Tại sao có người vừa sinh ra đã sống trong nhung lụa, có người vất vả cả đời vẫn không thoát nghèo?

Trong cuộc đời có những người sinh ra đã sung sướng, ở trong nhung lụa, cũng có người chịu cảnh khổ hèn, đói rách… Tất cả là vì nhân quả tiền kiếp để lại. Muốn thay đổi vận mệnh, thay đổi quả khổ thì cần phải tu học chân chính, phải tự sửa mình.

Theo Phatgiao, trong đời cũng có những người sinh ra đã là con vua cháu chúa, nhung lụa sung sướng, nhưng cũng có người sinh ra làm con ăn mày, ăn xin rất khổ từ bé, lang thang, khổ cả đời cũng khổ, rồi cũng có những người nửa đời trước thì khổ, nửa đời sau lại sướng tức là người có hậu, cũng có người nửa đời trước thì sướng, nửa đời sau thì khổ, tức là người không có hậu.

Thân của chúng ta được sinh ra trong kiếp này, chịu ảnh hưởng của nghiệp báo từ tiền kiếp rất nhiều. Trong Phật giáo, chúng ta có kiếp trước và nhiều kiếp về trước của chính mình. Trước khi mình nhập thai mẹ tức là mình đã có một kiếp sống trước đó rồi. chúng ta không ai thể nhớ được. Trí nhớ của con người ít người có được tốt như cụ Lê Quý Đôn. Tuy nhiên nhờ vào công phu tu hành thì sẽ khai thông mở trí thì sẽ nhớ lại được kiếp trước. Đức Phật đã thấy được vô số kiếp về trước. Các bậc thánh nhân cũng vậy.

Thân của chúng ta được sinh ra trong kiếp này, chịu ảnh hưởng của nghiệp báo từ tiền kiếp rất nhiều. Trong Phật giáo, chúng ta có kiếp trước và nhiều kiếp về trước của chính mình.

Kiếp trước chúng ta sống biết tu nhân tích đức, sống đúng như lời Đức Phật dạy:

Kiếp này tự nhiên ta sinh ra được vào gia đình giàu có, và ta lớn lên có được sống rất may mắn và tốt lành, đó được gọi là thọ hưởng phước báu từ kiếp trước.

Nếu kiếp trước ta không biết tu dưỡng, ta sống ác, thất nhân, bất hiếu, trộm cắp…

Thì kiếp này ta sinh ra sẽ và gia đình nghèo khổ, lớn lên thì cuộc đời lận đận, long đong, không thành đạt điều gì cả, cuộc đời toàn chông gai, không có ai giúp đỡ. Vì kiếp trước mình gây khổ cho nhiều người quá cho nên đến kiếp này không nhận được sự giúp đỡ từ người khác, cho nên cuộc đời đau khổ.

Nếu chúng ta bị quả khổ như vậy thì ngay trong kiếp này, chúng ta có duyên được gặp Phật pháp thì cần phải tự xét bản thân và bắt đầu cố gắng tu dưỡng, sống tốt, thay đổi chính mình, tự kiểm điểm mình, bỏ hết tật xấu thì chúng ta sẽ thay đổi được quả báo.

Trong cuộc đời này, nếu chúng ta đã nghèo khổ, bất hạnh thì chúng ta phải tu ngay, phải sửa mình ngay, cần phải kiểm điểm lại bản thân. Hàng ngày phải tự kiểm điểm bản thân để mình sửa. Có như thế mới cuộc đời mình mới thoát khổ.

Thời đức Phật còn tại thế, có vợ chồng già nghèo, khổ đi ăn mày, hai vợ chồng chỉ có 1 cái khố, chồng mà đi ăn xin thì vợ ở nhà, vợ đi ăn xin thì chồng ở nhà. Khi đến nghe Đức Phật thuyết pháp thì người chồng nhận ra rằng, mình nghèo như thế là do kiếp trước mình không biết cúng dường, bố thí, làm phước. Và về bảo vợ, quyết định sẽ cúng dường cái khố duy nhất cho sư thầy nào khất thực đi qua. Tới một ngày, ngài A Nan đi khất thực và đi qua đúng cái lều nhỏ của vợ chồng già và ông bà già quyết định gửi chiếc khố ra để cúng dường. Song vì có mỗi một chiếc khố thôi cho nên không dám đi ra ngoài, cho nên đành phải lấy chiếc gậy đưa chiếc khố từ bên trong nhà ra để cúng dường và xin ngài A Nan nhận để cho cả hai vợ chồng tiêu thoát được nhân quả khổ này.

Chính vì nhân quả nghiệp báo mà tạo lên cuộc đời mỗi con người một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai cả, người sướng, kẻ khổ. Chúng ta cũng phải dựa vào nhân quả để tu tập và chuyển hóa.

Ngài A Nan nhận chiếc khố và mang chiếc khố về bạch với Đức Phật, và Đức Phật đã nhận chiếc khố. Trong khi đó thì ông vua Ba Tư Lặc đứng ngay bên cạnh, Đức Phật nói với ông vua rằng, trong đất nước của Đại vương mà vẫn còn những người nghèo khổ như vậy sao? Ông vua mới giật mình và ra lệnh cho quân lính mang của cải đến biếu cho vợ chồng già.

Cho nên trong cuộc đời này, nếu chúng ta đã nghèo khổ, bất hạnh thì chúng ta phải tu ngay, phải sửa mình ngay, cần phải kiểm điểm lại bản thân. Hàng ngày phải tự kiểm điểm bản thân để mình sửa. Có như thế mới cuộc đời mình mới thoát khổ.

