Loại củ ví như “nhân sâm” ăn vào dưỡng máu và khí huyết tốt hơn cả thuốc bổ

Đây là loại cây dân dã, được ví như cây sâm của người nghèo chính là dược liệu quý, tác dụng rất lớn trong điều trị nhiều chứng bệnh, ở Việt Nam nhiều nhưng ít ai biết dùng.

Nếu bạn không có điều kiện để mua các loại thuốc hay thực phẩm chức năng đắt tiền để bồi dưỡng cơ thể cũng như chống lại bệnh tật thì hãy nghĩ đến dùng cây đinh lăng. Đây là loại cây dân dã, được ví như cây sâm của người nghèo chính là dược liệu quý, tác dụng rất lớn trong điều trị nhiều chứng bệnh, ở Việt Nam nhiều nhưng ít ai biết dùng.

Cây đinh lăng là gì?

Đinh lăng còn có tên là cây gỏi cá, nam dương sâm tên khoa học là Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, thức ăn hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Cây có thể cao đến 2m. Vỏ nhẵn và không có gai. Đinh lăng xanh tốt quanh năm và có khả năng tái sinh bằng cách giâm cành xuống đất. Cây ưa sáng, chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng. Hoa mọc thành cụm ở đầu ngọn của cành. Đây là hoa lưỡng tính với kích thước nhỏ. Cuống hoa màu xanh và có hình trụ, lá bắc có hình tam giác nhọn. Đài hoa có 5 răng hình bầu dục và có màu xanh. Cánh hoa ngắn, dài khoảng 0,3cm. Mỗi hoa có 5 bộ nhị rời, thường có màu trắng. Còn bộ ngụy thì có từ 2 – 3 lá noãn.

Quả đinh lăng có hình bầu dục và thuộc loại quả hạch. Quả có màu xanh nhạt. Vỏ quả có những nốt tròn. Đỉnh quả còn vòi nhụy. Lá đinh lăng thuộc loại lá kép lông chim 2 -3 lần. Chiều dài của lá giao động từ 20 – 40cm tùy loại. Lá chét có răng cưa.

Những thành phần hóa học của đinh lăng

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong Đinh lăng có các loại alkaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, các axit amin (bao gồm lycin, cystein và methionin) và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong lá Đinh lăng còn có saponin triterpen, một genin đã xác định được là axit oleanolic.

Những tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng

Không phải ngẫu nhiên mà đinh lăng lại được so sánh như cây nhân sâm của người nghèo với giá vừa rẻ, vừa dễ tìm bởi vì chúng mang đến những công dụng chữa bệnh vô cùng tuyệt vời với sức khỏe, cụ thể như sau:

+ Chữa lành vết thương

Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.

+ Ức chế tăng đường huyết

Nghiên cứu khoa học cho thấy, nước đun củ đinh lăng có tác dụng rất lớn đối với tình trạng đường huyết cao trong cơ thể.

+ Trì hoãn lão hoá

Nước củ đinh lăng sau khi vào cơ thể có tác dụng chống oxy hoá nhất định, có thể làm tăng hoạt tính của superoxide dismutase trong gan, làm cho làn da ngày càng trẻ đẹp, trì hoãn lão hoá.

+ Lợi sữa

Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh.Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.

+ Chữa chứng mồ hôi trộm

Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Chữa bệnh tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

+ Bệnh thận

Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

+ Chữa sưng đau cơ khớp

Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.

+ Chữa viêm gan mạn tính

Rễ Đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

+ Chữa sốt rét

Rễ Đinh lăng, sài hồ mỗi vị 20g; rau má 16g; lá tre, cam thảo nam mỗi vị 12g; bán hạ sao vàng 8g; gừng 6g. Sắc lấy nước uống.

+ Chữa thiếu máu

Chuẩn bị bài thuốc gồm: 100gr rễ đinh lăng, 100gr hà thủ ô, 100gr hoàng tinh, 100gr thục địa, 20gr tam thất. Tán các nguyên liệu trên thành bột, trộn đều rồi chia thành liều 100gr, mỗi ngày sắc uống 1 liều.

+ Chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối, bệnh Gout

Sử dụng khoảng 20 – 30gr thân và cành của cây đinh lăng, sắc lấy nước uống 3 lần/ngày. Có thể thêm rễ cây xấu hổ, cam thảo dây và cúc tần bì để tăng tác dụng của bài thuốc.

+ Chữa phong thấp, tê nhức tay chân

Sử dụng khoảng 20 – 30gr thân, cành đinh lăng, 10gr cúc tần bì, 10gr rễ cây xấu hổ, 10gr lá lốt, 10gr bưởi bung. Sắc các nguyên liệu trên cùng 600ml nước cho đến khi cô lại còn khoảng 300ml, chia uống 3 lần/ngày.

+ Bồi bổ cho sản phụ sau sinh hoặc người mới ốm dậy

Sử dụng khoảng 200gr lá đinh lăng nấu canh với cá, thịt sẽ cho tác dụng tương tự nhân sâm. Cách làm như sau: canh thịt, cá nấu như bình thường, sau khi sôi cho lá đinh lăng đã rửa sạch vào, đun cho vừa chín tới là có thể ăn được. Nên ăn lúc còn nóng, sẽ có tác dụng đẩy độc tố ra ngoài, giúp cơ thể sảng khoái, nhanh chóng hồi phục.

Sử dụng cây đinh lăng như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Là một cây thuốc có rất nhiều tác dụng quý và rẻ tiền tuy nhiên chỉ trong một vài năm gần đây cây đinh lăng mới được sử dụng nhiều. hầu hết mọi người thường nghĩ rằng cây đinh lăng để càng lâu thì công dụng mà nó mang lại cho sức khỏe càng lớn.

Sở dĩ nhiều người có suy nghĩ như vậy là vì đã có những tin đồn rằng cây đinh lăng 30 năm sẽ tốt hơn cả nhân sâm, cây đinh lăng 10 năm mới tốt, 20 năm mới tốt… Do đó đã có rất nhiều gia đình có cây đinh lăng rất to .nhưng không chịu bán hoặc sử dụng vì tin rằng để càng lâu thì giá trị mà nó mang lại sẽ càng cao. Nhưng đây chỉ những tin đồn được truyền tai nhau và chưa có không có 1 cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó.

Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng, ngay cả với củ nhân sâm cũng chỉ đạt được đỉnh điểm của những hoạt chất có lợi khi trồng khoảng 6 đến 7 năm. Nếu để già quá sẽ làm giảm chất lượng của củ vì để càng lâu càng bị xơ hóa. Giống như nhân sâm, cân nặng của rễ cây đinh lăng sẽ tăng rất nhanh khi để lâu năm nhưng đó chỉ là tăng phần gỗ lõi trong rễ mà những thành phần bổ dưỡng chỉ nằm ở phần vỏ rễ. Trong đông Y thường tách lấy phần vỏ của rễ để sao vàng, nghiền bột hoặc dùng ngâm rượu uống.

Cây đinh lăng lớn rất nhanh, chỉ sau 2 năm trồng thì tốc độ phát triển của cây sẽ rất lớn. Để thu được nhiều hoạt chất có lợi nhất thì người ta thường thu hoạch những cây có độ tuổi khoảng 4 đến 5 năm. Khoa học cũng đã chứng minh được rằng, sau khoảng thời gian này thì rễ cây đinh lăng chỉ phát triển phần lõi. Chính vì thế, khi chúng ta sử dụng 20kg củ đinh lăng có độ tuổi 5-7 năm sẽ thơm ngon hơn rất nhiều so với ngâm một củ đinh lăng to có khối lượng khoảng 20kg.

Nguồn: Thời báo Văn học nghệ thuật

https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/loai-cu-vi-nhu-nhan-sam-nhung-gia-lai-re-beo-an-vao-duong-mau-va-khi-huyet-tot-hon-ca-thuoc-bo-701483.html

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/loai-cu-vi-nhu-nhan-sam-an-vao-duong-mau-va-khi-huyet-tot-hon-ca-thuoc-bo-d160419.html