Nghiên cứu của ĐH Harvard: Một đứa trẻ lớn lên muốn thành công thì cha mẹ phải đảm bảo 3 YẾU TỐ, áp dụng cho cả gia đình giàu và nghèo

Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống? Tiền bạc? Thành tích học tập?… Đều không phải! Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, khi nói đến cuộc sống thành công, không có sự khác biệt giữa tầng lớp thượng lưu và người nghèo. Một cuộc sống thực sự hoàn hảo phải đáp

Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống? Tiền bạc? Thành tích học tập?… Đều không phải!

Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, khi nói đến cuộc sống thành công, không có sự khác biệt giữa tầng lớp thượng lưu và người nghèo. Một cuộc sống thực sự hoàn hảo phải đáp ứng được 3 điều kiện:

Đó là một tâm hồn lành mạnh, một tuổi thơ ấm áp và sự quan tâm yêu thương.

Giáo sư Đại học Harvard George Wieland, người phụ trách cuộc nghiên cứu đã theo dõi 268 sinh viên Harvard và 456 thanh thiếu niên ở khu ổ chuột trong độ tuổi từ 19 – 90 tuổi. Mục đích nhằm phát hiện “bí ẩn của một cuộc sống hạnh phúc” là gì? Sau cùng, vị giáo sư này phát hiện ra 3 yếu tố quyết định hạnh phúc.

01
Một tâm hồn lành mạnh

Trong “10 chỉ số về người chiến thắng trong cuộc sống” do Đại học Harvard nghiên cứu, có 4 chỉ số về sức khỏe: Ít áp lực tâm lý; tuổi 65 vẫn ở trong tình trạng làm việc tốt; tuổi 75 vẫn có sức khỏe tốt, làm được nhiều việc; 80 tuổi không nghiện rượu, không trầm cảm, lo âu, luôn khỏe mạnh, vui vẻ.

Bạn thấy chứ? Chỉ số sức khỏe bao gồm 2 yếu tố: Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Hai yếu tố này được tích hợp và không thể tách rời nhau. Có một bà mẹ, luôn cho con ăn những bữa đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Một ngày nọ, đứa trẻ đi đường và thấy đói. Cậu nhóc muốn mua một chiếc bánh mỳ kẹp thịt ở quán ăn bên đường nhưng người mẹ nhất quyết từ chối.

Người mẹ còn mắng con, bảo ở nhà có rất nhiều đồ ăn ngon, sao lại đòi đồ ăn vặt? Đứa trẻ tủi thân, khóc lóc nước mắt lưng tròng. Cậu nhóc có sức khỏe tốt, nhưng sâu bên trong là tâm hồn mỏng manh, không có quyền chọn lựa món ăn yêu thích. Người mẹ đã cho đứa trẻ một cơ thể khỏe mạnh nhưng lại kiểm soát chặt chẽ quá mức. Điều này khiến trẻ không vui, đầu óc luôn căng thẳng.

Người làm cha mẹ luôn sợ con cái bị tổn thương, va chạm. Tuy nhiên vào những thời điểm quan trọng, sức khỏe tinh thần còn quan trọng hơn sức khỏe thể chất. Khi áp lực ngày càng tích tụ, nó sẽ trở thành một va vấp trong cuộc đời trẻ.

Nữ VĐV người Mỹ Simone Biles từng mất phong độ thi đấu ở cuộc thi Olympic mùa Đông. Trong một cuộc phỏng vấn, cô tiết lộ: “Vào ngày thi đấu, tôi cảm thấy rất nhiều áp lực. Toàn thân run rẩy không kiểm soát được, không thể hoạt động bình thường”. Các cuộc kiểm tra đều cho thấy, Biles có sức khỏe tốt nhưng bản thân luôn cảm thấy mất phương hướng.

Trong những ngày tiếp theo, Biles đã bỏ hết những yếu tố xung quanh có thể khiến bản thân xao nhãng. Tuy nhiên vì sức khỏe tinh thần không tốt nên nữ VĐV vẫn bỏ lỡ chức vô địch. Trên thực tế, sức khỏe thực sự phải đến từ trong ra ngoài. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải tế nhị và dạy dỗ bằng giới luật và gương sáng.

Nghiên cứu của ĐH Harvard: Một đứa trẻ lớn lên muốn thành công thì cha mẹ  phải đảm bảo 3 YẾU TỐ

02
Một tuổi thơ ấm áp

Các nhà nghiên cứu Harvard đã phát hiện ra: Hạnh phúc ở tuổi già liên quan mật thiết đến sự ấm áp có được trong thời thơ ấu. Bốn yếu tố đủ để chứng minh điều này: Mối quan hệ đáng tin cậy, mẹ yêu thương, quan hệ tốt với anh chị em, nhân cách tốt.

