Mẹ chồng chị Nguyễn Thị Hòa (Hải Phòng) rất ngọt miệng, họ hàng bên chồng ai cũng thương vì bà chăm bố rất khổ. Nhưng chị Hòa mới về ở 6 tháng mà đã nghe họ hàng bên chồng mách bà nói xấu sau lưng nàng dâu. Ví như hàng ngày 6 giờ chị đã dậy, muốn đi chợ thì bà không nghe, để bà đi, tự nấu nướng cho hợp khẩu vị. Vì vậy chị ở nhà dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, giúp bố chồng vệ sinh…
Khi có chồng chị ở nhà thì bà mua rất nhiều trái cây, nói nàng dâu thích ăn nên mua, nói thương con dâu như con gái. khuyên ráng ăn thêm, rồi uống sữa cho khỏe… còn dặn chồng đưa tiền thì để dành, đừng mua lung tung…
Chị cứ nghĩ mẹ chồng rất tốt với mình, cho tới khi có mấy người họ hàng nhắc nhở, bảo nàng dâu phải dậy sớm, chứ sao ngủ trương rốn 7 giờ mới dậy. Sáng ra uống sữa như con nhà giàu để mẹ chồng phục dịch như công chúa. Mẹ chồng đã phải chăm sóc bố chồng, cưới nàng dâu về để giúp đỡ thì giờ lại phải phục vụ cả nàng dâu…
Ở cùng một nhà mà bằng mặt không bằng lòng rất khó sống. Ảnh minh họa.
Trước mặt chị mẹ chồng khen nàng dâu đẹp hiền lành, nhưng sau lưng thì so sánh chị không bằng mấy cô người yêu cũ của chồng. Rồi nói xấu mẹ đẻ chị quá lứa nhỡ thì sinh con không có bố. Rồi trách chị khó gần, mẹ ruột gọi thì nói chuyện mẹ con ngọt xớt… Mọi việc trong nhà cái gì mẹ chồng cũng giành làm, rồi lại đi kể công, ca cẩm…
Chúng ta – nhất là nàng dâu hay mắc kẹt vào chuyện bị mẹ chồng, người nhà chồng, hay ai đó xung quanh nói xấu, nhưng không biết thoát ra bằng cách nào. Thực ra cũng có cách thoát, nhưng cần phải học hành, thực hành hàng ngày.
Theo chuyên gia tư vấn, khi rơi vào hoàn cảnh đó, bạn hãy làm như sau:
1. Kiên nhẫn lắng nghe.
Bạn hãy lắng nghe xem bà đang phải chịu đựng điều gì? Nếu không hãy dừng lại một chút nghe trực giác mách bảo. Hoặc nghe những gì người khác nói về họ để có quyết định của mình.
Ví dụ, mẹ chồng, hay chồng, hoặc ai đó khó chịu, nói xấu bạn sau lưng… thì hãy thử lắng nghe xem, biết đâu người ấy làm thế là để được bạn quan tâm, nhưng vì ngại nói ra nên đã chọn cách làm mình làm mẩy như một đứa trẻ. Bạn hãy nhẫn nhịn một chút, đừng để phản ứng bốc đồng theo hướng tiêu cực. Khi bạn đã hiểu hơn những gì họ trải qua, hoặc mong cầu ở bạn, có thể bạn sẽ hết khó chịu với họ.
Thế giới này có rất nhiều người khó chiều, nhưng không phải họ là người xấu. Ảnh minh họa.
2. Đừng nghĩ họ là người xấu.
Bạn đừng nghĩ ai khó chịu, nói xấu sau lưng thì đều là người xấu, mà có lẽ bạn giao tiếp chưa khéo. Thế giới này có rất nhiều người khó chiều, nhưng không phải họ là người xấu, hay là kẻ thù đáng ghét… mà chỉ đơn giản là họ khó tính. Chỉ nghĩ như thế bạn đã tự loại bỏ bớt những ý nghĩ tiêu cực, hành xử tệ của mình (bởi khi bạn nghĩ thế thì cũng là một người khó chịu rồi).
Bạn hãy so sánh hai cách nghĩ: ‘Cái người này phiền ghê, bực thật!’ và: ‘Bà chỉ khó tính thôi, mình chỉ cần làm tốt việc của mình là được’ – bạn sẽ thấy có sự khác biệt ngay.
3. Hãy tỏ ra chín chắn, không phản ứng quá nhanh.
Đừng vội trả lời hay phản ứng ngay lập tức khi nghe ai đó nói xấu, hay đang làm khó bạn. Bởi lúc đó thường là phản ứng tiêu cực, thậm chí trả đũa không chính đáng.
Bạn hãy bình tĩnh và im lặng, như thế chí ít tỏ ra mình là người chín chắn và rộng lượng hơn. Và người khó chịu, hay nói xấu sẽ thấy dễ chịu với người chín chắn và bình tĩnh. Làm người chín chắn không dễ. nhưng giúp bạn luôn ‘nắm dây cương’ cho mọi tình huống khó nhất.