Đó là con đường duy nhất, chân chính để cải thiện số mệnh của mình, nếu kiếp này mình đang đau khổ và bất hạnh thì mình chỉ còn duy nhất một con đường đó là tự tu, tự sửa. Chính vì nhân quả nghiệp báo mà tạo lên cuộc đời mỗi con người một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai cả, người sướng, kẻ khổ. Chúng ta cũng phải dựa vào nhân quả để tu tập và chuyển hóa.

Có người thuở nhỏ nghèo khổ, khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng, chăm chỉ, cần cù làm việc có phương pháp, biết tiết kiệm nên trở thành người giàu có.

Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay tinh thần. Sự nghèo khó: Là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc của cải, vật chất, hàng hóa, sự bần cùng thiếu thốn về mọi thứ.

Thứ nhất là không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia. Thứ hai là gian tham trộm cướp lường gạt của người khác. Thứ ba là không tích cực siêng năng làm việc. Thứ tư là không biết tiết kiệm trong tiêu xài. Thứ năm là hay phóng túng vui chơi sa đọa.

Trước tiên, đức Phật dạy tất cả mọi người hãy lấy hạnh bố thí làm đầu, bố thí cúng dường cha mẹ hay người tu hành chân chính, hoặc giúp đỡ, sẻ chia với người nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn. Người xuất gia thì bố thí sự hiểu biết khuyên người tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng chuyển hóa phiền não khổ đau. Người tại gia thì bố thí của cải, vật chất, hổ trợ giúp đỡ người bất hạnh hoặc cúng dường Tam bảo, hai hệ thống này nương tựa mật thiết không thể thiếu, không thể tách rời nhau được.

Phật dạy, “người cúng dường và người phát tâm tùy hỷ, công đức bằng nhau. Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì nhân ganh tị tật đố sẽ dẫn đến oán giận, thù hằn, tạo ra oan gia trái chủ, trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau”.

Người nghèo khổ làm sao có điều kiện để bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia? Trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta phải rứt ruột ra mà thôi, nhịn bớt phần ăn của mình khi gặp người khổ hơn, nếu không thì chúng ta giúp đỡ, chia sẻ bằng lời nói, bằng tấm lòng, bằng hành động. Khi ra đường, thấy một người tàn tật đi đứng khó khăn ta giúp họ qua đường, hoặc thấy người bị tai nạn không ai chăm sóc, ta tìm cách đưa người đó tới trung tâm y tế nơi gần nhất.

Cúng dường hay giúp đỡ mọi người với tâm thành kính tôn trọng không tính toán, nghĩ suy, thấy người khổ thì mình giúp. Cúng dường hay bố thí như vậy, ai cũng có thể làm được, không phải chúng ta chờ có nhiều tiền của rồi mới biết bố thí. Ai muốn làm được như vậy, trước tiên phải tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy có khả năng chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ đau thành hạnh phúc.

Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.

Đạo lý nhà Phật nói rằng, mỗi con người ta có thể thay đổi hoàn cảnh tùy theo khả năng, ý chí quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của mỗi người. Có người thuở nhỏ nghèo khổ, khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng, chăm chỉ, cần cù làm việc có phương pháp, biết tiết kiệm nên trở thành người giàu có.

Không siêng năng làm việc cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến nghèo khó, lại còn không biết tiết kiệm, làm ít mà muốn xài nhiều thấy người có món đồ đó mình không có, nhưng vì tham mà hải vay nợ để mua. Cuối cùng nợ nần chồng chất dẫn đến nghèo khổ là chuyện đương nhiên.

Đời này chúng ta giàu là bởi vì chúng ta đã bố thí, cúng dường trong kiếp trước…

Nếu chúng ta tiếp tục thực hành bố thí, cúng dường trong đời này bằng cách cúng dường đến chư Tăng và giúp đỡ những người nghèo khó thì trong kiếp sau chúng ta lại được giàu có. Đấy là luật nhân quả nghiệp báo đang vận hành một cách tự nhiên.

Cổ nhân có câu “gieo nhân nào gặp quả nấy”, kiếp trước năng làm việc thiện mới chính là căn nguyên cho sự giàu có ở kiếp này. Chân lý ấy cũng giống như câu tục ngữ dễ hình dung của Trung Quốc: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”.

Nhưng có nhiều người vẫn chưa giác ngộ được luật nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa. Đây đích thị là biểu hiện của sự mê muội.

Chỉ người siêng năng học hỏi Phật pháp mới thực sự thấu hiểu được nhân quả của vạn vật, vạn việc, để từ đó biết thay đổi, lựa chọn hành vi, lời nói và tư tưởng của mình sao cho phù hợp. Người như vậy mới có thể đi theo ánh sáng, hướng tới an yên.

Vốn dĩ, bầu trời có thể bao dung hết thảy cho nên mới rộng lớn vô biên. Mặt đất có thể chịu đựng tất cả cho nên mới tràn đầy sự sống. Một người sống ở trên đời, chớ nên coi thường người khác, đối với người thân cũng không nên mang lòng cưỡng cầu, cứ để tất cả tùy duyên, tự tại, vĩnh viễn dùng tấm lòng lương thiện đối đãi với thế gian.

Nếu tâm có thể bao dung vạn vật như bầu trời, thì vạn nỗi khổ đau làm gì còn có chốn dung thân?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/tai-sao-co-nguoi-ca-doi-vat-va-lam-lu-ma-van-ngheo-co-nguoi-lam-choi-ma-an-that-d179500.html
X