Người sống đơn giản, không khoa trương
Là người đơn giản, không khoa trương, đó là một phẩm chất tốt và thường được đánh giá cao. Những người có tính tự ti thường muốn tôn vinh bản thân bằng cách tỏ ra khoa trương, muốn được coi là vượt trội hơn người khác.
Tuy nhiên, những người thông minh lại thường có thái độ khiêm tốn và đơn giản, dù thành công đến đâu, họ vẫn giữ cho mình sự khiêm tốn. Điều này chỉ ra rằng họ là những người thực sự có chân tài và sự tự tin vào bản thân.
Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt
Người thông minh thường có IQ và EQ cao. Trong giao tiếp, họ biết nói ra những câu gì mà người khác muốn nghe, biết nắm bắt cảm xúc của người khác. Trong công việc, trí tuệ của họ luôn tỏa sáng. Trí thông minh có thể giúp con người hoàn thành được mục tiêu đề ra, đồng thời đặt định những kế hoạch phù hợp. Hiệu suất công việc của họ thường vượt qua người khác.
Có câu rằng “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Một người thông minh thực sự là người hiểu mệnh trời. Họ sẽ cố gắng hết sức mình để khi có kết quả thế nào, họ không hề hối tiếc. Người thông minh thường giữ cho mình sự kiên trì, thắng không kiêu, bại không nản. Họ biết cách tập hợp ưu thế và sức mạnh của mọi người xung quanh để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Có khả năng kiểm soát tốt bản thân
Có khả năng kiểm soát bản thân là một kỹ năng quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống. Khi chúng ta không thể kiểm soát cảm xúc của mình, chúng ta có thể mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Do đó, để trở nên thành công, chúng ta cần phải rèn luyện khả năng tự kiểm soát trong mọi tình huống.
Mặc dù nhiều người cho rằng họ có thể kiểm soát hoàn toàn cảm xúc và tình cảm của mình, nhưng thực tế là điều này rất khó khăn. Ví dụ, một người có thể biết rằng sự tức giận là không tốt cho sức khỏe, nhưng khi gặp phải tình huống bực tức, họ có thể không kiềm chế được cơn giận. Tuy nhiên, những người thông minh biết cách kiểm soát bản thân tốt. Họ giữ được sự tĩnh tại trong tâm trí ngay cả trong lúc khó khăn nhất.
Biết lắng nghe
Dù trong cuộc sống hay công việc, việc lắng nghe rất quan trọng. Đó cũng chính là lý do chúng ta sinh ra với 2 cái tai nhưng chỉ có một cái miệng. Khi cảm xúc xuống dốt, tốt hơn hết, bạn nên im lặng, chớ nên nói ra những điều không hay cho người khác.
Sức mạnh do việc lắng nghe mang tới đôi khi còn lớn hơn cả sức mạnh từ lời nói. Người thông minh biết cách lắng nghe, họ có thể thông qua những cử chỉ hợp lý của mình để truyền tải một năng lượng khác đến với người khác.
4 đặc điểm dễ thấy của người ngốc nghếch
Tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm
Đặc trưng nổi bật của kẻ ngu ngốc là trốn tránh trách nhiệm. Khi gặp việc gì khó khăn, họ thường trốn tránh, đùn đẩy cho người khác. Trong khi đó, người thông minh lại học rất tốt từ sai lầm.
Một nghiên cứu của nhà thần kinh học Jason Moser tại Đại học bang Michigan (Mỹ) cho thấy não của người thông minh và ngu ngốc luôn có những phản ứng khác nhau trước thất bại.
Luôn cho rằng mình đúng
Trong những cuộc xung đột hay tranh luận, người thông minh dễ đồng cảm và đứng ở vị trí của người khác mà suy nghĩ. Họ tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân.
Một đặc điểm khác của người thông minh là suy nghĩ, tư duy họ ở trạng thái mở, dễ tiếp nhận thông tin mới và rất nhạy với những thay đổi của tình hình. Với người ngu ngốc, họ không hiểu và không chịu hiểu ý kiến của người khác. Suy nghĩ họ ở trạng thái đóng và quyết giành phần thắng trong những cuộc tranh luận. Một đặc điểm nữa là sự tự cao của người ngu ngốc thường lớn hơn kiến thức của họ.
Không hiểu cảm xúc của người khác
Nghiên cứu trên hàng nghìn người Mỹ của Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) phát hiện những người thông minh có khả năng đánh giá tốt cảm xúc và mong muốn của người khác hơn.
Trong khi đó, người ngu ngốc phải mất thời gian để hiểu cách suy nghĩ, mong muốn khác biệt của người khác. Do đó, ở họ cũng thiếu sự đồng cảm hơn.
Hay giận dữ và hiếu chiến
Người thông minh cũng tức giận, nhưng cơn giận họ hơi khác với kẻ ngu ngốc. Trong cuộc tranh luận hay xung đột, kẻ ngu ngốc tức giận vì không kiểm soát được tình hình. Thay vào đó, họ dùng cơn giận và thái độ hiếu chiến để giành lại quyền kiểm soát.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 600 người trong suốt 22 năm, các nhà khoa học ở Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện có sự liên kết giữa chỉ số IQ và hành vi hung hăng. Họ cho rằng rất có thể tính hung hăng xuất hiện ở một người khi còn nhỏ sẽ cản trở phát triển trí tuệ khi lớn lên.