4. Tập trung vào bản thân, đừng khó chịu như họ.
Tiếp xúc với người khó chịu, nói xấu sau lưng tệ nhất là bạn có thể trở thành khó chịu như họ (phản ứng lại theo cách tiêu cực). Do đó bạn đừng dại trở thành người cáu kỉnh khó chịu, nói xấu như họ. Nhưng hãy cảm ơn vì nhờ họ mà bạn thấy rõ những gì bạn không muốn trở thành. Cũng nên tự ngẫm lại bản thân nếu điều họ nói có phần đúng thì bạn hãy sửa mình.
Nên nhớ sự vui vẻ, hạnh phúc của bạn là quý giá nhất. Đừng vì ai đó khó chịu, nói xấu, thậm chí gây khó dễ mà bạn cau có, khó chịu cả ngày, hay tìm cách trả đũa. Cách đáp trả tốt nhất là giữ cho thân tâm bạn luôn thoải mái, vui vẻ và tuyệt đối không bị ảnh hưởng xấu bởi họ.
Đôi khi buông tay bạn sẽ đỡ khổ hơn rất nhiều. Ảnh minh họa.
5. Học cách buông xả.
Phụ nữ khi về nhà chồng nếu thấy ai đó hay khó chịu, hay nói xấu mình sau lưng hãy học cách buông xả – không dễ đâu, nhưng lại rất cần thực hành hàng ngày để bạn thảnh thơi vui sống.
Ngoài xã hội cũng vậy, nếu bạn tốt mà người khác nói bạn xấu thì cũng chẳng làm cho bạn xấu đi. Họ khó chịu, nói xấu bạn vì họ đang đeo lăng kính tiêu cực, hay thích chỉ trích (mà đa số con người thích chỉ trích, phán xét, nói xấu, đánh giá người khác). Vì vậy bạn hãy buông xả cho nhẹ lòng, chấp họ làm chi cho thêm khổ mình.
Bạn không nên cố lấy lòng, hay phản bác người đang khó chịu, nói xấu bạn. Hãy tập trung vào chính mình và các mối quan hệ khác của bạn, hoàn thiện chính mình. Họ đối xử thế nào với bạn là nghiệp của họ, nhưng cách bạn đối xử thế nào với họ lại là nghiệp của bạn. Việc của bạn là sống tử tế để không ai tin điều họ nói. Hãy biết mình là ai, đang làm gì, đang nghĩ gì mới là quan trọng nhất. Cứ bình tĩnh, đâu rồi có đó, uống trà đi, thở và cười đi…
6.Không kể xấu, than thở mẹ chồng
Đừng vội tỏ thái độ khó chịu mà hãy tìm hiểu vấn đề cho thật kỹ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
Sẽ có lúc bạn cảm thấy vô cùng ức chế vì cách cư xử của mẹ chồng. Nhưng nếu vì thế mà gặp bất cứ ai, bạn cũng kể để giải tỏa cảm xúc thì chưa chắc đã tốt, nhất là khi chẳng may chuyện đó lại lọt đến tai mẹ chồng. Vì thế, hãy tìm đến những người bạn tin tưởng hoặc một ai đó bạn có thể nhận được những lời khuyên đúng đắn để chia sẻ.
Tránh việc than thở hay kể xấu về mẹ chồng bởi trong mắt mỗi người, chẳng có ai là thấy mình sai, vì biết đâu chính mẹ chồng cũng đang cảm thấy tức giận vì cách cư xử của bạn thì sao. Cùng một vấn đề nhưng có người nhìn thành hình tròn, có người thành hình vuông nên đừng cố để nghĩ về nhau tiêu cực. Bạn là người phụ nữ hiện đại, bạn hoàn toàn có thể có nhiều cách hòa giải tích cực đúng không?
7.Hãy tìm hiểu, tôn trọng sự khác biệt và ranh giới
Khoảng cách giữa hai thế hệ mẹ chồng – nàng dâu thường rất lớn, do vậy có nhiều lúc, bạn sẽ không hiểu vì sao cùng một vấn đề nhưng mẹ chồng lại có cách suy nghĩ và giải quyết hoàn toàn khác bạn.
Chẳng hạn, gia đình có tiền nhưng không hiểu sao mẹ chồng lại tiết kiệm một cách thái quá trong khi bạn không muốn mọi người cứ phải kham khổ mãi. Hãy thử tìm hiểu lại, có thể trước đây mẹ chồng bạn từng có cuộc sống lam lũ hoặc bà được dạy là phải sống tiết kiệm như vậy cho nên điều đó tồn tại đến bây giờ.
Vì thế, đừng vội tỏ thái độ khó chịu mà hãy tìm hiểu vấn đề cho thật kỹ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
Gia đình bạn có thể sẽ không cùng truyền thống với gia đình nhà chồng. Sự khác biệt này có thể gây ra các cuộc tranh cãi, xung đột. Hãy cố gắng dung hoà sự khác biệt và đồng cảm với những suy nghĩ, hành động, dự định của nhau nhất có thể. Đặc biệt, bạn cần tôn trọng và thấu hiểu những khác biệt của 2 bên gia đình.
