Người cha 68 tuổi: Cho con trai duy nhất đi du học đã trở thành điều hối tiếc nhất trong những năm tháng sau này của tôi

Chắc chắn, trong lòng các bậc cha mẹ đều luôn đặt kỳ vọng lên những đứa con của mình. Nhiều người muốn con mình có triển vọng hơn, thậm chí có thể giỏi và thành đạt hơn người khác.

Hầu hết, các ông bố bà mẹ đều cho rằng nếu cho con đi du học thì con mới có thể dễ dàng thành công và có công việc tốt nhất sau này.

Trong xã hội, việc con du học trở thành một điều gì đó rất hãnh diện. Đi du học còn trở thành thước đo cho các bà mẹ so sánh khi nói chuyện với nhau.

Tuy nhiên, liệu những người con đi du học có thật sự khiến cho cha mẹ yên tâm và hạnh phúc không? Thực tế, có nhiều bậc phụ huynh cho con đi du học đều thấy hối hận và cảm thấy phiền lòng.

Cứ tưởng con mình đi du học trở về sẽ có nhiều triển vọng, sẽ phát triển hơn so với bạn bè trang lứa khác. Kết quả thì một số đi du học khi trở về thường sống sai lệch, không còn tốt tính như xưa. Ngoài việc, biết thêm một thứ tiếng khác thì chúng chẳng tốt trong việc gì.

Ông Huân, một người đã về hưu, năm nay đã 68 tuổi, vừa hối hận vừa bảo: “Việc gửi đứa con trai duy nhất của tôi đi du học đã trở thành điều hối tiếc nhất trong những năm tháng sau này của tôi”.

Ông kể rằng:

“Tôi năm nay 68 tuổi, vợ tôi 65 tuổi, chúng tôi đều làm trong nhà nước. Chúng tôi mua được xe hơi, xây được một căn nhà lớn ở quê hương. Gia đình tôi được họ hàng, làng xóm, ghen tị và ngưỡng mộ vì có điều kiện nhất trong làng.

Thật lòng mà nói, vợ chồng chúng tôi cảm thấy thỏa mãn vì được mọi người khen ngợi. Cả hai vợ chồng đều coi trọng ánh mắt của người khác nhìn vào. Nên dù làm gì, chúng tôi đều mong muốn mình làm giỏi hơn người khác, để họ nhìn vào phải ghen tị. Vì vậy, chúng tôi dồn nhiều tiền vào đứa con trai duy nhất của mình, để hy vọng nó giỏi hơn những đứa trẻ khác, trở thành niềm tự hào của chúng tôi.

Ngay từ những ngày nhỏ, dù thế nào đi nữa, chúng tôi luôn mong muốn con trai là đứa đứng đầu lớp. Khi con lên 4 tuổi, chúng tôi đã gửi đến một trường mầm non tư thục, học đủ thứ về piano, cờ vua, tiếng anh,…Từ tiểu học đến trung học, chúng tôi luôn chọn cho con những trường tốt nhất, nằm hàng đầu cả nước. Ngoài ra, còn đăng ký nhiều lớp học chuyên môn sâu cho con. Những buổi tối rảnh, mời nhiều giáo viên về dạy kèm.

Và con trai đã không phụ lòng của hai vợ chồng. Con trai tôi trở nên ưu tú, đó là điều mà tôi rất hãnh diện. Tôi đã có cái để đi khoe với bạn bè, đồng nghiệp.

Sau đó, không hiểu vì lý do gì, trong kỳ tuyển sinh đại học, con trai tôi có biểu hiện rất lạ. Mặc dù trường chúng tôi chọn cho con lấy điểm rất cao, nhưng chúng tôi vẫn rất muốn con mình có cố gắng thi vào, sau này ra trường đi làm sẽ tốt hơn. Những ngày diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học, nhìn thấy con trai khổ cực học hành, đến mất ăn mất ngủ, chúng tôi miễn cưỡng mặc kệ, không dồn ép nữa, để con vào một trường đại học bình thường khác.

Khi con tôi chuẩn bị tốt nghiệp đại học, tôi thấy nhiều đồng nghiệp cho con họ đi du học nước ngoài. Dù ít hay nhiều, họ vẫn bỏ tiền túi ra cho con đi học. Mà chuyện cho con đi học đã quá bình thường và phổ biến. Ngay cả những người lãnh đạo ở cơ quan tôi, tuy còn trẻ mà tài giỏi cũng hầu hết là đi du học trở về đấy thôi.

