Nhà nghèo bền vững nhưng chồng mắc “bệnh sĩ” đòi xây m:ộ tổ tiên to nhất làng cho oai với đời. Để rồi…

 Anh bận giữ thể diện với làng với xóm, nhưng lại chẳng hề lo nghĩ bữa cơm hôm nay của vợ con mình no hay đói.

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của chị em trong hôn nhân đó là lấy phải người chồng mắc bệnh “sĩ diện”. Kiểu người đàn ông này chỉ bo bo giữ lấy cái thể diện chứ vợ con đói khát hay làm sao thì… lờ lớ lơ.

Tôi là một người phụ nữ bình thường như bao người khác, luôn cố gắng vun vén cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng lấy chồng rồi mới biết, không phải chỉ tình yêu là đủ. Nhưng chồng tôi lại là một người đàn ông luôn đặt “thể diện” lên trên mọi thứ, hay nói chính xác hơn là anh bị “bệnh sĩ”, thích thể hiện với đời. 

Gia đình tôi vốn chẳng khá giả gì, lương anh tháng nào cũng chỉ đủ ăn đủ tiêu, đôi lúc còn phải vay mượn. Vậy mà anh lại khăng khăng xây mộ tổ tiên lên đến cả trăm triệu, với lý do: “Không thể để cả làng khinh nhà anh được!”.

Tôi khuyên nhủ hết lời, bảo rằng đợi thêm vài năm khi kinh tế ổn định hơn thì làm. Nhưng anh gạt phăng với lý do không thể chấp nhận cảnh cả làng nhìn mình với ánh mắt xem thường được: “Chẳng lẽ cả làng xây được mà anh không xây được à?”.

“Xây khoảng 100 triệu. Tiền lương anh sẽ đổ ra, vay mượn thêm với bán ít vàng cưới. Anh xây cho ông bà to nhất làng luôn”.

Lương tháng nào cũng chỉ tạm đủ chi tiêu tháng ấy, chẳng dư được đồng nào. Ấy thế mà anh không chịu hiểu, đang yên đang lành đòi tu sửa, xây mộ tổ tiên lên tới 80 triệu.

Kể từ lúc quyết định xây mộ, anh không còn quan tâm đến vợ con nữa. Tiền lương hai tháng cuối năm, vàng cưới rồi thêm khoản vay mượn, tất cả gom lại cũng chỉ đủ để anh thực hiện cái kế hoạch mà anh gọi là “vĩ đại” đó.

Anh nói thẳng với tôi: “Tiền ăn em tự lo cho hai mẹ con. Không có thì đi vay mượn hoặc về ngoại ở. Chứ tiền lương từ giờ đến cuối năm là 2 tháng, anh sẽ để ra xây mộ (tổ tiên) cho ông bà nội.”

Câu nói ấy làm tôi chết lặng. Tôi chẳng ngờ anh có thể “sĩ diện hão” đến mức coi vợ con như gánh nặng. Anh bận giữ thể diện với làng xóm, nhưng lại chẳng hề lo nghĩ bữa cơm hôm nay của vợ con mình no hay đói.

Không lằng nhằng, anh quyết định “tống” luôn vợ vợ về ngoại. Thế nhưng anh không quên giữ lại chút “liêm sỉ”, dặn kỹ lưỡng: “Nói khéo là nhớ nhà về chơi, chứ đừng nói không có tiền ăn nên về đấy”.

Đuổi vợ về “ăn bám” ông bà ngoại nhưng vẫn phải giữ… chút liêm sỉ. Tôi thật sự cạn lời.

Mộ tổ tiên cuối cùng cũng đến ngày khánh thành. Đúng như lời anh nói, quả thật to nhất làng. Hàng xóm xung quanh nhìn vào, xuýt xoa khen ngợi, còn anh thì ngẩng cao đầu như thể mình vừa làm được một kỳ tích.

Nhưng đời đâu biết trước chữ ngờ. Đúng hôm đó, con tôi đang ngồi chơi bỗng nhiên ngất xỉu, hoảng quá tôi đưa con một mạch tới bệnh viện. Sốc hơn nữa là bác sĩ bảo phải nhập viện gấp và gia đình sớm chuẩn bị một khoản tiền vì chữa trị sẽ tương đối tốn kém. 

Tôi gọi điện cầu cứu anh trong nước mắt. Vậy mà anh lặng người, chẳng nói nổi một lời. Lúc ấy, tôi mới biết rằng anh đã đổ toàn bộ số tiền vào việc xây mộ. Giờ trong tay anh chẳng còn một đồng. 

Anh sai rồi…”, anh nói trong nghẹn ngào. “Anh sai thật rồi… Nhưng giờ làm gì còn tiền để chữa cho con…”

Nhìn con nằm trên giường bệnh, hơi thở yếu ớt, tôi chỉ thấy lòng mình quặn thắt. Tôi không khóc nổi. Có trách cũng chẳng thay đổi được gì. Bệnh sĩ của anh đã đẩy gia đình tôi vào cảnh khốn cùng. Giờ con lại phải giành giật từng hơi thở vì anh chọn thể diện thay vì trách nhiệm làm chồng, làm cha.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/nha-ngheo-ben-vung-nhung-chong-mac-benh-si-doi-xay-mo-to-tien-to-nhat-lang-cho-oai-voi-doi-de-roi-d261090.html