8.Hãy chia sẻ và học cách lắng nghe mẹ chồng
Có chuyện gì buồn hay vui, thuận lợi hay khó khăn trong cuộc sống và công việc, bạn đừng ngần ngại tỉ tê tâm sự với mẹ chồng. Có thể bà không giúp gì được cho bạn nhưng những lời khuyên hay động viên của họ dành cho bạn cũng không hề thừa.
Ngược lại bạn cũng hãy dành thời gian để lắng nghe, nắm bắt và hiểu những tâm tư của mẹ chồng. Chỉ có sự thấu hiểu mới khiến người ta xích lại gần nhau.
9.Chấp nhận không phải lúc nào họ cũng làm mọi việc theo ý bạn
Sự khác biệt về thế hệ đôi khi sẽ gây ra các ý kiến trái chiều. Bạn nên điều chỉnh và thích nghi với các tình huống và truyền thống gia đình khác nhau. Đừng trách cứ hay bắt họ phải làm mọi việc theo ý mình.
10.Đừng mong đợi mẹ chồng thay đổi
Hãy thực tế và chấp nhận một tương lai tương tự như hoàn cảnh hiện tại của bạn. (Ảnh: ITN). |
Mẹ chồng bạn sẽ không thay đổi, và những vấn đề của bà ấy sẽ không được giải quyết trong một sớm một chiều.
Sẽ không thực tế nếu bạn tiếp tục duy trì mối quan hệ của mình trong khi mong đợi những vấn đề của mẹ chồng đột nhiên biến mất.
Nói chung, những người có xu hướng độc hại sẽ không thể hiện ra mặt và bắt đầu chào đón bạn đến buổi họp mặt gia đình của họ.
Hãy thực tế và chấp nhận một tương lai tương tự như hoàn cảnh hiện tại của bạn. Nếu hiện tại bạn không được chào đón trong các buổi họp mặt gia đình chồng, bạn có thể sẽ không được chào đón sau này.
11.Tử tế và thân thiện, nhưng không phải là kẻ nịnh bợ
Nếu mẹ chồng của bạn từ chối nhận quà hoặc mời bạn đến dự các sự kiện hoặc ngày lễ của gia đình – hoặc nếu bạn đã làm mọi cách có thể để đối phó với những ý nghĩ độc hại của bà ấy, thì đừng nên tiếp mua quà.
Hãy lịch sự nhưng đừng cố gắng thuyết phục bà ấy. Đôi khi, cách tốt nhất để đối phó với những người độc hại là để họ yên.
12.Tránh tạo mâu thuẫn giữa chồng và bố mẹ của anh ấy
Đừng yêu cầu bạn đời lựa chọn giữa bạn và gia đình anh ấy. Lời khuyên thiết thực này này áp dụng cho mọi mối quan hệ (đang yêu hoặc đã kết hôn).
Nói chung, không nên yêu cầu bạn trai lựa chọn giữa bạn và bố mẹ anh ấy. Nếu bạn đã kết hôn thì những mong đợi của bạn đối với chồng và mẹ chồng sẽ khác.
Tuy nhiên, việc bạn gái yêu cầu bạn trai đưa ra lựa chọn đó có thể gây ra nhiều xung đột hơn mức đáng có. Đối phó với những khó khăn đến từ bố mẹ anh ấy đòi hỏi sự kiên nhẫn và khôn ngoan.
13.Để mẹ chồng cảm thấy bạn đứng về phía bà
Theo nghiên cứu, một cách tuyệt vời để lấy lòng mẹ chồng là bênh vực bà và khiến bà nhận thấy rằng bà đang nhận được sự công bằng, cho dù đó là khi tranh cãi về việc nhà hay dắt chó đi dạo không đúng lúc.
Bằng cách này, mẹ chồng có thể thấy rằng bạn đứng về phía bà ấy và bà có thể đánh giá cao điều đó.
14.Chấp nhận việc mẹ chồng nhiều lúc không theo ý bạn
Mẹ chồng có thể cho con bạn kẹo mà bạn không thật sự đồng ý, điều đấy sẽ làm cho bạn trông như người xấu vậy. Tuy nhiên, họ là một phần cuộc sống của bạn, và bạn không thể nào thay đổi quyết định của họ.
Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên điều chỉnh và thích nghi với các tình huống và truyền thống gia đình khác nhau.
15.Bạn không thể thay đổi ai ngoài chính mình
Đừng yêu cầu hoặc mong đợi bạn trai hay bố mẹ anh ấy hành động hoặc suy nghĩ khác. Sau khi bạn bày tỏ cảm xúc của mình về cách bạn bị đối xử (hoặc bị ngược đãi) và sau khi bạn hỏi xem bạn đã làm gì khiến bố mẹ anh ấy đối xử với mình như vậy, thì bạn cần phải buông tay. Bạn phải để họ là chính mình.
Mẹ chồng độc hại có thể không chấp nhận con người thật của bạn, nhưng vì hạnh phúc lâu dài của chính bạn, bạn phải chấp nhận con người thật của họ.