Muốn con dâu xấu mặt nên mẹ chồng ép ký giấy khước từ tài sản trước mặt cả nhà, ai ngờ giây sau bà hối hận không kịp

Tôi là con gái ruột mà còn thấy rất quá đáng, mẹ đang cố tình mượn chuyện tài sản để khiến chị dâu xấu hổ mặt trước mọi người...

Tết vừa rồi, trong khi nhà nhà người người rộn ràng khoe thành quả một năm, chuẩn bị đón xuân mới thì gia đình tôi lại đang thấp thỏm lo một cái Tết không trọn vẹn. Mọi chuyện bắt nguồn từ mẹ tôi. Vì bà quá khắt khe với chị dâu nên không khí trong nhà trở nên căng thẳng, khiến cả gia đình rơi vào tình cảnh khó xử.

Chị dâu về làm dâu đã năm năm. Thời gian không ngắn, nhưng chừng đó cũng đủ để chị cảm thấy mệt mỏi và lạc lõng. Có lần chị tâm sự với tôi rằng, dù đã cố gắng hết lòng để hòa nhập, nhưng mẹ chồng như mẹ tôi thì thật sự khó chiều. Mẹ không phải người xấu, nhưng cái tính thích kiểm soát, hay xét nét từ những chuyện nhỏ nhặt khiến bầu không khí trong nhà luôn ngột ngạt.

Chị dâu chịu đựng mãi rồi cũng đến lúc mệt mỏi. Anh chị bàn nhau ra ở riêng và quyết định mua trả góp một căn hộ nhỏ. Mẹ tôi giận lắm, bảo chị là người “đứng sau giật dây”, khiến con trai bà nghe vợ bỏ mẹ. Mẹ nói vậy nhưng thực lòng mà xét, nếu tôi ở trong hoàn cảnh ấy, có lẽ tôi cũng sẽ chọn cách tương tự.

Từ khi ra ở riêng, quan hệ giữa mẹ tôi và chị dâu có phần dễ thở hơn. Xa mặt đôi khi lại hóa quý. Mẹ tôi nhớ cháu nên vẫn thường gọi điện rủ vợ chồng anh chị về ăn cơm. Còn chị dâu, dù từng chịu nhiều thiệt thòi, vẫn giữ phép lịch sự. Tết nhất, lễ lạt hay dịp đặc biệt gì, chị đều có quà biếu mẹ chồng. Mọi người bắt đầu hy vọng rằng không khí gia đình sẽ ấm áp trở lại. Ai ngờ một hành động bất ngờ của mẹ tôi đã phá hỏng tất cả.

Mấy hôm cận Tết, mẹ tôi chủ động gọi các con cháu tụ họp ăn cơm. Bà còn mời cả mấy người họ hàng thân thiết tới chơi, lấy lý do là tổng kết . Bữa cơm hôm đó thật sự vui. Cả nhà quây quần, ăn uống rôm rả rồi rủ nhau hát karaoke. Ấy vậy mà khi không khí đang rộn ràng, mẹ tôi lại làm một chuyện khiến ai nấy đều sững sờ.

Ông ngoại tôi mới đổ bệnh nặng. Bà ngoại m:ất từ lâu nên mọi tài sản trong nhà đều do một mình ông đứng tên. Thấy sức khỏe không còn bao nhiêu, ông quyết định chuyển nhượng tài sản cho mẹ tôi – người con duy nhất của ông. Tổng cộng là một căn nhà và một mảnh đất. Còn tiền mặt, sổ đỏ hay vàng bạc thì mẹ tôi không nói rõ. Mẹ bảo sẽ chia lại cho hai anh em tôi để sau này không ai so đo, tranh chấp. Tôi và anh trai vốn rất hòa thuận nên đều đồng ý để mẹ tự phân chia, không ai tính toán hơn thua.

