Ngày cưới là một ngày quan trọng của các cặp đôi lứa yêu nhau, cũng là ngày hai bên gia đình ra mắt quan khách. Cũng là minh chứng cho mối quan hệ giữa hai gia đình từ lạ hóa thành quen.
Cho dù họ trai hay họ gái làm công việc gì, cho dù là điều kiện có thế nào thì tuyệt đối cũng không được xem thường. Bởi mối quan hệ thông gia có tốt đẹp hay không phụ thuộc vào sự tôn trọng lẫn nhau. Đặc biệt, con rể và con dâu phải tôn trọng với bố mẹ vợ, bố mẹ chồng. Dù gì, bố mẹ cũng là người bề trên, nuôi dạy mỗi chúng ta nên người. Nếu chú rể hoặc cô dâu bất kính với bố mẹ hai bên, thì là không tôn trọng rồi. Điều này là trái với đạo đức, không chấp nhận được.
Mới đây, khi đang lướt mạng xã hội, tôi có vô tình đọc được một câu chuyện trong lễ cưới của một cặp đôi. Câu chuyện này chia sẻ về việc chú rể không tôn trọng bố vợ, nhất quyết không muốn cho bố vợ lên sân khấu để ra mắt họ hàng hai bên, ra mắt quan khách chỉ sợ xấu mặt nhà trai. Chứng kiến người chuẩn bị làm chồng không tôn trọng bố mình, mặc dù lễ cưới chưa hoàn thành nhưng cô gái đã dứt khoát làm một việc khiến cho ai cũng bất ngờ.
Theo dõi, tôi mới biết, cô dâu là con gái duy nhất trong nhà, mà mẹ mất sớm, chỉ có bố một mình chèo trống nuôi khôn lớn. Bố cô gái không may bị tật ở chân, nhưng vẫn luôn cố gắng kiếm tiền với hy vọng con gái được đầy đủ. Nhiều người khuyên ông tái hôn để có người bên cạnh, nhưng ông chỉ muốn ở vậy chăm sóc con gái cho tốt.
Sau này, khi con gái cuối cùng cũng kết hôn, ông đã trao hết số tiền tiết kiệm của bản thân mình từ khi cô con gái ra ngoài đi làm tự lo cho mình. Đối với cô con gái, bố luôn là người cô yêu thương nhất, biết ơn nhất. Nếu không có bố thì cô gái chưa chắc đã được như ngày hôm nay. Ấy thế nhưng, chẳng hiểu sao cô con gái lại chọn nhầm phải người chồng tồi tệ như thế. Chỉ vì bố vợ bị tật mà anh ta không xem ra gì.
Trong lễ cưới, khi đến bước mời bố mẹ hai bên dâu rể lên sân khấu để cụng ly và ra mắt với hai bên. Thì mẹ chú rể đã không đồng ý cho bố cô dâu lên, vì sợ làm bẽ mặt gia đình. Không những thế, chú rể cũng phản đối việc bố vợ lên sân khấu, anh ta sợ kiểu gì bố vợ lên cũng bị cả hội trường cười nhạo. Chính vì vậy, để bố cô dâu tự nguyện không lên và để lễ cưới diễn ra êm đẹp, mẹ chú rể đã đến nói với bố cô dâu về những lo sợ của bà, khuyên ông không nên lên. Tuy rằng, bố cô dâu có chút không hài lòng nhưng vì con gái, ông có thể miễn cưỡng chấp nhận.
Khác với người bố, sau khi chứng kiến mẹ chồng và chồng ủy khuất bố đẻ, cô đã chạy đến phản kháng, yêu cầu bố phải được lên sân khấu để uống rượu chúc mừng cho con gái. Cho dù ông có thế nào thì vẫn có quyền chúc mừng hạnh phúc với con gái, tại sao có thể đối xử với bố cô như vậy? Mẹ chú rể vẫn kịch liệt phản đối, đứng bên cạnh, chú rể chỉ im lặng mà không dám lên tiếng.
Nhìn chồng mình như con rùa rụt cổ, là đàn ông mà vô cùng hèn, cô dâu đã tức giận. Cô cảm thấy mình đặt niềm tin sai người. Không ngờ chồng cô lại chê bố vợ thẳng thừng như vậy. Lúc đó, cô dâu rất tức giận, cô đã cởi bỏ đồ cưới và tuyên bố hủy hôn trước mặt tất cả họ hàng và quan khách.
Ông bố nhìn thấy thì cảm thấy không đồng tình với cách này, nhưng cô dâu đã nói:
“Nếu tiếp tục nhịn để cưới, sau này cuộc sống của con cũng không tốt đẹp được. Người ta cũng không xem bố ra gì. Con sợ sau này mình phải hối hận lắm”.
Thế rồi, lễ cưới chưa xong đã tan vỡ, mọi thứ quá bất ngờ, khiến mẹ chồng và chồng cô dâu không trở tay kịp. Đây mới là điều khiến họ phải bẽ mặt hơn.
Cho dù giàu có đến mấy, có nhiều tiền đến đâu đi nữa, thì cũng không bao giờ bằng công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ được. Người con gái yêu thương cha, quý trọng cha mới lựa chọn như vậy. Nếu chú rể thực sự yêu cô dâu, thực sự tôn trọng cô dâu, thì anh ta đã tôn trọng bố vợ rồi. Lấy được con gái của ông bố đã là phúc phần rồi, bình thường bao người còn phải xuống tận nơi mời bố vợ lên chung vui, đâu mấy ai như chú rể này.
Bố mẹ cho dù có xấu xí, ốm đau, bệnh tật, cũng có quyền được phát biểu, được uống rượu chúc mừng, được công khai với mọi người về quan hệ bố mẹ với cô dâu.
Nhìn vào cũng đủ biết chú rể không đặt cô dâu ở trong lòng rồi. Mà như thế thì có lấy về, sau này cũng chỉ khổ mà thôi. Thế mới nói, việc tìm bạn đời không phải là một chuyện dễ dàng, chọn chồng cũng không phải như chọn bó rau ngoài chợ. Cần phải chọn người tử tế. Nếu đã đồng ý kết hôn, đồng nghĩ với việc phải chấp nhận những gì ở đối phương.
Dưới câu chuyện tôi thấy có rất nhiều ý kiến. Một phía thì tán đồng với cách làm của cô dâu. Gia đình chồng quá coi thường bố cô, là con gái không được để ai đối xử tệ bạc với bố mình như thế.
Còn các chị em thì sao ạ? Không biết các chị em có lựa chọn cách giải quyết dứt khoát như cô dâu không?