Sau khi bàn bạc với vợ, tôi cũng muốn cho con đi du học. Chỉ cho đi du học, sau này về nước làm việc, chắc chắn sẽ có danh tiếng. Nhưng con trai tôi lúc đầu không đồng ý, bởi nó đã yêu một cô bé cùng đại học. Nhưng sau tốt nghiệp, bị bạn gái chia tay, nó đau khổ, tuyệt vọng, nên đã đồng ý việc đi du học.

Những ngày sau đó, việc chuẩn bị cho con trai đi du học thực sự là vất vả. Chúng tôi phải làm đủ mọi giấy tờ, thủ tục, tìm trường để cho con du học tốt nhất. Dù lương chúng tôi đều khá nhưng sau khi cho con đi du học, chúng tôi gần như phải đưa hơn một nửa lương của hai vợ chồng cho con trai.

Tuy rằng, những năm đó chúng tôi vất vả về lo cho con du học, nhưng chúng tôi vẫn rất tự hào. Việc con đi du học đã trở thành niềm hãnh diện lớn nhất với vợ chồng. Vào những dịp Lễ, thăm họ hàng, hay khi tán gẫu cùng bạn bè về chuyện con cái, chúng tôi luôn trở thành tâm điểm của mọi người. Ai nấy cũng ngưỡng mộ và khen ngợi hết lời.

Chúng tôi nghĩ rằng, cho con đi du học như vậy, chắc chắn con trai sẽ học được nhiều kiến thức, nó sẽ có triển vọng và phát triển khi về nước. Nhưng chúng tôi đã nghĩ quá nhiều, kết quả lại hoàn toàn thất vọng.

Sau khi học xong 4 năm, con trai chúng tôi đã không về nước mà ở lại làm việc và cưới vợ ở bên nước ngoài. Dù con trai đã rất thành đạt nhưng chúng tôi vẫn không thoải mái và hài lòng. Chúng tôi mong muốn con trai về nước và sống cùng mình, nhưng cuối cùng, nó lại không đồng ý. Vì vậy, lúc đó chúng tôi phản đối con trai, chúng tôi khuyên nhủ và thuyết phục con về nước nhưng nó nhất quyết không chịu.

Không còn cách nào khác, chúng tôi đành chấp nhận. Nhưng chúng tôi yêu cầu con trai về thăm nhà thường xuyên, khi nào chúng tôi già thì phải về nước. Suy cho cùng, chúng tôi cũng chỉ có một đứa con trai duy nhất, khi về già cũng chỉ có thể trông cậy vào con trai.

Tuy nhiên, trong vài năm đầu tiên, con trai tôi về thăm một đến hai lần trong một năm. Nhưng khi con trai được cấp thẻ định cự nước ngoài hợp pháp, thì thời gian về thăm cũng càng ít lại. Có khi chỉ một lần một năm, có khi 2-3 năm mới về một lần.

Đến một lần vợ chồng nó về thăm, chúng tôi thấy lâu rồi vẫn không sinh con. Chúng tôi rất lo lắng. Hai vợ chồng mới bàn với con trai việc sinh cháu trai để nối dõi tông đường. Thì con trai bảo: “Thời này là thời nào rồi mà bố mẹ vẫn còn sống phong kiến thế. Bây giờ quan trọng gì việc sinh con trai để nối dõi tông đường. Ở nước ngoài đa số người ta sống rất thoáng, không coi trọng việc có con hay không. Con chỉ muốn sống thoải mái, sống cho mình thôi. Bố mẹ không cần phải lo lắng, con cái là trời cho, lúc nào trời cho tự khắc có”.

Câu nói của con trai khiến vợ chồng tôi buồn mấy ngày liền, tôi không bao giờ nghĩ rằng đứa con trai mà chúng tôi kỳ vọng lại trở nên như thế. Nhưng chúng tôi không dám phàn nàn với người người thân, bạn bè xung quanh. Mỗi lần mọi người hỏi tại sao con trai không về thăm, hay tại sao nó vẫn chưa sinh con, chúng tôi đều cười rồi nói cho qua:

“Tụi nhỏ ấy mà, chúng muốn lo cho sự nghiệp trước, nên rất bận. Có con cái vào chúng lại vất vả thêm”.

Nhưng sau khi nghỉ hưu ở tuổi 60, tôi thấy nhiều đồng nghiệp, bạn bè cùng lứa tuổi với tôi, hoặc trẻ hơn lúc làm việc cùng, hầu hết giờ đã lên chức ông bà. Hàng ngày đi dạo, thấy mấy đứa nhỏ gọi họ là “Ông ơi, bà ơi” mà lòng tôi chua xót. Tôi lại nghĩ :”Không biết đến bao giờ tôi mới được gọi hai từ Ông ơi như thế?”.

