Sáng sớm 2 bé sinh đôi quấy khóc, bố mẹ chồng thay phiên chăm cháu để con dâu đẫy giấc: Nhà có phúc

Nhìn các em bé sinh đôi thì thích thật, nhưng chăm thì không dễ chút nào Mẹ nào có con thì biết, chăm một em bé sơ sinh đã không dễ, chăm hai con cùng một lúc lại càng khó hơn. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy sinh đôi thì vui nhà vui cửa, nhưng

Nhìn các em bé sinh đôi thì thích thật, nhưng chăm thì không dễ chút nào

Mẹ nào có con thì biết, chăm một em bé sơ sinh đã không dễ, chăm hai con cùng một lúc lại càng khó hơn. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy sinh đôi thì vui nhà vui cửa, nhưng không biết mẹ vất vả thế nào.

Tuy nhiên, khi ở cữ sau sinh, một số bà mẹ thích ở cùng bố mẹ chồng, trong khi một số mẹ lại thích chăm một mình. Tại sao lại như vậy?

Một bà mẹ ở Chiết Giang đã chia sẻ hình ảnh cặp sinh đôi của con mình. Người mẹ trẻ ở chung với bố mẹ chồng ở quê, còn chồng thì ở lại thành phố làm việc. Đến cuối tuần thì chồng sẽ về nhà thăm vợ con. Trong những bức ảnh mà cô chia sẻ, có thể thấy tuy những người trong nhà không nói chuyện nhiều, nhưng hành động của họ rất tinh tế và niềm hạnh phúc tràn đầy trong những khung hình.

Ảnh 163

Ngay từ sáng sớm, hai đứa trẻ song sinh cùng nhau thức giấc khóc nức nở, người phụ nữ vừa mới lên chức mẹ đã vô cùng choáng ngợp. Ngay khi cô cảm thấy bất lực, mẹ chồng đang ngủ say nghe thấy tiếng khóc của em bé liền vội vàng đến kiểm tra tình hình, sau đó là đến chồng. Cả hai đã rất kiên nhẫn dỗ dành, và ngay sau đó hai em bé đã ngừng khóc.

Ảnh 163

Điều khiến cư dân mạng ghen tị hơn cả là không chỉ mẹ chồng chăm em bé rất chu đáo mà bố chồng cũng rất tự nhiên khi bế cháu. Họ không quay sang quát con dâu hay xem đó là chuyện của riêng ai. Họ xem con dâu như chính con gái mình, và hết lòng chăm sóc hai đứa cháu sinh đôi.

Người thay tã, người đi pha sữa, người giặt khăn… Cứ thế mà ông bà dỗ hai bé ăn no, tắm rửa sạch sẽ rồi mới đi, người mẹ không phải làm gì cả.

Ảnh 163

Người mẹ trẻ cảm thấy mình thật may mắn khi có nhà chồng yêu thương mình hết lòng. Chính vì không phải suốt ngày đầu tóc tả tơi với bỉm sữa nên cô mới có cơ hội ghi lại bức ảnh yêu thương như vậy.

Trẻ con khóc lúc sáng sớm, sống chung với ai cũng quan trọng.

Có thể ai đó có trải nghiệm tương tự với người mẹ trẻ trên cho rằng điều này là bình thường. Nhưng cũng có người chia sẻ những hình ảnh đối lập hoàn toàn.

Thường thấy nhất là khi trẻ khóc, người nhà không có phản ứng gì và phó mặc mọi thứ cho mẹ.

Một trường hợp khác, ngay khi nghe tiếng em bé khóc, mẹ chồng vội chạy đến hỏi có phải em bé đang đói không, sao không cho ăn sữa. Thậm chí, khi mẹ không dỗ được con, còn nói nặng nói nhẹ, cho rằng làm mẹ mà không biết chăm con.

Ảnh 163

Về phần người chồng, anh ta hoặc ngủ tít mít không biết trời trăng gì, hoặc sang phòng khác vì tiếng ồn khiến anh ta khó chịu.

Mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng trong mắt một số người, những điều tầm thường đơn giản và bình thường lại là khát khao của người khác.

Thực tế, khi hai thế hệ sống chung với nhau, dễ xảy ra những khoảng cách thế hệ và xung đột. Điều này không chỉ xảy ra với bố mẹ chồng mà còn có thể xảy ra với chính bố mẹ đẻ.

Một cư dân mạng chia sẻ nhà ở khu chung cư ngoại ô, nửa đêm thường nghe thấy tiếng trẻ nhỏ, kèm theo tiếng la lớn của người mẹ, rõ ràng là đang khóc. Vì đang là mùa hè nên mọi người đều mở cửa sổ, thỉnh thoảng có thể nghe thấy tiếng cô ấy hét lên: “Khóc khóc hoài, ai làm gì mà khóc”. Sau đó mới biết em bé chưa được 2 tháng, và người mẹ đã tự mình chăm sóc con, không có ai giúp đỡ.

Có con là niềm vui nhưng chăm con nhỏ cũng là cực hình, không chỉ vì mệt mỏi về thể xác mà còn là cảm giác không ai giúp đỡ, không được thấu hiểu. Người ta vẫn luôn nói rằng phụ nữ ngày nay không mấy mặn mà sinh con thứ 2, thứ 3. Áp lực kinh tế không phải là nguyên nhân chính mà là do họ đã trải qua cuộc sống một mình chăm con và không đủ can đảm để có thể sinh thêm đứa nữa.

Ảnh 163

Đặc biệt 3 tháng sau sinh là giai đoạn dễ trầm cảm, người mẹ bắt đầu tập chăm sóc trẻ sơ sinh và chưa thành thạo. Rất hiếm ai có thể giúp cô ấy và dạy cô ấy cách chăm sóc em bé, trong khi cân nhắc cảm xúc của mình.

Các thành viên thân thiết trong gia đình cũng nên giữ một khoảng không gian riêng cho nhau, dù là bố mẹ chồng giúp em bé hay bố mẹ đẻ giúp đỡ thì những điều sau đây phải rõ ràng.

Trẻ sơ sinh khóc không có nghĩa là đói

Trẻ khóc vì nhiều lý do, bao gồm tã ướt, lạnh bụng hay đơn giản là mơ. Cho con bú ngay khi con khóc không những không giải quyết được vấn đề mà còn có thể khiến em bé cảm thấy khó chịu hơn.

Lưu ý đến các vấn đề về quyền riêng tư khi giúp đỡ

Không phải ai cũng thích người khác đẩy cửa bước vào khi đang chăm con nhỏ. Mẹ đang cho con ăn sữa trước sự chứng kiến ​​của bố chồng thì thật bất tiện.

Trước khi vào phòng, tốt nhất nên gọi qua cửa, không nhìn chằm chằm khi bà mẹ đang cho con bú.

Hiểu nhau và giảm xung đột

Hai thế hệ sống cùng nhau và điều quan trọng là phải hiểu nhau. Cha mẹ mới chưa có kinh nghiệm chăm con con không có nghĩa là không có trách nhiệm, ông bà hãy hướng dẫn và giúp đỡ phù hợp.

Ảnh 163

Đồng thời, những người trẻ tuổi không nên đòi hỏi cao ở người già, năng lượng và thể lực của họ kém hơn nhiều so với những người trẻ.

Ngoài những người già có thể giúp chăm sóc con cái, người thân thiết nhất với mẹ chính là bố. Con là của hai người, hãy để mẹ được nghỉ ngơi chứ đừng xem việc chăm con là giúp vợ.

Tổng hợp : Webtretho 

https://www.webtretho.com/p/sang-som-2-be-sinh-doi-quay-khoc-bo-me-chong-thay-phien-cham-chau-de-con-dau-day-giac-nha-co-phuc

Chia sẻ bài viết:
X