Chuyện mẹ chồng nàng dâu là chủ đề muôn thuở. Nhưng kiểu mẹ chồng hà khắc với con dâu đến mức ám ảnh như tôi chắc chẳng hiếm có người trải qua.
Mười một năm làm dâu, có hai mặt con đủ nếp, đủ tẻ. Công việc ổn định, thu nhập mức khá vậy mà tôi chưa bao giờ thấy mình có tiếng nói trong gia đình.
Từ hồi lấy chồng, tôi cũng đã xác định sẽ sống chung với mẹ chồng vì bố chồng tôi mất sớm. Tôi nghĩ mẹ chồng cũng từng làm dâu nên chắc chắn sẽ dễ tâm sự, cảm thông cho nhau.
Ảnh minh họa internet
Nhưng không! Ngay từ ngày hai đứa quyết định chuyện cưới xin mẹ chồng đã có những hành động rất khó tính. Mọi chuyện chồng tôi đều nghe bà không cãi một lời. Chúng tôi phải rời cả ngày cưới chỉ vì mẹ chồng tôi đi xem thầy có phán:
“Ngày này cực xung, cưới xin đổ bể hết. Không tốt nhất định không được tổ chức”.
Thôi thì tôi cũng nghĩ bà lo lắng cho 2 đứa nên mới quyết như thế. Nhưng đến khi về làm dâu, những chuỗi ngày ác mộng mới thật sự bắt đầu.
Sáng ra 5h30 bà đã gọi tôi dậy chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Xong xuôi thì dọn dẹp nhà cửa. Không vừa ý chỗ nào là bà sẽ kiểu nhắc đi nhắc lại, bắt bẻ đủ điều.
Nhất là vào thời gian tôi có bầu đứa lớn. Mẹ chồng thấy tôi nghén đến tháng thứ 5 lúc ăn cơm bà còn bảo tôi: “Người ta nghén 2, 3 tháng đầu thôi chứ, mẹ mày nghén gì mà nghén ghê thế. Trước đây, lúc có bầu thằng M (tên chồng tôi) 8 tháng tôi vẫn gánh củi, đẩy xe cấy cày bình thường. Ngày nay, các chị sướng quá nên sinh cái tính ỷ nại”.
Tôi đáp: “Mẹ ơi, có nhiều người còn nghén đến lúc sinh cơ mẹ ạ. Chứ con đâu có sung sướng gì đâu mà mẹ nói thế”.
Mẹ chồng: “Đấy chị cứ làm như là cả thế giới có mình chị biết chửa biết đẻ không bằng”.
Dứt câu, bà đặt bát cơm xuống bàn, đi thẳng vào phòng. Chồng tôi thấy thế cất tiếng hỏi: “Ơ mẹ đi đâu đấy, sao không ăn nữa?”
Mẹ chồng: “ Nuốt không trôi”.
Chồng cũng có ý trách tôi sao lại cãi mẹ thế. Bà già rồi nhịn tí đi cho cửa nhà êm ấm. Nhưng chồng tôi đâu có ở nhà nhiều đâu mà biết được.
Tiền lương hàng tháng bao nhiêu, đưa mẹ chồng giữ hết. Bà sẽ thay vợ chồng tôi chi tiêu ăn uống trong nhà. Nhưng đồ ăn bà nấu lúc nào cũng trong tình trạng “nhìn nhau để gắp”. Chưa tính đến khoản đồ ăn để tủ lạnh bà lấy ra hấp đi hấp lại. Phải ăn hết thì thôi chứ rất hiếm khi bà đổ đi.
Đỉnh điểm, hôm đó, tôi có đứa em họ mới mua nhà mới, gọi điện mời gia đình đến tân gia. Chồng tôi nghe máy ở phòng khách nói chuyện cũng rôm rả. Chủ yếu là chúc mừng rồi khen cô chú giỏi giang. Cũng đề cập đến vấn đề ở riêng như thế thoải mái các thứ.
Chả hiểu mẹ chồng tôi nghe thấy cuộc hội thọai từ lúc nào. Đến lúc ăn cơm, chồng tôi cũng nói qua bảo cuối tuần 2 vợ chồng qua chúc mừng cô chú. Mẹ chồng tôi đanh giọng: “Phận dâu con thế là không được, theo chồng thì phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ chồng chứ ai lại xúi chồng ra ở riêng như thế. Bà nhà bên đấy hiền, chứ gặp tôi là không bao giờ có chuyện đấy xảy ra”.
Không khí bữa ăn trở nên nặng nề hơn. Tôi và chồng cũng không đáp lại lời bà, nên bữa anh cũng nhanh chóng kết thúc.
Một thời gian sau, mẹ tôi tự nhiên đổ bệnh, nhập viện nhưng do sức khỏe yếu, bệnh lâu năm bà dấu bệnh, nên giờ bị biến chứng. Tôi lúc đó thương bà lắm, có bệnh mà không nói để giờ thay bằng nằm nhà lại phải nằm viện.
Lúc thấy bà như thế, mọi ấm ức, thù hằn của tôi biến mất. Tôi cũng hết lòng chăm sóc bà. Nhưng chuyện gì đến cũng sẽ đến. Bà đã qua đời sau một thời gian chống chọi với bệnh tật vì già cả sức khoẻ yếu.
Nay 100 ngày bà mất, chú tôi mới thông báo, mẹ chồng tôi trước khi mất có để lại di chúc. Vợ chồng tôi sững sờ, nhà chồng thì cũng chỉ có chồng tôi và 1 cô em gái. Cô em cũng đã lập gia đình. Bà ở chung với vợ chồng tôi, vậy mà bà còn lập cả di chúc.
Nhưng sự thật còn khiến cả gia đình họ hàng nhà tôi sốc nặng. Trong di chúc có đoạn: “Tất cả nhà cửa, đất đai tôi để lại cho con trai và con dâu đều nhau. Riêng cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ 2 cùng 2 cây vàng tích góp tôi để lại cho con dâu tôi.
…
Con dâu! Mẹ xin lỗi bấy lâu nay đã quá khắt khe với con. Khiến con cũng chịu nhiều ấm ức. Dù vậy, nhưng mẹ biết con luôn 1 lòng một dạ vì gia đình này. Mẹ nhìn thấy hết, ghi nhận cả, mẹ rất cảm ơn con. Hãy thay mẹ chăm sóc gia đình mình con nhé.
Cảm ơn và xin lỗi con nhiều”.
Tôi oà khóc khi cầm di chúc và đọc lại từng dòng mẹ viết. Từng câu, từng từ tôi đều ghi nhớ. Giờ muốn nói xin lỗi hay cảm ơn với bà cũng đã muộn. Tôi tự hứa, sẽ luôn chăm sóc gia đình nhỏ thật tốt để bà được yên lòng nơi chín suối.