Nỗi đau đớn của cậu bé 5 tuổi ở TP.HCM: “Mẹ ơi, sao trái tim con lại nằm ở bụng?”

Sinh ra với ổ bụng phình to, nội tạng dồn về một chỗ khiến bé Phan Thiện Nhân không thể sinh hoạt như bao đứa trẻ khác. 4 năm ròng cùng phần bụng “khổng lồ” Trong căn phòng chật hẹp, khuất sau một con hẻm ở quận 11, chị Nguyễn Thị Mỹ, mẹ của Nhân,

Sinh ra với ổ bụng phình to, nội tạng dồn về một chỗ khiến bé Phan Thiện Nhân không thể sinh hoạt như bao đứa trẻ khác.

4 năm ròng cùng phần bụng “khổng lồ”

Trong căn phòng chật hẹp, khuất sau một con hẻm ở quận 11, chị Nguyễn Thị Mỹ, mẹ của Nhân, cho biết từ lúc sinh ra, nội tạng của em đã gom về một nơi, khiến cho phần bụng phình to. Bụng của em cũng không có rốn.

Lúc mới sinh, phần da bụng của Nhân rất mỏng, nổi gân xanh và có thể nhìn thấy phần bên trong. Sau một thời gian điều trị, phần da bụng đã dày hơn nhưng vẫn rất nhạy cảm, chỉ việc nằm ngủ thôi cũng đã làm tróc da em.

Cậu bé không đi vệ sinh như người bình thường được mà phải bơm ống để hỗ trợ. Mỗi lần như thế phải bơm gần ba ống. Lúc ngủ, Nhân thường nằm sấp. Chị Mỹ xót con: “Bé không nằm ngửa được lâu vì khó thở, có khi thở không nổi nữa”.

Cơ thể của Nhân cũng yếu ớt, thường xuyên sốt, uể oải và khó tiêu. Dù đã gần 5 tuổi, em vẫn phải mặc tã để không làm nhiễm trùng phần bụng. Thi thoảng, chị Mỹ cũng chẳng biết phải trả lời con về chiếc bụng của mình ra sao. “Mẹ ơi, tại sao trái tim con lại nằm ở bụng”, “Mẹ ơi, tại sao con phải mãi đi vệ sinh thế này?”… Nhân biết mình mang bệnh, lâu lâu, em lại chỉ vào bụng mình và nói: “Đây là bụng sữa nè mẹ”.

Nỗi đau đớn của cậu bé 5 tuổi ở TP.HCM: "Mẹ ơi, sao trái tim con lại nằm ở  bụng?"

Mẹ chưa một ngày bỏ con

“Khi mang thai, bác sĩ siêu âm có dự đoán được tình trạng của con nên hỏi tôi là có định bỏ thai không thì tôi nói không, tôi muốn giữ bé luôn. Tôi còn hỏi bác sỹ là nếu sinh ra thì có thể trị cho Nhân không, tôi sợ con mình phải chịu cảnh đó cả đời…”, chị Mỹ nhớ về khoảng thời gian mang thai Nhân.

Là một người mẹ, chăm con ốm, chăm con phẫu thuật rất vất vả, nhưng chị cười, nói rằng mình không cảm thấy mệt. Chị nói: “Chắc là chỉ cần con khỏe mạnh là mình vui rồi”.

Chị Mỹ kể, ba Nhân nhận việc giữ xe cho một quán ăn ở quận 4, sau khi mất việc thì làm cho xưởng khung sắt. Ông ngoại là nguồn thu nhập chính của gia đình, nhưng giờ ông nghỉ bệnh. Mọi gánh nặng đổ lên vai ba Nhân, vậy mà giờ đây ba em lại mắc Covid-19, phải cách ly tại xưởng. Khó khăn lại chồng khó khăn.

Nỗi đau đớn của cậu bé 5 tuổi ở TP.HCM: Mẹ ơi, sao trái tim con lại nằm ở bụng? – Ảnh 4.
Chị Mỹ nói về mong ước đời mình

Trường mẫu giáo và các chỗ giữ trẻ không nhận Nhân vào học nên suốt ngày em chỉ quanh quẩn trong phòng chơi với mẹ, lâu lắm mới xuống sân ngồi nhìn các bạn. Chắc có lẽ vì thế mà Nhân khá sợ người lạ, nhát nói. Cả buổi trò chuyện, Nhân chỉ ngồi trong lòng mẹ, ít khi trả lời.

Hiện tại, Nhân đã trải qua hai ca phẫu thuật, đưa được tim về đúng chỗ. Lần đầu phẫu thuật, em bị nhiễm trùng, vậy là phải phẫu thuật lần nữa. Mỗi lần như vậy em nằm viện gần ba tháng. Khác với lần đầu chỉ cần truyền nước, truyền thuốc, lần thứ hai em truyền thêm máu vì thiếu máu. Sắp tới, Nhân sẽ tái khám và chuẩn bị phẫu thuật lần nữa. Chị Mỹ chia sẻ, khi phẫu thuật xong hết, đưa các bộ phận về đúng vị trí thì bác sĩ sẽ làm cho em một cái rốn giả.

“Bé thì muốn sau này được như mấy chú lính cứu hỏa, còn tôi chỉ mong bé được khỏe mạnh như người bình thường thôi”, chị Mỹ nhẹ nhàng nói về mơ ước lớn nhất đời mình.

Chia sẻ bài viết:
X