Từ xa xưa, qua nhiều thế hệ, ông bà tổ tiên chúng ta đã để lại rất nhiều câu nói hàm chứa những bài học răn dạy con cháu. Một trong những lời dạy dỗ đáng suy ngẫm của người xưa phải kể đến: “Trước khi ăn không dạy con, trước khi ngủ không mắng vợ”.
Câu nói nghe có vẻ đơn giản thế nhưng nội hàm ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Vậy ý nghĩa đằng sau đó là gì?
Tại sao nói “Trước khi ăn không dạy con”?
Câu này nghĩa trên bề mặt chữ vô cùng dễ hiểu, có ý nghĩa là: Trước khi ăn cha mẹ nên hạn chế trách móc con, đánh đập con cái. Rất nhiều cha mẹ thường dạy dỗ con cái ở bất cứ thời điểm nào, mà không để ý rằng nếu dạy con trước bữa ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến đứa trẻ.
Thiên tính của trẻ con vốn nghịch ngợm và hiếu động. Trẻ mắc lỗi là chuyện hết sức bình thường và đôi khi chúng còn làm những việc khiến cha mẹ cảm thấy vô cùng đau đầu. Nếu như cha mẹ cứ tức giận, quát mắng con cái ngay trước bữa ăn sẽ khiến chúng ấm ức và tủi thân, từ đó khiến trẻ không thiết tha ăn uống nữa. Bữa cơm cũng vì thế mà trở nên căng thẳng, không được trọn vẹn đủ đầy.
Những lời trách móc của cha mẹ thông thường sẽ khiến cho tâm trạng của trẻ ngày càng tồi tệ, u ám, đặc biệt xảy ra trước bữa ăn khiến chúng ngày càng chán ăn. Về lâu dài, trẻ sẽ hình thành nên những loại tính cách tiêu cực. Đặc biệt, nếu như trẻ đang trong giai đoạn phát triển về thể chất, trước khi ăn mang một tâm trạng cực đoan, không tốt sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, tâm lý của đứa trẻ sẽ ngày một trở nên u ám, đặc biệt đối với việc ăn uống quả là một thảm kịch.
Tất nhiên, việc dạy dỗ và giáo dục con cái chính là điều mà mỗi phụ huynh cần phải làm tốt trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên, cha mẹ cần lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp, lưu ý là đừng bao giờ dạy dỗ con trước mỗi bữa ăn, cha mẹ nhé!
“Trước khi đi ngủ không mắng vợ” có nghĩa là gì?
Thực tế có thể thấy được, vợ chồng trước khi đi ngủ thường dễ dàng xảy ra cãi vã và xích mích, thậm chí còn tranh luận và cãi vã.
Đối với mỗi con người, giấc ngủ là một điều vô cùng quan trọng. Trước khi đi ngủ mà hai vợ chồng cãi nhau, xảy ra tranh luận cãi vã, người chồng sau mỗi cuộc tranh luận thường dễ quên và chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, đối với người vợ, họ thường sẽ để bụng và giận dỗi rất lâu, những câu nói khó nghe và lỗi lầm của người chồng sẽ khiến họ khó chịu, rất khó để di vào giấc ngủ, càng tích lũy khiến tâm trạng càng thêm bực bội.
Trong cuộc sống vợ chồng, những mâu thuẫn và hiểu lầm là điều khó có thể tránh khỏi. Nếu như hai vợ chồng xảy ra cãi vã trước khi đi ngủ, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng cũng như chất lượng của giấc ngủ, thậm chí nó còn ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất của công việc của ngày hôm sau.
Trong cuộc sống hôn nhân, ai có thể đảm bảo sẽ mãi suôn sẻ êm ấm, vui vẻ và hạnh phúc? Sẽ có những khó khăn hay biến cố xảy ra, đó là thử thách giúp vợ chồng thêm yêu thương và thấu hiểu nhau hơn. Những lời nói khó nghe lúc giận dỗi có thể chấp nhận được, thế nhưng việc gì cũng phải có giới hạn của nó. Nếu như đi quá giới hạn sẽ khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, các mối quan hệ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, thậm chí còn dẫn tới ly hôn.
Chính vì vậy, khi có xung đột xảy ra, vợ chồng nên bình tĩnh để giải quyết. Nhất là người chồng, tuyệt đối đừng mắng vợ trước khi đi ngủ, có chuyện gì hãy để ngày hôm sau vợ chồng bình tĩnh nói chuyện với nhau, gỡ bỏ mâu thuẫn.
Từ những kinh nghiệm đúc kết từ đời sống, ông bà ta để truyền lại cho con cháu vô vàn những bài học quý giá qua những câu nói, mẩu chuyện ngắn. Trong mối quan hệ gia đình, muốn êm ấm, hạnh phúc, cha mẹ, vợ chồng phải ghi nhớ câu nói: “Trước khi ăn không dạy con, trước khi ngủ không mắng vợ”