Nghiên cứu của Harvard cho hay: Những người có mối quan hệ tốt với anh chị em khi còn nhỏ, có mức lương trung bình hàng năm cao hơn 51.000 USD so với những người có mối quan hệ không tốt.

Những người có tuổi thơ ấm áp, mức lương trung bình hàng năm cao hơn 66.000 USD so với những người có tuổi thơ không êm ấm.

Những người được mẹ yêu thương, mức lương trung bình hàng năm cao hơn 87.000 USD so với những người không thân thiết với mẹ. Có thể thấy rằng, những trải nghiệm thời thơ ấu có ảnh hưởng sâu sắc đến số phận của trẻ khi trưởng thành. Những người được yêu thương nhiều hơn khi còn nhỏ, khi trưởng thành, cũng có thể nhận được nhiều tình yêu và giàu có hơn.

VĐV trượt băng nổi tiếng của Nhật Bản, Yuzuru Hanyu (1994) từng đạt vô số huy chương, lập 12 kỷ lục thế giới. Anh có một tuổi thơ êm ấm, có mối quan hệ tốt với chị gái. Mẹ của Hanyu từng không thích con trai học trượt băng nhưng vẫn tôn trọng mong muốn của con. Bà còn từng tự tay may đồng phục thi đấu cho con. Mỗi khi con trai tham gia thi đấu, bà đều đi cùng.

Sau này, Yuzuru Hanyu cũng từng chia sẻ, thành công của bản thân không thể tách rời sự ủng hộ, hỗ trợ của gia đình. Thực tế, khi được cha mẹ quan tâm, đó không chỉ là thành tích của con cái, ngoài ra còn có cảm xúc, tình cảm, nội tâm, chỉ số hạnh phúc. Khi đứa trẻ lớn lên sẽ có động lực vô hạn.

Việc nhận đủ tình yêu thương từ khi còn nhỏ sẽ là nguồn sức sống mạnh mẽ. Nó nuôi dưỡng tiềm năng của đứa trẻ và mang lại cho trẻ cảm giác an toàn.

03
Sự quan tâm yêu thương

Theo Harvard, một chỉ số khác cũng vô cùng quan trọng: Đó là khả năng yêu của một người, sự quan tâm yêu thương. Điều này quyết định phần lớn việc một người có hạnh phúc hay không. Người chiến thắng thực sự trong cuộc sống là người tìm được tình yêu trước tuổi già. Tình yêu ở đây có 2 nghĩa.

Ý nghĩa đầu tiên là tình yêu, gia đình, tình bạn. Ý nghĩa thứ hai bao gồm lý tưởng, sở thích. Với điều đầu tiên, chúng ta đã quá quen thuộc. Còn ý nghĩa thứ hai, có một câu chuyện như sau: Đội tuyển bóng đá nữ Trung Quốc có một cầu thủ tên Wang Shuang, được mệnh danh là “Messi của Trung Quốc”.

Sau khi được chọn vào Đội tuyển thiếu niên vào năm 12 tuổi, Wang Shuang đã đạt được rất nhiều thành tích tốt. Ngày 6/2/2022, Wang Shuang cùng đội tuyển bóng đá nữ Trung Quốc đã vô địch giải Asian Cup. Tuy nhiên, tuổi thơ của Wang Shuang không hề êm ấm. Cha mẹ ly hôn, cô được nuôi dạy bởi người dì nên tính cách rất nhạy cảm.

Cho đến một ngày, Wang Shuang chạy theo anh họ trên cánh đồng xanh, nhìn thấy trái bóng và tìm ra tình yêu, lý tưởng của mình. Wang Shuang luyện tập bóng đá với các bạn nam mỗi ngày, không hề sợ ngã.

Một khi cuộc sống có điều để yêu thương, để làm lý tưởng thì sẽ trở nên hoàn toàn khác. Trong quá trình tham gia đội tuyển, luyện tập mỗi ngày, Wang Shuang không còn mặc cảm “phụ thuộc vào người khác”.

Tuy không có gia đình thực sự nhưng bóng đá đã trở thành nơi trú ẩn an toàn trong trái tim Wang Shuang. Bóng đá đã trở thành tình yêu của cuộc đời nữ cầu thủ này.

Khi con đi học, nhiều bậc cha mẹ luôn cảm thấy việc học phải được ưu tiên hàng đầu và dặn: “Đừng đi chơi, ở nhà làm bài đi”. Trên thực tế, ở một mình rất bất lợi cho sức khỏe. Trẻ em ở nhà cả ngày, vùi đầu vào bài vở dễ khiến sức khỏe giảm sút khi qua tuổi trung niên. Cho nên với trẻ em, tìm được sở thích, tình yêu thương là rất quan trọng.

Chia sẻ bài viết: