Lúc gần đất xa trời, làm tốt 3 điều này còn hơn là trông chờ vào con cháu

Trong mắt nhiều người, khi về già thường sẽ có ý nghĩ dựa vào con cái. Cho dù hiện nay có rất nhiều gia đình, con cái không muốn nuôi bố mẹ khi về già, nhưng đó chung quy vẫn là nghĩa vụ.

Nhiều người già còn cảm thấy rằng việc dựa vào con cái sẽ không làm cho họ phải xấu hổ. Con cái nuôi được họ chứng tỏ chúng đều thành đạt và có điều kiện đủ sức lo cho cha mẹ mình, phải hãnh diện mới phải.

Ở cùng con cái, người già sẽ không phải lo cơm ăn nước uống, nhưng ngược lại họ phải dựa hoàn toàn vào con cháu. Kết quả nhiều trường hợp đá minh chứng rằng việc dựa vào con cái là điều không nên, tốt nhất nên dựa vào chính bản thân mình thì hơn.

Một ví dụ điển hình đó là trường hợp của bà Hân 73 tuổi, bà mắc bệnh hiểm nghèo cách đây 2 năm, từ lần đó bà nhìn rõ thực tế cuộc sống sau này của bản thân bà: “Khi về già, nên bảo vệ ba điều này còn hơn là trông chờ vào con cháu!”.

Tại sao bà lại cảm thấy rằng việc dựa vào con cái là vô ích, không kết quả, khi về già cần bảo vệ điều gì? Chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện của bà nhé.

Bà Hân kể:

“Năm nay tôi đã 73 tuổi và góa chồng được 13 năm.

Trước khi chồng qua đời, cuộc sống của hai chúng tôi rất hạnh phúc và vui vẻ. Chúng tôi có hai con trai và một con gái, chúng đều đã có cuộc sống tốt và ổn định. Chúng sống và làm việc ở trên thành phố.

Nhưng quãng thời gian tươi đẹp không kéo dài được bao lâu. Về hưu được 5 năm thì chồng tôi qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi. Từ đó, tôi sống một cuộc sống cô đơn, lẻ loi trong căn nhà lạnh lẽo. Trước đây, tôi cảm thấy sức khỏe mình khá tốt, cộng với lương hưu hàng tháng, tôi có thể tự lo được cho bản thân mình cho dù không có chồng ở bên cạnh.

Sau cái chết của chồng, người gây tai nạn đã đưa cho tôi 300 triệu bồi thường, cùng với 200 triệu mà chồng tôi tiết kiệm từ trước tới này để lại. Nhưng tôi vẫn không hề thấy yên tâm, quãng đường đời còn lại rất dài, tôi sống một mình thì có tiền cũng có ích gì nữa?

Nhiều người cười bảo tôi là “không biết sướng”, bảo rằng có nhiều tiền mà không biết dùng. Họ bảo tôi nên ăn uống, đi du lịch, mua sắm, thuê giúp việc,…

Nhưng tôi cảm thấy cuộc sống tuổi già này không thuộc về mình, tôi luôn nghĩ con cái là chỗ dựa. Nhưng chỉ khi gặp chuyện tôi mới biết chúng đều là những con người tham lam và ích kỷ.

Sau khi chồng mất, tôi cố gắng trấn an mình để có thể quán xuyến gia đình tốt. Và tình cảm mẹ con không bao giờ rạn nứt, tôi sẽ đồng ý vô điều kiện mọi yêu cầu của con cái. Hai đứa con trai đổi nhà cách đây nhiều năm, chúng đòi tôi hơn 200 triệu, con gái duy nhất của tôi mua xe hơi, tôi trợ cấp thêm hơn trăm triệu nữa, còn những chi phí sinh hoạt thường ngày cho các cháu tôi cũng là người lo toan.

Tôi chỉ hy vọng mình đối xử với chúng tốt để sau này khi về già chúng có thể đối xử tốt với mình như vậy, về già sẽ không phải khổ.

Tôi thấy việc làm của tôi rất đúng đấy chứ. Những năm tháng sau khi chồng tôi đi, các con đều hiếu thảo với tôi. Ba đứa con lần lượt đưa tôi về nhà chăm sóc, ban đầu chúng thống nhất rằng: tôi sẽ ở lại nhà hai con trai mỗi nhà 5 tháng, sau đó sang nhà con gái ở 2 tháng, chúng bảo để tôi tự lựa chọn và ở lại bao lâu tùy thích.

Sau một thời gian sống chung với các con, tôi thấy việc này không có gì là hạnh phúc và vui vẻ cả.

Khi con trai và con gái đưa tôi về ở cùng, chúng nói là để cho tôi có cuộc sống nhàn nhã về già, nhưng thực tế tôi thấy không được thoải mái bằng việc ở một mình trong căn nhà cũ. Ngoài việc bị con rể đối xử với tôi như khách trong thời gian ở đó, thì khi sang nhà con trai tôi lại phải chịu đựng rất nhiều điều.

Ở nhà con trai lớn, hàng ngày con dâu giao cho tôi rất nhiều việc phải làm. Lúc đầu, con trai đưa cho tôi 5 triệu một tháng để chi tiêu cho gia đình, nhưng vài tháng sau, con trai thấy tiền lương hưu của tôi có nhiều. Nó bắt đầu than khóc, kể lể nhờ tôi lo giúp tiền sinh hoạt hàng tháng. Tôi rất mềm lòng, nên đã đồng ý.

Sau này nó chỉ đưa tôi đúng 2 triệu bạc, còn lại tôi trả. Càng về sau, nó càng đưa ít dần, thậm chí còn chẳng đưa đồng nào, tôi đành âm thầm tự lo hết.

Chẳng những thế, con dâu và con trai luôn cố gắng chiều lòng tôi, chỉ để tôi đứng lấy tiền ra mua sắm đồ đạc trong gia đình.

Đến khi chuyển sang con trai út cũng vậy, nhưng đứa con trai này của tôi còn lừa tiền của tôi nhiều hơn con trai cả. Tôi vừa chuyển sang chưa được bao lâu, nó đã bảo cần tiền đầu tư vào dự án, nên muốn tôi đưa cho nó khoảng 200 triệu. Nhưng số tiền trước nay tôi có được đều đã chia cho chúng và chi tiếu hết khi ở nhà con trai cả rồi còn đâu, làm sao có thể lấy lại được.

Cậu con trai út thấy tôi bảo không có tiền, nó bắt đầu bảo bán căn nhà cũ. Dù gì căn nhà đó một năm chỉ ở vài lần, giờ chúng nó thay phiên chăm sóc tôi, thì nên bán nhà càng sớm càng tốt để được giá. Có tiền rồi thì chia cho anh em chúng để còn làm ăn. Chúng giàu lên thì cuộc sống của tôi cũng tốt đẹp hơn mà thôi.

Mặc dù lúc con sống, chồng tôi có bàn rằng sẽ bán nhà để ở với con trai sau khi về hưu. Nhưng khi chồng mất, tôi không có ý định muốn bán nữa, dù sao hai vợ chồng tôi đã tốn bao nhiêu công sức, mồ hôi và nước mắt của một đời người mới có thể mua được căn nhà này. Đây là nơi duy nhất của chúng tôi có thể ở, nếu bán đi rồi những dịp Lễ muốn về quê thì sẽ không biết ở đâu cả.

Tôi từ chối yêu cầu của con trai, nhưng điều tôi không ngờ là con trai út không cam lòng, nó còn kéo theo vợ chồng con trai cả đến bắt tôi phải bán nhà. Tôi nhất quyết không bán.

Để xoa dịu tâm trạng của ba đứa con, tôi đưa cho mỗi đứa 50 triệu và nói dối rằng chỉ còn 200 triệu mà thôi. Điều này đã xua tan ý định bán nhà của chúng. Những tưởng tôi có thể yên tâm mà sống nhưng sau một trận ốm nặng, tôi mới thấy rõ thực tế.

Cách đây 3 năm, tôi bị ngã khiến tôi bị nhồi máu não, may mắn là có người qua đường đưa tôi vào viện kịp thời. Tôi phải hạn chế vận động, không cử động được phần tay chân, không thể làm được nhiều việc. Vì vậy, tôi không những không thể làm việc nhà mà còn cần người khác chăm sóc.

Lần này, vì biết tôi không giúp được nữa, những đứa con trở nên coi thường tôi. Ngay cả hai đứa con dâu ngày càng không hài lòng về tôi. Chúng còn luôn miệng bảo tôi làm khổ chúng, còn phải phục vụ tôi hàng ngày như người hầu.

Vốn dĩ bác sĩ bảo tôi phải nghỉ ngơi, chăm sóc tốt thì mới có thể hồi phục được. Nhưng tôi ở nhà con trai mà thường xuyên bị mắng nhiếc, đay nghiến. Có lẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh nhồi máu não không tốt hơn.

