Tâm Lý Trẻ Khi Bị Cha Mẹ Đối Xử Thiên Vị, Bất Công Trong Gia Đình

Thực tế, đây là vấn đề khá nan giản. Bởi một cây non sẽ dễ uốn nắn hơn cây cổ thụ. Và thật khó để thay đổi suy nghĩ của một người đã trưởng thành, thậm chí đã làm cha làm mẹ.

Vẫn biết rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, nên trong gia đình sẽ có đứa con này đứa con kia. Những đứa hợp với tính của bố mẹ sẽ được yêu thích hơn, dù ít hay nhiều. Cách đối xử thiên vị giữa các con trong nhà sẽ khiến nhiều đứa trẻ bị tổn thương tâm lý.

Bố mẹ đối xử bất công giữa các con trong gia đình

Vấn nạn “bố mẹ đối xử thiên vị giữa các thành viên trong nhà” là chủ đề gây nhiều tranh cãi và chưa bao giờ hạ nhiệt. Có nhiều bố mẹ luôn tự nhận mình là “tôi luôn đối xử công bằng với các con”, nhưng qua tìm hiểu thực tế sẽ chẳng như chúng ta vẫn nghĩ. Đôi khi chỉ vài lời nói hay hành động thiếu kiểm soát, bố mẹ sẽ vô hình chung khiến con cái của họ cảm thấy bị phân biệt đối xử.

Trong một cuộc khảo sát được các nhà tâm lý học tiến hành ở Đại học Williams College, có tổng cộng 326 bố mẹ trong độ tuổi 50 – 70 và 894 đứa con của họ cùng tham gia. Thực tế phản ánh rằng lên tới 82% bố mẹ đưa ra quyết định khi lựa chọn về đứa con trong gia đình mà họ thấy thân thiết hơn. Hơn 20% trong số những bạn trẻ ở đây cảm thấy họ bị đối xử bất công bởi chính bậc phụ huynh của mình.

Bố mẹ cư xử phân biệt giữa các con là do đâu?

Khi được hỏi về vấn đề thiên vị giữa những thành viên trong gia đình, phần lớn bố mẹ đều khẳng định luôn cư xử công bằng giữa các con. Thế nhưng thực tế khi các nhà khoa học tiến hành khảo sát và phân tích, đã chỉ ra đến 76% cặp vợ chồng có từ hai người con trở lên, họ sẽ dành sự quan tâm và yêu thích cho một đứa so với những đứa trẻ còn lại.

Đôi khi sự thiên vị đó, chính bố mẹ còn không nhận ra. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tìm ra được những nguyên nhân hình thành nên tâm lý phân biệt đối xử giữa các con của nhiều gia đình.

Sự khác nhau về tính cách

Không phải những đứa con sinh ra đều có tính tình giống nhau, mà mỗi đứa trẻ sẽ sở hữu một cá tính riêng. Vô hình chung, những đứa con có tính cách tương đồng với bố mẹ sẽ được yêu mến hơn.

Một ví dụ cụ thể: Bạn có hai người con, trong đó một đứa luôn ương bướng và không nghe lời, đứa còn lại thì hiểu chuyện và chăm ngoan. Bạn sẽ yêu thích đứa con nào hơn?

Không tiếp xúc gần gũi với con cái

Trong những đứa con, nếu chẳng may có một đứa phải sống xa nhà, ở nhà ông bà nội ngoại. Còn một đứa thì sống cùng bố mẹ. Thì tất nhiên bố mẹ sẽ dành tình yêu cho đứa sống cùng hơn đứa ở xa. Thế các cụ mới có câu “xa mặt cách lòng”.

