Một câu nói mà dân ngân hàng hay bàn ra tán vào “người nghèo sẽ gửi, người giàu sẽ quay”, có lẽ xuất phát từ chính nhu cầu xã hội hiện nay.
Thực tế, để người nghèo làm ra được đồng tiền sẽ rất khó khăn và vất vả. Do vậy, xu hướng chung của người nghèo khi có tiền sẽ thường mang đi mua vàng hoặc tiết kiệm ngân hàng. Một phần, họ không đủ hiểu biết để đầu tư & buôn bán. Phần còn lại, là tâm lý lo sợ được mất khi đầu tư. Vậy nên, họ thường chọn phương án an toàn là gửi tiết kiệm để lấy lãi suất.
Tâm lý của người giàu sẽ trái ngược hoàn toàn, họ sẽ vay ngân hàng để đi đầu tư đủ các loại ngành nghề từ kinh doanh, đất đai, tài chính, chứng khoán. Hoặc có thể đầu tư “hình ảnh bản thân” bóng bẩy với nhà lầu, xe hơi, trang sức và phụ kiện hàng hiệu. Điều này giúp phục vụ công việc làm ăn của họ gặp thuận lợi hơn.
Thực trạng này xảy ra, có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân “tiền mặt mất giá”
Lý giải nguyên nhân tiền mặt càng ngày càng mất giá. Đó chính là vì khi “cung tiền vượt đỉnh, tiền sẽ mất giá”. Để cụ thể vấn đề này, chúng ta có phép toán sau:
“Bạn có 100.000 đồng, và có 100 sản phẩm để mua. Như vậy giá mỗi sản phẩm sẽ là 1.000 đồng.
Nhưng nếu bạn có 200.000 đồng mà vẫn có 100 sản phẩm để mua. Muốn mua hàng, bạn phải trả đến 2000 đồng.”
Bạn thử nghĩ xem. Trước đây nếu bạn có 100.000 đồng, bạn có thể mua được rất nhiều thứ. Nhưng hiện tại bạn vẫn có 100.000 đồng, bạn có thể mua được bao nhiêu thứ?
Theo dòng chảy xã hội, con người ngày càng có thu nhập cao hơn nhưng kéo theo đó là vật giá leo thang. Vậy nên có thể lương bạn năm nay tăng hơn so với năm ngoái, nhưng các nhu yếu cũng tăng lên. Thì chưa chắc đời sống năm nay của bạn đã khá giả hơn.
Chính vì thế, tiền mặt mất giá là tình trạng chung của xã hội hiện nay. Do vậy, giữ tiền mặt trong người không phải là lựa chọn thông minh. Bạn giữ tiền mặt, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận tài sản của mình không tăng mà ngày càng hao hụt đi.
Vậy, khi không thể giữ tiền mặt trong người. Người nghèo sẽ tìm đến xu hướng gửi tiết kiệm để lấy lãi sinh lời. Còn người giàu sẽ tìm đến xu hướng các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán…
Thực tế bất động sản có lúc lên lúc xuống, nhưng giá nhà 10 năm trước so với 10 năm sau vẫn tăng chóng mặt. Và người giàu sẽ đầu tư vào đó, để kiếm chác lợi nhuận.
Giá nhà ở cũng rất cao so với thu nhập mặt bằng chung. Một người lao động bình thường phải mất 15-20 năm mới có thể sở hữu căn nhà. Chính vì thế, người nghèo chỉ còn hi vọng gửi tiết kiệm để tích góp mua nhà.
Còn tư duy của người giàu lại khác, họ có thể sẵn sàng ở nhà thuê. Để lấy tiền làm thanh khoản. Họ buôn bán đất cát sang tay để tiền đẻ ra tiền. Thay vì chờ tiền yên vị một chỗ với số lãi ít ỏi.
Kinh tế thế giới sau Covid phục hồi khá chậm, việc mở rộng kinh doanh hiện tại cũng gặp một số trở ngại. Do đó, người giàu sẽ rủ nhau đi buôn đất cát để dễ kiếm chác. Vì thực tế, buôn bán đất đai vẫn là ngành đem lại lợi nhuận cao nhất trong các ngành hiện nay. Chính điều này đã gây ra bong bóng đất đầu năm vừa rồi.
Chung quy lại, người nghèo với bản ki cóp đem tiền gửi tiết kiệm còn người giàu muốn tiền đẻ ra tiền thì phải vay để đầu tư sinh lời.
Đây cũng là điều dễ hiểu trong quy luật tài chính hiện nay!