Con người không tồn tại đơn độc trên cuộc đời này, chính vì vậy mà chúng ta mới cần giao tiếp với nhau để tạo nên những mối quan hệ trong xã hội. Dù đó là mối quan hệ thân thiết, hay chỉ đơn thuần là xã giao công việc, bạn đều cần có kỹ năng, cũng như nguyên tắc nhất quán cho bản thân mình. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất thường được áp dụng để duy trì và nâng cao những mối quan hệ đó là mời nhau đi ăn uống. Và nếu một ngày, bạn được một ai đó mời đi ăn, dù nhằm mục đích gì bạn cũng tuyệt đối phải ghi nhớ 3 nguyên tắc dưới đây để giữ sự tôn nghiêm cho mình.
Không được mời thì đừng hỏi để làm gía
Cô bạn của tôi là nhân viên thực tập của một công ty. Cùng thực tập với cô ấy còn có hai thực tập sinh khác nữa. Trái ngược với sự năng nổ, hoạt bát của hai người kia, cô bạn của tôi lại rất nhút nhát trong giao tiếp và chỉ tập trung làm tốt phần việc của mình. Ngày đầu tiên đi làm, mọi người rủ nhau đi ăn, mà không rủ cô bạn của tôi vì cho rằng cô ấy không hòa nhập với mọi mọi người. Lúc này, cô ấy tỏ ra khá bối rối, vì bản thân kỳ thực cũng muốn đi cùng mọi người để thiết lập quan hệ thân thiết hơn, nhưng lại không biết mở lời thế nào.
Sẽ có rất nhiều cách giải quyết trong trường hợp này, và tin chắc rằng với tư cách là một thực tập sinh, ai cũng cần tạo những mối quan hệ với nhân viên cũ để quá trình thực tập được dễ dàng hơn, bởi vậy, họ sẽ quyết định mở lời đề nghị đi ăn cùng dù không được mời. Mọi người có thể sẽ không thoải mái, nhưng vì xã giao nên cũng có thể sẽ đồng ý.
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp chọn không tham gia những cuộc vui như thế vì không được mời. Những người này không hề có cái tôi quá lớn, chỉ là sự tôn nghiêm của bản thân không cho phép họ làm như vậy, dù mục đích là gì đi chăng nữa. Có thể, với nhiều người, sự tôn nghiêm không lớn hơn một công việc có thể nuôi bạn sống, nhưng nghĩ sâu xa một chút thì một người tôn nghiêm mới là người có cốt cách, cá tính riêng. Và những người như vậy chắc chắn sẽ có rất ít bạn bè, nhưng đều là những người bạn chất lượng.
Vô tình được mời thì đừng ở đó quá lâu
Vì ban đầu bạn không có trong danh sách dự kiến được mời, nhưng vì vô tình có mặt ở đó nên mới miễn cưỡng được mời đến một bữa ăn, nên đừng có mặt dày mà ở lại quá lâu. Bạn nên hiểu một điều rằng, họ mời bạn đến đó đơn thuần chỉ là một lời xã giao, và không hề mong chờ sự xuất hiện của bạn. Chính vì vậy, bạn nên nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, và cũng chỉ nên ở lại bữa tiệc ở mức độ xã giao mà thôi. Bạn không thuộc về bữa tiệc đó, nên đừng cố chấp mà ở lại quá lâu, điều đó sẽ tạo nên sự ngượng ngùng cho cả bạn và những người khác. Đặc biệt, nếu bạn ở lại quá lâu, những người đó sẽ mỉa mai bạn là một kẻ cơ hội, thiếu tôn nghiêm để đạt được mục đích nào đó mà bản thân đang theo đuổi.
Tiệc đã ăn hoặc sắp tàn được gọi đến thì tuyệt đối không đến
Thêm một nguyên tắc nữa khi được mời đi ăn mà bạn tuyệt đối không được quên đó là nếu được mời đến một bữa tiệc đã khai mạc và sắp tàn thì bạn không nên đến. Trong một mối quan hệ, dù thân thiết hay xã giao thì sự tôn trọng là yếu tố cần phải có. Và bạn thấy đấy, tiệc đã khai mạc hoặc sắp tàn, họ mới nhớ tới bạn nghĩa là họ không tôn trọng bạn, nên bạn cũng không có nghĩa vụ phải tôn trọng lại họ. Hãy thẳng thắn từ chối một lời đề nghị thiếu tôn trọng như vậy, để những người mời bạn hiểu rằng bạn cũng có tôn nghiêm, và bạn không bao giờ đánh đổi sự tôn nghiêm đó chỉ để lấy một mối quan hệ hời hợt, nửa mùa.
Trong cuộc sống này, bạn cần mời người khác đi ăn và cũng cần được người khác mời đi ăn, đó là sợi dây gắn kết bạn và mọi người lại với nhau. Tuy nhiên, bạn cần tạo lập những mối quan hệ thông qua những bữa ăn, nhưng không có nghĩa bạn phải vứt bỏ sự tôn nghiêm của mình chỉ để tham gia những cuộc hẹn thiếu tôn trọng lẫn nhau. Ba nguyên tắc trên nghe rất dễ, nhưng lại cần rất nhiều sự dũng cảm để có thể thực hiện, bởi không phải ai cũng đặt sự tôn nghiêm của mình lên trên lợi ích mà bản thân đang theo đuổi.