Mẹ tôi – Một người phụ nữ cơ thể không được bình thường khi sinh con. Tôi là hi vọng, là ánh sáng, là niềm vui, là tất cả với mẹ và mẹ cũng là tất cả đối với tôi.
Tôi sinh ra nhưng chẳng biết bố mình là ai. Mẹ tôi lại là một người phụ nữ lưng gù, chân tay teo. Mẹ quằn quại, dúm dó nhìn thôi cũng ứa cả nước mắt vì thương xót. Tuổi thơ tôi gắn liền với hình ảnh người mẹ tật nguyền, người bà ngoại già đầu tóc bạc trắng.
Ảnh minh họa internet
Tôi không thể nhớ hoặc là vào những thời điểm đó tôi không muốn ghi nhớ về tuổi thơ của mình. Tôi chỉ biết rằng đến khi tôi hiểu chuyện. Tôi thương mẹ vô cùng,mẹ buồn nhưng mẹ không nói, mẹ đau nhưng mẹ chẳng hề than.
Mẹ vì ngoại hình không bình thường nên thường bị mọi người xa lánh, chẳng ai quan tâm. Nhưng vì khao khát có con, khao khát được làm mẹ quá mãnh liệt. Mẹ đã đi xin ai đó một đứa con… Là Tôi.
Các cụ thường bảo những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh như tôi sẽ rất hiểu chuyện. Công nhận! Tôi hiểu chuyện rất sớm. Tôi chưa bao giờ hỏi mẹ câu:
Mẹ ơi. Bố đâu?
Tôi biết nếu tôi hỏi sẽ chẳng khác nào lấy dao đâm vào tim mẹ. Người đàn bà đã quá khổ, quá bất hạnh rồi.
Nói đi phải nói lại, quãng thời gian tuổi thơ ngoài tình thương của mẹ con dành cho nhau. Tôi còn có bà ngoại. Bà vừa là bà vừa là mẹ. Bà vất vả ngày đêm với chuyện đồng áng. 58 tuổi vẫn đi làm phụ hồ khi hết vụ mùa.
Tấm thân gầy yếu che chở cho mẹ con tôi qua ngày. Thương bà, thương mẹ lên lớp 8 tôi xin abf cho nghi họ để phụ bà rồi chăm lo cho mẹ.
Tôi vấn nhớ, đó là lần đầu tiên bà khóc trước mặt tôi.
“Bà chỉ mong cháu học thật tốt thật giỏi để sau này có thể nuôi bà, nuôi mẹ. Bà khổ cực đến mất cũng phải để cháu ăn học đàng hoàng. Nếu thương bà, thương mẹ cháu phải học thật tốt, học thật tốt. Đừng lo!”
Rồi bà còn trêu tôi:
“Người ta bảo: Cháu bà nội tội bà ngoại? Còn cháu, không phải cháu nội hay cháu ngoại. Con là con của bà. Bà lời rồi! Quá lời rồi còn gì nữa”.
Tôi đã thất sự cố gắng, tôi không học giỏi tất cả các môn. Nhưng tôi luôn mong muốn mình phải trở thành một bác sĩ. Chỉ có làm bác sĩ tôi mới khó thể chữa bệnh cho mẹ, cho bà lúc đau yếu.
Ngày tôi đỗ đại học Y Hà Nội, chưa bao giờ tôi thấy mẹ và bà vui như thế. Cả làng mỗi tôi đỗ đại học lại còn là ngôi trường danh tiếng. Có người trong làng còn phải thốt lên với bà tôi:
“Nhà bà Hoà có phước, có đức. Ông trời thương cho một đứa cháu mát mày mát mặt”
Sáu năm đại học, tôi vừa học vừa làm để trang trải cuộc sống. Học phí từ năm 2 đại học tất cả đều dựa vào những học bổng mà tôi đạt được. Tôi phải cố gắng để không đè thêm gánh nặng lên đôi vai già yếu của bà, không đè gánh nặng lên thân hình nhỏ bé của mẹ tôi.
Ngỡ chỉ cần cố gắng khi ra trường tôi sẽ báo hiếu mẹ, báo hiếu bà. Nhưng đời thật trớ trêu, vào ngày tôi xin được việc tại một bệnh viện có tiếng, cũng là ngày bà bỏ tôi mà đi.
Mọi thứ với tôi như sụp đổ. Động lực của tôi, niềm hi vọng của tôi, tương lai phụng dưỡng, đề đáp của tôi. Biến mất.
Tôi đau khổ, bám víu tất cả vào mẹ – người đàn bà bất hạnh của tôi. Đau khổ, tuyệt vọng. Sau đám tang bà, Tôi đón mẹ lên ở trọ cùng để tiện chăm sóc. Nhưng do công việc đặc thù đêm hôm. Tôi lại đành đưa mẹ về quê nhờ cậu chăm sóc.
Ngày tôi lên lại Hà Nội mẹ còn động viên tôi:
“Đừng lo! Mẹ ổn. Mẹ còn phải đợi ngày con cưới, rồi lên chức bà ngoại. Yên tâm làm việc. Rảnh thì gọi điện cho mẹ là được”
Để rôi đau đớn hơn 50 ngày sau ngày mất của bà. Mẹ cũng đã bỏ lại tôi. Mẹ đi vì thương nhớ bà quá độ. Mẹ không cho cậu mợ nói với tôi. Cậu kể: Vào thời khắc sắp đi mẹ còn bảo cậu:
Cậu gọi nó, hỏi rảnh không thì về với mẹ. Đừng nói gì, nó shock, đi đường xa nguy hiểm.
Tôi mồ côi thật rồi – Niềm đau ấy, cho đến giờ tôi vẫn không muốn nhắc lại. Sau 5 ngày xin nghỉ. Tôi quay lại và lào vào công việc như điên. Tôi muốn làm để quên đi sự mất mát.
10 năm từ ngày mẹ và bà mất. Tôi giờ đã có gia đình. Nhưng nỗi mất mát ấy sẽ chẳng bao giờ có thể nguôi.
Thương 2 người mẹ của con vô cùng!
Ảnh minh họa internet