Mẹ tôi hiền lành lắm, trước bà ngoại có nghề bán bánh cuốn gia truyền nên mẹ cũng theo nghề đó. Cả nhà tôi gần như là trông chờ vào những đồng tiền từ hàng bánh cuốn của mẹ.
Bố tôi làm công chức lương được bao nhiêu ông đãi bạn bè hết. Tính ông cực kì khó chịu, đi làm về là bắt vợ con phục vụ từ chén nước đến cái tăm. Sáng nào ông dậy cũng phải có sẵn ấm nước trà nóng ở trên bàn rồi. Mẹ bán hàng ăn sáng bận là vậy mà vẫn phải đổi món cho bố, không có chuyện sáng nào cũng bưng đĩa bánh cuốn vào thì ông mắng cho sấp mặt.
Sống với nhau từng ấy năm nên mẹ tôi hiểu tính bố, từ cái áo, cái quần, đến đôi giày bố đi làm lúc nào cũng chỉ chu, là lượt.
Mẹ chăm sóc bố đến từng chân tơ kẽ tóc, mỗi lần ông chỉ cần cảm cúm thôi là bà cuống lên đi tìm thuốc còn rót cả cốc nước để sẵn đấy. Có lúc tôi thấy ông chẳng cầm lên mà gọi mẹ:
“Nước với thuốc của tôi đâu”.
Mẹ đang đun nồi cháo dưới bếp vẫn phải tất tả chạy đưa thuốc đưa nước cho bố. Có lần ông bị đau ruột thừa phải vào viện mổ, mẹ túc trực chăm sóc, nâng đỡ từng tí một.
Ảnh minh họa: Nguồn Pantip.com
Hôm bố về nhà vẫn chưa được ăn cơm chỉ húp nước cháo suông thôi nhưng ông ném cả cái bát xuống nền:
“Cháo gì mà nhạt nhẽo, ít cũng phải hầm con chim bồ câu vào chứ”.
Mẹ lại lúi húi dọn dẹp, chiều bà tìm mua bằng được con chim câu về lọc thịt, băm nhỏ rồi nấu cháo cho bố. Nhiều khi tôi thấy mẹ chăm chồng còn chu đáo hơn là chăm con cái vậy.
Chị em tôi lớn lên cũng giúp đỡ mẹ những việc lặt vặt như nấu cơm, rửa bát. Nhưng mẹ đâu có được nhàn nhã hơn vì bố lúc nào cũng yêu sách hết chuyện này đến chuyện khác, chẳng bao giờ để bà được yên.
Trước kia hiếm khi thấy mẹ ốm lắm, thỉnh thoảng kêu đau đầu lại tự mua thuốc uống chứ chưa bao giờ bố hỏi thăm mẹ được 1 câu tử tế.
Từ lúc hai chị em tôi đi lấy chồng, bố nghỉ hưu nên càng khó tính hơn chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mà không nghĩ cho vợ con. Vừa rồi mẹ bị tai biến phải nằm viện điều trị cả tháng trời. Thời gian đó không ai ở nhà cơm nước khiến ông cáu loạn lên.
Mẹ đi chữa bệnh mà bố không hề vào thăm 1 lần lấy lý do đi lại xa xôi. Hôm tôi sang lấy thêm ít quần áo cho mẹ, bố chẳng hỏi được 1 câu nào tử tế mà cằn nhằn:
“Tự nhiên thì lăn ra ốm, nhà như cái nhà hoang”.
Nếu không phải bố mình chắc tôi cho một trận rồi. Nghĩ mà thương mẹ, cả đời hi sinh vì chồng con cuối cùng đổi lại được gì? Chồng ốm thì tất tả ngược xuôi lo thuốc men, cơm bưng nước rót, thế mà lúc bà nằm liệt đó chẳng thấy bóng dáng ông đâu.
Sao phụ nữ vất vả vì chồng vì con mà đàn ông lại thờ ơ vô tâm đến vậy nhỉ? Như bố tôi chẳng hạn, ông quen thói được chăm sóc tận răng, coi đó là nghĩa vụ của vợ và mình chỉ tận hưởng. Còn lúc vợ con ốm đau bệnh tật thì thân ai người ấy lo.
Ảnh minh họa: Nguồn tvmag.drama
Tổng hợp : Webtretho
https://www.webtretho.com/f/tam-su-cua-vo/luc-bo-toi-om-me-mua-tung-vien-thuoc-khi-ba-liet-giuong-khong-thay-bong-dang-ong-dau
Cùng chủ đề
Chồng mượn tiền vợ mở xưởng rồi đem ba:o nu:ôi bồ, vợ âm thầm tính kế trong 2 năm
Ngày anh Hưng mở xưởng cơ khí, ai cũng nói số anh tốt: có vợ giỏi, có vốn đầu tư, có người nhà tin tưởng. Vợ anh – chị Nhã – là dân kế toán, gom góp từng đồng tiết kiệm mấy năm, bán cả vàng cưới, sổ tiết kiệm để cho anh vay hơn 1 tỷ đồng dựng xưởng.
Sau đám t:ang của bố, luật sư đến để công bố di chúc, ai cũng tưởng phần tài sản chia đã rõ ràng. Nhưng…
Gia đình ông Tấn, một doanh nhân thành đạt ở Nha Trang, từng là hình mẫu hạnh phúc với ba người con: Anh cả Quốc, chị hai Linh, và út Minh. Ông Tấn mất đột ngột vì nhồi máu cơ tim, để lại nỗi đau và một gia tài lớn: hai khách sạn, một biệt thự, và vài mảnh đất giá trị. Sau đám tang, cả nhà quây quần trong phòng khách, chờ luật sư công bố di chúc. Ai cũng nghĩ tài sản sẽ chia đều cho ba anh em, hoặc mẹ – bà Mai – sẽ được phần lớn. Nhưng không ai ngờ, một bí mật từ quá khứ sắp được hé lộ.
Sau khi bị gia đình cha ruột chối bỏ, cô gái theo mẹ về sống cùng bà ngoại. Hai mươi năm sau…
Chiều hôm đó, mưa bụi giăng lất phất khắp những mái nhà cũ kỹ, như một tấm màn mỏng phủ lên những ký ức đã lâu không ai dám chạm tới. Trong một góc nhỏ của trung tâm xã hội nơi Na làm việc, cô đang cẩn thận sắp xếp hồ sơ cho chuyến đi thiện nguyện cuối tuần thì người quản lý bước vào, nói nhỏ:
Mới về làm dâu, chị chồng đã é:p tôi ký giấy từ chối quyền thừa kế, tôi đồng ý ngay nhưng “chốt” một điều kiện làm chị x:ám mặt
Tôi đồng ý ký giấy từ chối quyền thừa kế, chấp nhận không nhận một phần tài sản nào ở nhà chồng cả.
Đến nhà con gái chăm cháu ngoại, con rể đưa 5 triệu mỗi tháng. Nào ngờ…
Tôi từng nghĩ chăm cháu là cơ hội để gần gũi gia đình con hơn nhưng chỉ sau nửa năm tôi quyết định trở về quê.
Vào phòng vợ cũ sau vài năm ly thân, choáng váng khi nghe em nói một câu cả 2 vỡ òa trong nước mắt
Câu nói của vợ khiến tôi hạnh phúc khó tả, 2 năm không được gần gũi vợ, đây có lẽ là đêm trùng phùng sau thời gian dài ly biệt của hai vợ chồng.