay liền ít đi rất nhiều.

Người dẫn chương trình vừa cười vừa đổi lấy một tờ 100 USD khác nhăn nheo cũ kỹ, trong hội trường chỉ còn lác đác mấy người giơ tay.

Người dẫn chương trình mời một vị thanh niên lên sân khấu, và đưa 100 USD cũ này cho anh ta, nói rằng: “Tại vì anh ta giơ tay từ đầu đến cuối”. Mọi người trong hội trường liền cười lớn. Cậu thanh niên hơi đỏ mặt.

Người dẫn chương trình lấy ra một tờ 100 USD mới nói với cậu thanh niên: “Tôi đổi cho cậu tờ mới này lấy tờ cũ được không?”, cậu thanh niên nói: “Không cần đâu chú, cũ mới đều giống nhau”.

Người dẫn chương trình gật đầu và để cậu cầm tiền đi xuống. Liền sau đó, người dẫn chương trình cho cô dâu và chú rể đi lên sân khấu, anh nói:

Nhan sắc có đẹp thế nào đi nữa, rồi cũng sẽ có ngày già đi. Một cuộc tình lãng mạn thế nào đi nữa, rồi cũng thuận theo cuộc sống mà thay đổi. Giống như tờ tiền tôi cầm trên tay, cũng theo thời gian mà trở nên cũ kỹ nhăn nheo.

Giống như cậu thanh niên vừa rồi nói, cũ và mới thì đều là 100 USD. Giá trị của nó không vì những nếp nhăn trên bề mặt mà thay đổi. Có phải vậy không?

Hy vọng cô dâu và chú rể có thể hiểu được giá trị và ý nghĩa thực sự của tình yêu, đừng để đến lúc già đi hay cảm xúc dần nhạt nhẽo, liền quên đi lời thề của chúng ta ngày hôm nay rằng, sẽ yêu nhau trọn đời, xin các bạn hãy trân trọng đối phương cho đến khi đầu bạc răng long”.

Cô dâu chú rể nhìn nhau gật đầu. Mọi người ở hội trường vỗ tay hồi lâu chúc mừng.

Đại đa số chúng ta đi đến hết cuộc đời, không ngừng khát vọng, không ngừng truy cầu, không ngừng tranh giành, nhưng lại không biết trân quý hạnh phúc ngay bên cạnh mình, kết quả là vẫn hai bàn tay trắng.

Đừng để đến khi mất rồi mới biết trân trọng! Mà hãy trân trọng những gì bạn đang có.

Câu chuyện thứ 2: Đĩa ớt và cốc nước

Có một cô gái ở phương Nam và một anh người miền Bắc lấy nhau, khẩu vị của cô gái thanh đạm, còn anh chồng ngược lại, không có ớt anh không nuốt được cơm.

Cô gái thường đi đến nhà bố mẹ đẻ ăn cơm. Một hôm, bố cô gái nấu thức ăn hơi mặn, nhưng mẹ cô không nói gì, chỉ mang đến một cốc nước, khi gắp thức ăn bà nhúng vào cốc nước trước mặt sau đó mới cho lên miệng. Bỗng nhiên, cô gái thông qua hành động của mẹ đã hiểu ra được điều gì đó.

Ngày hôm sau, cô gái ở nhà nấu cơm, làm thức ăn mà chồng cô thích ăn. Đương nhiên mỗi loại thức ăn cô đều cho ớt. Chỉ khác biệt là trên bàn ăn có để sẵn một cốc nước. Chồng cô nhìn cô ăn thức ăn đã nhúng qua cốc nước nhưng vẫn có vẻ rất ngon miệng, khiến anh rưng rưng nước mắt.

Sau đó, anh cũng tranh nấu cơm, nhưng trong thức ăn không còn nhìn thấy ớt nữa. Chỉ khác là trên bàn có thêm một đĩa tương ớt.

Vì tình yêu, cũng vì bản thân mình, hai vợ chồng 1 người giữ một đĩa ớt, 1 người giữ một cốc nước, nhưng quan trọng hơn, họ hiểu được thế nào để ôm giữ được một tình yêu vĩnh cửu.

Câu chuyện tuy ngắn nhưng hàm chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Vợ chồng đến với nhau không ai là hoàn hảo hay hoàn toàn phù hợp, có điều phải biết giữ cái tôi cá nhân và chấp nhận những thứ không phù hợp với bản thân mình.

Trong cuộc sống chung, mâu thuẫn vợ chồng là điều không tránh khỏi. Đôi khi họ thường xuyên cãi vã dù trong lòng còn rất yêu nhau.

Không nhất thiết lúc nào cũng phải yêu thương, đầm ấm mới là hạnh phúc bởi lẽ nếu như có mâu thuẫn phát sinh, họ thường rất khó để biết cách giải quyết và chấp nhận nên thường dẫn tới chia tay.

Nếu như việc cãi nhau mà bạn có thể nhận ra quan điểm sống mỗi người, biết cách dung hòa nó cũng như tự biết mình sai, mình có lỗi ở đâu để sửa thì đó là một việc rất tốt.

Vì thế nên mới nói, không phải cứ hay tranh cãi là bất đồng, là mâu thuẫn không giải quyết, không chung sống với nhau được. Quan trọng là cách bạn giải quyết mâu thuẫn và tiếp thu những gì từ những mâu thuẫn đó đem lại.

Hoặc thậm chí, hôn nhân sứt mẻ từ những điều vô cùng nhỏ nhặt. Có người vợ không chấp nhận nổi thói bừa phứa của chồng, hay có ông chồng chán ngán vợ chỉ vì cái tật nói nhiều của vợ. Nếu ai cũng muốn thắng, cũng găng lên bằng được để ăn thua với đối phương thì rất dễ khiến đối phương tổn phương.

Hãy nhớ, trong mỗi cuộc cãi vã hôn nhân, người thắng chính là kẻ thất bại. Vì thế người ta mới nói, đã là vợ chồng chớ có làm khó dễ đối phương, chớ có bắt bẻ đối phương, chớ có chỉ trích đối phương! Hãy cứ làm vẻ ngốc nghếch mà đi cùng đường với nhau.

Mỗi một người chỉ có thể từ từ mà lĩnh ngộ thôi, bởi vì không có được mấy người có thể làm được tốt, vậy nên đừng có làm người chỉ biết nói mà không biết làm!

“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Chuyện không có đúng sai, chỉ có hòa thuận hay không, gia đình hòa thuận mới có thể “vạn sự hưng”!

Không phải mệt mỏi liền chia xa, không phải không hợp nhau liền rời bỏ. Mà là dẫu có mệt mỏi hơn nữa cũng muốn ở cùng nhau, dẫu có không hợp nhau cũng cố gắng bên nhau.

Mệt mỏi là bởi để mắt đến, không thích hợp là vì chưa đủ tình cảm yêu thương, tình yêu thật sự không có nhiều lý do như vậy.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/vo-chong-cu-mo-mieng-ra-la-cai-nhau-nen-biet-dieu-nay-de-doi-song-hon-nhan-luon-hanh-phuc-d84739.html
X