Sau đó, ít lâu sau, chúng muốn gửi tôi vào viện dưỡng lão. Tôi không thích một chút nào. Vào đó chẳng khác nào nhốt tôi vào nhà tù, không thể đi đâu được. Vì vậy, tôi quyết định về quê ở, rồi thuê một người giúp việc cho thoải mái. Lúc đầu, chúng e dè và bảo một mình tôi cũng không cần quá nhiều tiền làm gì, nên hãy đưa cho chúng.

Tôi đã nhìn thấu những đứa con của mình rồi, cho dù tôi có cho chúng thêm tiền nhưng chúng vẫn sẽ không coi trọng tôi. Thậm chí chúng có thể lấy tiền rồi nhanh chóng xem tôi như người ngoài mà thôi. Tôi đã quá hiểu rõ chúng khi sống cùng rồi, hàng ngày tôi bỏ tiền ra và phục vụ chúng như osin, đổi lại chúng chẳng xem tôi là mẹ bao giờ.

Tôi nằng nặc đòi về quê tĩnh dưỡng, tôi còn bảo sẽ tự thuê người giúp việc. Chúng không còn cách nào khác đành phải thỏa hiệp. Chưa đầy một năm sau khi về nhà, sức khỏe của tôi hồi phục nhanh chóng, tôi đã đi lại được, tay chân cũng linh hoạt hơn, đã có thể làm một số việc nhà đơn giản.

Càng nghĩ, tôi càng thấy việc không bán nhà, không đưa hết vốn liếng của mình cho con là đúng. Nếu lúc này, không có nhà, không có tiền thì có lẽ tôi vẫn phải dựa dẫm vào con cái. Suốt ngày phải sống trong sự đay nghiến, dày vò của chúng. Cũng có thể là trong viện dưỡng lão lắm.

Sau trận ốm nặng như vậy, tôi càng nhìn rõ thấy: khi về già, người ta đề phòng ba việc này còn hơn trông cậy vào con cái!

1. Giữ gìn tổ ấm xưa, vàng bạc nhiều đến mấy cũng không bằng ngôi nhà, mảnh đất do chính tay mình mà có.

Về già nhất định phải giữ được nhà cũ của mình. Dù con cái rất điều kiện, có nhà, có xe, sống thoải mái, nhưng hiện tại chúng đối tốt với mình, chưa chắc tương lai đã tốt. Khi về già, nếu sống cùng chúng, chẳng may ốm đau, sẽ trở thành gánh nặng của gia đình, con cái sẽ không ưa. Cuộc sống của bạn chưa chắc đã tốt đẹp.

2. Giữ cái cũ, tiền là nền tảng và phẩm giá của tuổi già chúng ta

Khi về già ai cũng sẽ mất đi sức khỏe, sẽ không còn khả năng tạo ra giá trị, không thể kiếm ra tiền, cũng chẳng thể giúp con cái nhiều. Nhất định chúng sẽ chán ghét chúng ta. Đây là thực tế, cho dù là ở khía cạnh gia đình hay tình bạn, giá trị lợi ích bạn tạo ra chính là yếu tố quyết định. Nếu không có nó, bạn sẽ mất đi một số mối quan hệ. Nếu không có tiền thì sẽ mất đi chỗ đứng trong lòng con cháu.

Vì vậy, khi về già phải học cách ích kỷ, giữ lấy những gì mình có, đừng tiêu hết tiền cho con cái, cũng đừng tiêu xài hoang phí. Tiết kiệm một chút chắc chắn sẽ có ích khi về già.

3. Giữ gìn sức khỏe tốt, đây chính là tiêu chuẩn của hạnh phúc trong những năm tháng sau này

Những năm tháng sau này, bạn có thể không có nhiều tiền, bạn có thể sống một mình nhưng không được ăn hại hay bệnh tật.

Ngoài tiền bạc, gia đình, quan trọng nhất vẫn là sức khỏe. Khi về già mà không còn sức khỏe thì dù con cái có giàu, có hiếu thảo đến đâu cũng không thấy hạnh phúc. Mà không phải cứ có tiền sẽ sẽ chữa khỏi bệnh tật. Con cái dù hiếu thảo đến đâu cũng sẽ thấy chán ghét và không ưa gì người già nếu nằm trên giường bệnh dài ngày.

Vì vậy, giữ cho mình vốn liếng, tổ ấm và sức khỏe là điều quan trọng nhất, để đảm bảo được hạnh phúc khi về già.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/sau-om-nang-moi-thay-khi-ve-gia-bao-ve-ba-dieu-nay-con-hieu-qua-hon-la-trong-cho-vao-con-chau-d20474.html