Vị trí tốt nhất trồng cây đinh lăng: Chỉ cần 1 cây cũng thu hút tài lộc, giàu có phát tài

Theo quan niệm về mặt phong thủy, đặt đúng vị trí cây Đinh Lăng sẽ giúp thu hút tài lộc và may mắn.

Cây đinh lăng là gì?

Cây đinh lăng (tên khoa học là Polyscias fruticosa – (L.) Harms hay còn gọi là Ming Aralia), thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là loài cây bụi hoặc cây bụi thấp nhiệt đới cao khoảng 5 mét và rộng 2-3 mét. Đinh lăng đặc trưng bởi những nhánh cây rộng với lá màu xanh bóng tập trung gần đầu ngọn cành.

  

Cây đinh lăng đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền như một phương thuốc bổ, giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng

Về phong thủy, cây đinh lăng được biết đến với ý nghĩa có thể ngăn chặn khí xấu xông vào nhà. Từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà. Đây xứng đáng là một trong những loài cây nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.

Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng hợp phong thủy

Theo quan niệm dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu, đông thời còn thu hút nhiều lộc tài. Có đinh lăng trấn giữ rồi thì tiền của sẽ không bị thất thoát, ngoài ra còn giúp gia đình hạn chế nhiều điềm xấu.

Theo Tử vi hàng ngày, vị trí tốt nhất nên trồng cây phong thủy trước nhà tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính. Bạn nên trồng lệch sang một bên để chừa lối thu hút vượng khí vào nhà. Không nên trồng cây dựa sát tường, thay vào đó hãy ưu tiên các vị trí hướng nắng vì đây vốn là loài cây ưu nắng.

Cây đinh lăng là nguồn năng lượng xanh đặc biệt tương hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc, gia chủ mệnh này nên trồng nhiều cây đinh lăng để tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Cách trồng

Chuẩn bị nguyên liệu

Đất trồng: Đất tơi, xốp

Chậu trồng có thể bằng xi măng hoặc bằng nhựa to

Phân chuồng hoặc phân NPK

Cách thực hiện

Bước 1: Giâm hom giống trong đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK và tưới một ít nước.

Bước 2: Sau khi trồng xong nên phủ lên trên một lớp rơm hoặc bèo tây để giữ độ ẩm và tạo độ mùn cho đất.

Bước 3: Sau khoảng 25 – 30 ngày thì lá non bắt đầu ra, lá ra bắt đầu nhiều và dài tầm 10cm thì bạn có thể nhổ trồng ra chậu.

Đinh lăng là một loại cây rất dễ trồng, cây không thích sống trong môi trường đọng nước, phát triển nhanh nếu được trồng trong đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình.

Cây có thể trồng được vào bất kỳ mùa nào trong năm nhưng tốt nhất bạn nên trồng vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 đến tháng 4.

Cách chăm sóc

– Cây đinh lăng dễ trồng cũng dễ sống nên phát triển quanh năm, có tính chịu hạn, ít bị sâu bệnh hại cho nên bạn không cần phải tưới cây liên tục.

– Trường hợp cây bị đọng nước phải thoát nước cho cây. Từ năm thứ 2 trở đi, bạn cần phải tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 9.

– Không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây.

Tác dụng trong ẩm thực

Trong y học ngoài là một vị thuốc, cây đinh lăng còn là cây gia vị trong ẩm thực, nó là một loại rau khá quen thuộc đối với chúng ta. Có thể ăn sống lá đinh lăng kèm với một số món ăn khác.

Đinh lăng kho với cá cũng là một món ngon dân dã, bổ dưỡng. Lá đinh lăng cũng được dùng làm rau gia vị cho một số món canh hoặc xào, khiến cho món ăn thêm hấp dẫn hơn.

Các nhà khoa học đã có nghiên cứu cho thấy được tính ưu việt để chữa nhiều bệnh khác nhau của cây đinh lăng. Đinh lăng có thể coi là nhân sâm của người nghèo. Các bộ phận của cây từ thân, lá, cho đến rễ đều có thể chữa và phục hồi được rất nhiều căn bệnh.

Lá đinh lăng có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, chống mẩn ngứa, đắp mụn nhọt, chống dị ứng. Thân cây có thể dùng để chữa các bệnh về xương khớp như đau lưng, mỏi gối, đau xương, đau khớp, thấp khớp  của người già. Rế đinh lăng là một vị thuốc quý như nhân sâm.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link