Không cùng suy nghĩ về cách sống

Nếu giữa con cái và bố mẹ bị bất đồng về suy nghĩ, quan điểm và hành động sẽ dẫn đến những mâu thuẫn và lâu dần hình thành sự xa cách với bố mẹ và con cái.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ

Lối suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” vẫn là tư tưởng thâm niên cố đế trong những ông bà, bố mẹ có tư tưởng lạc hậu. Họ phân biệt thấy rõ giữa con trai và con gái trong gia đình. Con trai sẽ được bố mẹ yêu thương, chiều chuộng nhiều hơn con gái, vì lối suy nghĩ thiển cận là bố mẹ cần con trai để “nối dõi tông đường”.

Sự phân biệt lớn bé trong gia đình

Thực tế rằng, con út luôn được bố mẹ yêu thương và quan tâm hơn con cả. Đây là xu hướng xảy ra lên tới 86% ở bố mẹ có từ hai con trở lên.

Những đứa trẻ “cừu đen”

Đây là một từ lóng để gợi tả về những đứa con chỉ biết gây ra chuyện, luôn ương bướng, không chịu nghe lời bố mẹ. Do vậy chúng luôn gây ra những rắc rối và phiền toái trong gia đình. Những đứa con như vậy, sẽ khiến bố mẹ của chúng cảm thấy phiền phức.

“Bóng ma tâm lý” của những đứa con bị đối xử phân biệt

Nếu gia đình đối xử không công bằng thì sẽ chẳng còn nơi nào đối xử công bằng với con. Vẫn biết rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, nhưng đã là máu mủ ruột già thì bố mẹ nên chỉ bảo con cái để chúng biết sửa sai hơn là cư xử bất công với con.

Khi một đứa trẻ bị đối xử bất công chúng sẽ cảm thấy tổn thương, lâu dần sẽ hình thành nên tâm lý “phản kháng”. Do đó sẽ đem lòng đố kỵ, uất hận cả bố mẹ và những người anh chị em khác trong gia đình.

Sự đối xử bất công bằng của bố mẹ có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lớn lên của trẻ. Những đứa trẻ bị khinh miệt sẽ dễ tìm đến rượu bia, thuốc lá hay các loại chất kích thích khác, nhất là khi con trẻ đang ở giai đoạn dậy thì.

Không chỉ đứa trẻ bị đối xử bất công, mà ngay chính đứa con được bố mẹ thiên vị hơn cũng bị ảnh hưởng. Khi chúng được bố mẹ nuôi chiều sẽ luôn cho rằng mình là “tâm điểm của vũ trụ”, từ đó dễ hình thành thói hống hách, bắt nạt những đứa con khác.

Một chuyên gia tâm lý học người Pháp cho biết rằng, những bố mẹ có hành vi cư xử thiên vị với các con cái sẽ khiến cho chúng sẽ nhớ mãi không quên. Điều này thậm chí còn theo chúng đến cả khi trưởng thành, bởi hành động của bố mẹ đã ăn vào sâu trong suy nghĩ và trí não của chúng. Chúng sẽ luôn cho rằng mình là đứa bất tài, vô dụng nên bố mẹ mới coi thường.

Làm cách nào để bố mẹ hạn chế “phân biệt đối xử” giữa các con?

Thực tế, đây là vấn đề khá nan giản. Bởi một cây non sẽ dễ uốn nắn hơn cây cổ thụ. Và thật khó để thay đổi suy nghĩ của một người đã trưởng thành, thậm chí đã làm cha làm mẹ.

Bố mẹ chỉ thực sự thay đổi khi bản thân họ nhận thức ra vấn đề đó. Thay vì luôn cố gắng “biện minh” cho hành động không thiên vị của mình thì bố mẹ nên đối điện vào sự thật. Chỉ khi bố mẹ dám bỏ qua cái tôi của mình, để biết cái sai ở đâu. Hãy thử dành nhiều thời gian hơn cho đứa trẻ mình đã từng ghét bỏ, để có thể hiểu con và tìm ra những mặt tốt của con. Khi đó, bố mẹ sẽ thấy rằng con thật đáng được đối xử công bằng như những đứa con còn lại.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link