Trên tủ lạnh có 2 nút điều chỉnh: Chỉnh đúng giảm nửa tiền điện, dùng chục năm không hỏng

Đây là hai nút chức năng điều chỉnh độ lạnh của 2 ngăn, thế nhưng nguyên lý hoạt động lại khác nhau.

Tủ lạnh là vật dụng quen thuộc của mọi nhà. Khi sử dụng tủ lạnh, cần biết một số cơ chế sẽ giúp máy chạy bền, tiết kiệm.

2 nút điều chỉnh cơ bản trong tủ lạnh nhà nào cũng nên nắm rõ

Nút điều chỉnh công suất dàn lạnh

Tuy cả hai nút đều có chức năng là điều chỉnh độ lạnh của 2 ngăn, nhưng nguyên lý hoạt động của mỗi nút lại hoàn toàn khác nhau. Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét nút điều chỉnh được đặt tại ngăn lạnh.

 

Nút này thường có dạng núm vặn, có chức năng là điều chỉnh công suất của dàn lạnh trên tủ. Nghĩa là khi bạn điều chỉnh bằng nút này, sẽ làm thay đổi độ lạnh của cả ngăn đá và ngăn lạnh. Nếu bạn chỉnh số càng to, dàn lạnh của tủ sẽ hoạt động với công suất lớn hơn và tủ sẽ làm lạnh nhanh hơn trên cả 2 ngăn.

Nút phân phối gió

Các tủ lạnh thông thường chỉ có 1 dàn lạnh và từ dàn lạnh này, sẽ có 1 quạt gió được bố trí ẩn bên trong tủ để đưa hơi lạnh đến 2 ngăn trên tủ. Quạt gió này thường được đặt ở phía trên ngăn đá.

Vì vậy, nút điều chỉnh này thực chất dùng để phân chia luồng gió xuống mỗi ngăn bên trong tủ.

Ví dụ ở hình bên trên là nút điều chỉnh tại ngăn đá, nếu bạn gạt qua trái, hơi lạnh sẽ được phân phối xuống ngăn lạnh nhiều hơn. Nếu gạt qua phải, hơi lạnh sẽ được ưu tiên đưa lên ngăn đá nhiều hơn.

Việc nắm được nguyên lý hoạt động của 2 nút điều chỉnh này rất quan trọng. Ví dụ trong trường hợp bạn ít sử dụng ngăn đá và chỉ tập trung vào bảo quản thực phẩm tại ngăn lạnh.

Như vậy, bạn chỉ cần gạt nút gạt sao cho gió thổi xuống ngăn lạnh nhiều hơn mà không cần thiết phải tăng công suất tủ bằng nút điều chỉnh dưới ngăn lạnh gây hao tốn điện không cần thiết.

Một số mẹo sử dụng tủ lạnh bền và tiết kiệm điện

Đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn nhiệt, không kê sát tường

Bạn không nên đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng cũng như ánh sáng mặt trời. Đồng thời, tủ lạnh cũng không nên kê sát tường vì tủ cần có không gian để tỏa nhiệt, giúp tủ lạnh làm việc hiệu quả hơn. Chuyện này đặc biệt quan trọng vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và mau xuống cấp.

Không mở cửa tủ lạnh quá lâu

Khí lạnh sẽ thoát hơi khi cửa tủ mở, khi đó máy nén sẽ hoạt động nhiều hơn, khiến bạn tốn nhiều điện hơn để làm lạnh lại từ đầu. Do đó, bạn không nên mở tủ lạnh quá lâu và hãy nhớ đóng cửa tủ lạnh cẩn thận, sao cho miếng đệm cửa trên tủ lạnh hít chặt vào thân tủ.

Vệ sinh tủ định kỳ

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, bạn nên vệ sinh tủ đúng cách mỗi tuần để làm sạch các vết bẩn, những tiềm ẩn vi khuẩn trong và ngoài tủ. Khi lau chùi tủ lạnh, bạn cần:

– Ngắt nguồn điện, đưa hết thực phẩm ra ngoài.

– Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bên trong tủ lạnh. Tránh dùng bất cứ vật sắc nhọn nào để cạo, cạy tuyết và các vết bẩn trong tủ để không làm hỏng dàn lạnh trong tủ.

– Lau sạch mặt ngoài tủ lạnh và khu vực xung quanh tủ lạnh để tránh tình trạng chuột bọ làm hỏng các chi tiết máy, dây điện của tủ lạnh.

Sử dụng nguồn điện riêng cho tủ lạnh

Nguồn điện là một phần quan trọng khi dùng tủ nhằm giúp tủ hoạt động hiệu quả, tránh hỏng hóc do lượng điện không ổn định. Việc sử dụng nguồn điện đúng cách cũng giúp bảo vệ hệ thống điện nhà bạn, tránh tình trạng cháy nổ do chập điện.

– Tủ lạnh tiêu hao một lượng điện nhất định và làm việc liên tục với cường độ cao. Vì thế, ổ cắm điện dành cho tủ lạnh nên được thiết kế độc lập, không dùng chung với những thiết bị khác.

– Nguồn điện dùng cho tủ lạnh nên có cầu chì riêng để đề phòng lượng điện quá tải gây cháy nổ, hỏng hóc hệ thống điện trong nhà.

Tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh

Ngoài việc sử dụng những chiếc tủ lạnh công nghệ mới có chức năng tiết kiệm điện năng, một số thói quen tốt trong cách sử dụng tủ hàng ngày cũng giúp bạn tiết kiệm điện đáng kể.

– Không để thực phẩm nóng vào tủ để tránh tình trạng tủ phải tiêu thụ một lượng điện đáng kể để cân bằng lại nhiệt độ lạnh cần thiết trong tủ.

– Không đặt quá nhiều thức ăn vào tủ giúp tủ không làm việc quá tải. Giữa các thực phẩm đặt vào tủ lạnh cần có khoảng cách thông thoáng để hơi lạnh có thể đi qua, làm lạnh đều mọi thứ, dẫn đến ít tiêu tốn điện năng hơn.

Tắt tính năng làm đá tự động khi cần thiết

Một số tủ lạnh sẽ có tính năng làm đá tự động giúp bạn nhanh chóng có các viên đá lạnh để sử dụng. Tuy nhiên để tiết kiệm điện hơn, bạn có thể tắt tính năng này đi khi không có nhu cầu sử dụng và thay thế bằng cách làm đông đá truyền thống trên ngăn đông.

Tổng hợp: Phunutoday.vn

https://phunutoday.vn/tren-tu-lanh-co-2-nut-dieu-chinh-chinh-dung-giam-nua-tien-dien-dung-chuc-nam-khong-hong-d357669.html

Nguồn: Xe & Thể thao

https://xevathethao.vn/uncategorized/tren-tu-lanh-co-2-nut-dieu-chinh-chinh-dung-giam-nua-tien-dien-dung-chuc-nam-khong-hong.html

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/tren-tu-lanh-co-2-nut-dieu-chinh-chinh-dung-giam-nua-tien-dien-dung-chuc-nam-khong-hong-d157674.html
X