Chuyện tưởng sẽ êm đẹp, nào ngờ trước lúc chính thức công bố chuyện chia tài sản, mẹ tôi lại bất ngờ gọi riêng chị dâu ra và đưa cho một tờ giấy. Ai có mặt hôm ấy đều bất ngờ khi biết đó là giấy khước từ tài sản. Mẹ tôi giải thích rằng đây là “chuyện nội bộ” nhà chồng, không muốn con dâu tham gia sau này lại nảy sinh bất hòa, nên mới yêu cầu chị dâu ký vào để mọi người yên tâm.

Tôi và anh trai phản đối ngay lập tức. Chuyện tế nhị như thế này đáng lẽ nên bàn riêng trong gia đình, đâu thể mang ra giữa đông người để khiến chị dâu bị mất mặt. Tính chị dâu tôi xưa nay vốn thẳng thắn, lại không hề tham lam. Nếu mẹ tôi không chủ động nhắc tên chị trong chuyện chia tài sản thì tự khắc chị cũng chẳng dòm ngó đến một tấc đất nào.

Tôi nghĩ bụng chắc lần này “toang” thật rồi. Cách mẹ tôi cư xử chẳng khác nào công khai thể hiện sự nghi ngờ, như thể chị dâu là người sẽ tranh giành với con ruột của bà. Trong khi chị ấy sống rất biết điều, chưa từng gây chuyện hay đòi hỏi điều gì cho bản thân, thậm chí nhiều lần còn hi sinh vì gia đình tôi.

Tôi đang nghĩ chị sẽ nổi giận, nào ngờ chị dâu lại ký vào tờ giấy một cách dứt khoát. Xong xuôi, chị đưa lại tờ giấy cho mẹ tôi và lạnh lùng tuyên bố: từ nay sẽ không gửi tiền biếu mẹ hàng tháng nữa. Lý do là vợ chồng chị đã ra riêng, không còn sinh hoạt trong căn nhà này, vậy thì chị không có nghĩa vụ phải chu cấp thêm.

Chị cũng nói rõ luôn rằng thời gian qua chị là người gánh nợ thay cho chồng. Từ khoản vay mua nhà cho đến tiền đầu tư chứng khoán bị lỗ do anh tôi hùn vốn, tất cả đều do chị đứng ra xử lý. Giờ thì chị không muốn gánh thêm nữa. Vì anh tôi được chia tài sản riêng nên món nợ kia sẽ “trả về đúng chủ”.

Mẹ tôi cứng họng. Bao năm tính toán với con dâu, không ngờ lần này lại “tính không bằng trời tính”. Chưa kịp phản ứng gì thì chị dâu còn chốt hạ thêm một câu: thu nhập của chồng chỉ có bảy triệu mỗi tháng, trong khi chị dù chỉ bán hàng online cũng kiếm được gần ba chục triệu. Ai nấy ngồi đấy đều xì xào. Hóa ra bấy lâu nay anh tôi vẫn ra vẻ sĩ diện, mặc đồ sang, đi xe đẹp đều là nhờ vợ lo liệu. Chứ lương bảy triệu thì tiền học cho con còn chưa đủ.

Mẹ tôi tức tối, trách chị dâu kiếm được nhiều tiền mà tháng nào cũng tiếc không biếu mẹ nổi năm triệu. Bà còn mắng chị keo kiệt, tính toán. Nhưng chị không nói lại một lời nào, chỉ cười nhạt rồi đứng dậy lái xe về. Anh tôi lúng túng ngồi lại, mặt mũi thất thần không biết nói gì.

Mẹ tôi từ đó đến nay vẫn chưa hết bực. Nhưng bà cũng chẳng làm gì được. Mất khoản biếu hàng tháng, mất luôn thể diện trước họ hàng, mẹ tôi chắc không ngờ rằng chính tờ giấy khước từ tài sản lại khiến bà thiệt đủ đường. Giờ có hối cũng không kịp nữa rồi. Bà tự tay làm đổ bể hết mọi thứ, để giờ vừa bị con dâu lạnh nhạt, vừa bị thiên hạ cười vào mặt.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/muon-con-dau-xau-mat-nen-me-chong-ep-ky-giay-khuoc-tu-tai-san-truoc-mat-ca-nha-ai-ngo-giay-sau-ba-hoi-han-khong-kip-d276564.html