Trước đây, chúng tôi luôn hãnh diện, hạnh phúc khi nhắc đến con cái, nhưng bây giờ, khi nhắc đến con cái, chúng tôi luôn né tránh.

Vấn đề sinh con, tôi cũng không nói đến nữa. Vợ chồng chúng tôi đã có tuổi, vì vậy sức khỏe cũng không được tốt, nhưng con trai vẫn không về nước nuôi dưỡng và chăm sóc. Nhiều lần nói với con trai rằng chúng tôi đã già, muốn con trai về nước nhưng nó không chịu.

Chúng tôi bảo rằng điều kiện nhà mình rất tốt, chắc chắn sẽ giúp cho công việc của nó phát triển, nên không cần lo. Nhưng con trai tôi nói thích sống ở nước ngoài hơn, vì ở nước ngoài sống thoải mái, tự do, phát triển hơn.

Cách đây 3 năm, vợ tôi không may bị ung thư, tâm trạng tôi rất hoang mang. Tôi không biết mình phải làm gì, tôi lo lắng nên vội vàng gọi cho con trai về. Tuy nhiên, con trai tôi bảo tôi cứ bình tĩnh, còn bảo bệnh ung thư không có gì ghê gớm cả, sau khi phẫu thuật sẽ ổn thôi. Sau đó, con trai tôi không về luôn, vợ tôi nhập viện được một tuần nó mới về thăm.

Tôi cứ nghĩ con trai sẽ chăm sóc mẹ nó trong bệnh viện một vài ngày, nhưng con trai lại nói rằng nó không thích môi trường bệnh viện. Vì thế, nó đã thuê cho chúng tôi một hộ lý. Tôi giận lắm, tôi phản đối, thì con trai nghĩ tôi keo kiệt nên đã mắng tôi, nói rằng có bệnh tật mà còn tiết kiệm, cứ thích mang rắc rối đến cho nó.

Lần về nước đó, con trai ở lại gần một tháng. Tuy nhiên, thời gian dành cho chúng tôi thì ít, thời gian cho bạn bè của nó thì nhiều. Ngay cả khi mẹ nó đang nằm trong bệnh viện, nó vẫn có thể tụ tập bạn bè vui chơi ở bên ngoài.

Một ngày trước khi con trai tôi đi nước ngoài, tôi có nói chuyện và bảo: “Con trai à, bố và mẹ đều đã già rồi, sức khỏe bố mẹ cũng không còn tốt nữa. Con cần phải đưa con dâu về nước càng sớm càng tốt, sau này còn chăm sóc bố mẹ nữa”.

Con trai liền bảo:

“Bố à, con đã quen sống ở nước ngoài rồi. Thật sự con không thích môi trường ở nước ta. Hơn nữa, bố mẹ còn cổ hủ và lạc hậu. Ở nước ngoài, những người bằng tuổi bố mẹ, họ cũng phải dựa vào bản thân mình, họ không bao giờ dựa dẫm vào con cái đâu ạ. Chúng con còn bao nhiêu điều phải làm, phải lo. Bố mẹ còn có lương hưu, có thể dùng lương hưu để thuê người giúp việc, người giúp việc còn giỏi chăm sóc hơn chúng con nhiều”.

Chỉ vì lời nói của con trai, tôi cảm thấy mình như bị bóp nghẹt, cả đêm không thể nào ngủ ngon. Tôi đã từng nghĩ, tạo sao đứa con trai mà chúng tôi nuôi nâng hàng chục năm, thậm chí bỏ ra bao nhiêu tiền bạc, lại trở nên như thế này?

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng đã nhận ra rằng, việc cho con đi du học thực sự là một điều sai lầm. Mặc dù chúng sẽ được mở mang tầm nhìn, nâng cao kiến thức, sau khi du học về sẽ phát triển và thành đạt. Nhưng không dám tin rằng, con trai tôi đi du học lại trở thành một người khác. Con trai tôi không còn quan tâm, chăm sóc chúng tôi nữa.

Vì vậy, việc cho con trai đi du học trở thành điều tôi hối hận nhất trong những năm tháng sau này. Nếu con trai tôi về nước, có lẽ nó cũng sẽ bất hiếu mà thôi. Thà rằng cứ để nó ở nước ngoài, quanh năm không bao giờ gặp nhau là tốt nhất.

Nếu là bạn ở vị trí của tôi, liệu bạn có cho con đi du học hay không?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/nguoi-cha-68-tuoi-cho-con-trai-duy-nhat-di-du-hoc-da-tro-thanh-dieu-hoi-tiec-nhat-trong-nhung-nam-thang-sau-nay-cua-toi-d150390.html
X