Thanh niên nhặt được ví, người mất đến xin lại thì vòi vĩnh: “Có bồi dưỡng tiền cho anh không?”

Người xưa có câu thành ngữ: “Tri ân bất cầu báo”, có nghĩa là giúp đỡ người khác mà không cầu mong sự báo đáp (cho đi mà không cần nhận lại cái gì, đơn giản là cho đi). Tuy nhiên, nhiều người ban đầu có hành động tưởng chừng là tốt đẹp thế nhưng

Người xưa có câu thành ngữ: “Tri ân bất cầu báo”, có nghĩa là giúp đỡ người khác mà không cầu mong sự báo đáp (cho đi mà không cần nhận lại cái gì, đơn giản là cho đi). Tuy nhiên, nhiều người ban đầu có hành động tưởng chừng là tốt đẹp thế nhưng hóa ra cuối cùng lại có mục đích. Ví dụ như thanh niên trong câu chuyện dưới đây. Đáng lẽ đang làm việc tích đức thì cuối cùng lại là hành động nhận phải nhiều chỉ trích…

Cụ thể, có một cô sinh viên bị mất ví, sau đó có một nam thanh niên “tốt bụng” ở khu Hiệp Bình Phước (Thủ Đức) nhặt được. Tuy nhiên, khi em sinh viên đến để xin nhận lại thì nam thanh niên nói thẳng: “Có bồi dưỡng tiền cho anh không?”.

vi
Sau đó, em sinh viên nói:

-“Em cũng là sinh viên thôi, cho e xin lại giấy tờ vì em sắp thi cử và giấy tờ rất quan trọng với em.

Nam thanh niên tiếp tục nói:

-“Ừ thì tui trả nhưng mà phải hậu tạ tui xíu chứ”.

Đáng chú ý, gia đình của nam thanh niên nhặt được ví không hề khó khăn. Thậm chí có căn nhà to, khang trang ở ngã ba, có hai mặt tiền kinh doanh. Mẹ và vợ con của nam thanh niên cũng rất sành điệu, sang chảnh.

Nam thanh niên nhất định đòi tiền hậu tạ từ cô bé sinh viên, mặc cho cô gái năn nỉ. Cô gái là sinh viên xa nhà. Mặc dù trong ví có gần 2 triệu tiền mặt nhưng đó là tiền ăn và chi tiêu trong cả tháng.

Cuối cùng, em sinh viên đã mượn bạn bè và đưa cho nam thanh niên này 300k để xin nhận lại ví tiền.

Có rất nhiều cư dân mạng bày tỏ quan điểm về sự việc này:

Giúp người là giúp mình. Sao có các cô lao công, các bác xe ôm, các em học sinh nhặt được cả tỷ họ vẫn trả lại mà không cần 1 xu “bồi dưỡng”, đấy là những con người có nghĩa có tình. Lợi dụng người khác khó khăn để kiếm chác là cái kiểu gì.

-Không phải cứ ở thành phố văn minh thì là người có văn hóa đâu.

-Thường thì theo luật “quỹ đạo” những người sống như thế này là họ đang đem hết cái xui rủi về chính gia đình của mình.

-300k cũng không làm giàu lên nhưng 300k lại mua được mất liêm sỉ, sĩ diện của thanh niên này.

-Rồi sau này nhà anh ý mất cái gì, thì anh ý mới thấm.

-Cơ hội để tích thêm đức, đây lại đi rước thêm nghiệp…

Chia sẻ bài viết:
X