Tại sao người già ở nông thôn thường sống lâu hơn người già ở thành phố? Nghe xong 3 yếu tố ai cũng gật đầu

Đời người ai cũng phải trả qua Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Biết rằng cuối cùng chẳng ai là tránh được cái chết, nhưng những người già vẫn luôn mong muốn được sống lâu nhất cùng con cháu. Họ tin rằng việc họ sống dài lâu với con cháu của họ sẽ như

Đời người ai cũng phải trả qua Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Biết rằng cuối cùng chẳng ai là tránh được cái chết, nhưng những người già vẫn luôn mong muốn được sống lâu nhất cùng con cháu. Họ tin rằng việc họ sống dài lâu với con cháu của họ sẽ như cây cao bóng cả, soi đường chỉ lối cho các con, dạy các con về hiếu nghĩa ở đời. Khi nói chuyện về người già ở nông thôn và thành phố lại xuất hiện một mâu thuẫn lớn. Người già ở thành phố có mức sống tốt hơn, nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại chăm sóc sức khỏe hơn thì lại có tuổi thọ ít hơn những người già ở nông thôn – những người phải sống trong điều kiện sống khó khăn hơn rất nhiều.

Vậy, tại sao lại có sự mâu thuẫn đó. Sau đây là ba yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi thọ của người già, và cũng là những nguyên nhân trực tiếp cho sự mâu thuẫn kể trên, mà ai nghe xong cũng phải gật đầu thừa nhận.

Môi trường sống

Yếu tố đầu tiên chính là môi trường sống. Phải thừa nhận rằng, những người già ở thành phố được sống trong một môi trường hiện đại, tiên tiến, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc môi trường đó không thực sự trong lành. Sự ô nhiễm từ những khu công nghiệp, nhà máy, những dòng xe cộ tấp nập trên đường, trong khi lại có rất ít những không gian thoáng đãng với tràn ngập cây xanh. Sự ô nhiễm này đương nhiên không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người già, nhưng họ lại là đối tượng dễ bị tổn hại nhất, bởi tuổi tác ngày càng giảm, sức đề kháng kém dần. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh tật ở người cao tuổi. Người già đã lao động cả đời để đến bây giờ được nghỉ ngơi, nhưng bầu không khí xung quanh họ lại vô cùng ngột ngạt và khó chịu.

Ngược lại, người già ở nông thôn tuy môi trường sống nghèo nàn, lạc hậu hơn, nhưng không khí lại rất trong lành, thanh bình và yên tĩnh, nhất là những vùng nông thôn chưa bị công nghiệp hóa quá nhiều. Không khí họ hít vào cơ thể cực kỳ chất lượng, khiến cơ thể họ không dễ bị nhiễm bệnh, cùng lắm thì cũng chỉ là những bệnh của tuổi già như đau xương khớp,…

Rõ ràng, môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của người già. Môi trường càng trong lành, thanh bình và yên tĩnh, người già càng sống lâu.

Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt của người già ở nông thôn và thành phố rất khác nhau, và điều đó trở thành nguyên nhân khiến tuổi thọ của họ cũng khác nhau. Nếu bạn về một vùng nông thôn nào đó, bạn sẽ thấy rằng khoảng 10h tối là đã có rất ít người ở ngoài đường, và người già thường có thói quen ăn xong, chơi đùa cùng con cháu một lúc rồi sẽ lên giường đi ngủ. Khi lên giường, họ có thể trằn trọc một lúc nhưng cũng sẽ rất nhanh chìm vào giấc ngủ mà không phải suy nghĩ điều gì.

Trái lại, người già ở thành phố 11h giờ đêm vẫn thấy tụ thành nhóm nhảy đầm. Rèn luyện sức khỏe bằng những bộ môn nhảy đầm, khiêu vũ rất tốt cho sức khỏe của người già nhưng nên tập có thời gian và cường độ vừa phải, và đặc biệt là không để những hoạt động đó ảnh hưởng tới giấc ngủ. Và còn, khi họ ngả lưng xuống giường, họ sẽ chơi điện thoại thêm một lúc rồi mới ngủ, thói quen này rất có hại có sức khỏe của họ. Đây là lý do tại sao bạn có thể bắt gặp hình ảnh của những người già ở nông thôn nhưng vẫn làm việc như người trung tuổi, một giấc ngủ ngon và đủ sẽ luôn là tiền đề cho một sức khỏe dẻo dai.

Áp lực con cháu

Nói về áp lực con cháu, có lẽ người già ở thành phố sẽ đỡ áp lực hơn người già ở nông thôn. Không quy chụp tất cả, nhưng hầu hết con cháu của những người già thành phố đều là những người thành đạt, không bao giờ phải lo về cơm áo gạo tiền. Chính vì vậy, họ có điều kiện tốt hơn để chăm sóc bố mẹ của mình, áp lực của bố mẹ vì thế cũng sẽ ít đi. Tuy nhiên, những người già ở thành phố thường sống riêng với con cháu, điều này ở một khía cạnh nhỏ sẽ tốt cho cả hai bên, nhưng nói đi cũng phải nói lại điều đó khiến sợi dây tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình không còn khăng khít. Người già không chỉ cần được đảm bảo sức khỏe về thể chất, mà còn cả tinh thần. Và một người già cô đơn thì sẽ luôn suy nghĩ nhiều, mà suy nghĩ nhiều sẽ dễ đổ bệnh.

Trong khi đó, vấn đề này đối với những người già ở nông thôn tưởng phức tạp, nhưng kỳ thực lại vô cùng đơn giản. Họ có vài mảnh đất và chia co các con mỗi người một mảnh là xong. Nếu họ chọn sống với đứa con nào thì có thể cho đứa con đấy phần nhiều hơn. Việc sống chung đương nhiên đôi khi sẽ có mâu thuẫn, nhưng về mặt khách quan, việc cha mẹ sống chung với con cháu không chỉ giúp việc chăm sóc cha mẹ được chu đáo, mà còn khiến sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong gia đình thêm bền vững. Làn da của họ có thể sẽ nhăn nheo do tuổi già, nhưng nếu trái tim luôn được tưới mát bởi tình cảm gia đình, người già sẽ luôn luôn thấy mình còn trẻ.

Thế giới người già, tuy không còn nhộn nhịp, đầy màu sắc như người trẻ nhưng cũng luôn cần được chăm sóc và yêu thương. Người già cần một cơ thể dẻo dai, không bệnh tật, nhưng cũng cần một trái tim không bao giờ già cỗi để có thể sống thật lâu. Ba yếu tố khiến người già ở nông thôn sống lâu hơn người già ở thành phố kể trên có thể không đúng cho tất cả các trường hợp, nhưng với một cái nhìn tổng quát, đó chính là thước đo để những người trẻ căn cứ vào để biết cách chăm sóc, quan tâm và yêu thương những người già ở quanh mình hơn.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link