Trong ẩm thực châu Á, lá tía tô được sử dụng rộng rãi, nhất là ẩm thực Nhật Bản. Loại lá này có mùi thơm độc đáo, vị cay và tính ấm.
Theo y học cổ truyền, tía tô có tác dụng tán gió, thanh nhiệt, có thể dùng để điều trị các triệu chứng như hen suyễn, sốt, ho, cảm lạnh. Bạn có thể dùng tía tô trong việc nấu nướng uống hay phơi khô và dùng làm gia vị khô.
Giá trị dinh dưỡng của tía tô
Vitamin
Trong lá tía tô có chứa nhiều loại vitamin như vitamin B6, vitamin K, vitamin A, vitamin C. Trong đó, vitamin B6 tham gia chuyển hoá năng lượng và chức năng thần kinh; vitamin K giúp làm đông máu; vitamin A giúp duy trì thị lực tốt; vitamin C có tác dụng chống oxy hoá và thúc đẩy chức năng hệ miễn dịch.
Khoáng chất
Lá tía tô chứa nhiều khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và sự phát triển của tế bào. Kali giúp cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, nhất là hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hoá và tiết niệu. Sắt là thành phần của huyết sắc tố. Canxi rất cần thiết cho xương và răng khoẻ mạnh.
Chất chống oxy hoá
Trong tía tô chứa nhiều anthocyanin và các chất chống oxy hoá tự nhiên khác như quercetin, eugenol có tác dụng chống lại tổn thương gốc tự do và giảm viêm
Chất xơ
Nhờ giàu chất xơ nên tía tô giúp tăng cường sức khoẻ của hệ tiêu hoá, giảm táo bón.
6 lợi ích của dùng nước tía tô
Cải thiện tiêu hoá
Lá tía tô có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá và có thể làm giảm chứng khó chịu ở dạ dày, đau dạ dày, khó tiêu.
Tác dụng kháng khuẩn
Nhờ có chứa các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn như helenone nên tía tô có tác dụng ngăn ngừa và giảm nhiễm trùng. Đặc biệt là có tác dụng ức chế nhất định với các bệnh nhiễm trùng đường miệng và đường hô hấp.
Giảm viêm
Nhờ giàu chất chống oxy hoá và thành phần chống viêm nên tía tô giúp làm giảm viêm, giảm đau cơ, đau khớp.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Vitamin C và các chất chống oxy hoá có trong tía tô giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, chống lại tác hại của gốc tự do.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Một tác dụng không thể không nhắc đến của tía tô là an thần, giúp giảm lo lắng và cải thiện giấc ngủ.
Giảm mệt mỏi
Uống nước tía tô giúp cơ thể sảng khoái, làm giảm mệt mỏi và tăng cường năng lượng, sự tập trung.
Những ai không nên uống nước lá tía tô?
Vì tía tô có tính kích ứng nhất định nên có thể gây khó chịu nếu uống quá nhiều. Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi, từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng. Sau khi đun, nên sử dụng trong vòng 24h. Bạn nên uống liều lượng vừa phải và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, nhất là người có tình trạng sức khoẻ không tốt:
– Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng.
– Người bị chứng tỳ vị yếu.
– Người bị dị ứng.
– Bệnh nhân mắc bệnh gan.
– Bệnh nhân cao huyết áp.