Khoảng hơn 120.000 người Việt qua đời vì UT mỗi năm: Kêu gọi dừng ăn 6 món để ‘bỏ đói’ tế bào ác tính

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 115.000 đến hơn 120.000 người tuvong vì ung thư – con số đáng báo động cho thấy căn bệnh này đang trở thành mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, vượt xa các nguyên nhân khác.

Không khó để nhận ra, ngày càng nhiều trường hợp qua đời vì UT. Không chỉ ở các đô thị lớn, ngay tại các vùng quê, người mất do bệnh UT cũng chiếm tỷ lệ áp đảo so với những nguyên nhân tử vong tự nhiên hay bệnh lý khác.

Theo Sáng kiến UT Thế giới, Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao nhất châu Á – lên đến 70%, chỉ sau Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.

Theo dữ liệu mới nhất từ GLOBOCAN 2022 thì tại Việt Nam:

  • Trung bình một năm có khoảng 180.000 ca UT mới được chẩn đoán, trong khi có hơn 120.000 người tử vong vì UT mỗi năm.

Đáng chú ý, 29% bệnh nhân UT ở nước ta qua đời ngay trong năm đầu tiên sau chẩn đoán – cho thấy phần lớn phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến cơ hội điều trị triệt để rất thấp.

Hiện nay, UT  gan, phổi và dạ dày là ba loại phổ biến nhất và có tiên lượng kém. Đặc biệt, UT gan đang chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó 80% số ca có nguồn gốc từ viêm gan mạn tính. Nguyên nhân một phần do nhiều người thuộc thế hệ trước chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan virus – yếu tố gây UT gan hàng đầu.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học góp phần làm tăng nguy cơ UT

Ngoài yếu tố di truyền và môi trường, các chuyên gia nhận định thói quen ăn uống không hợp lý của người Việt chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư cao.

Dưới đây là những thực phẩm quen thuộc nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cao:

Đồ muối chua (dưa cà, rau muối…):

Khi lên men không đúng cách, nitrit trong thực phẩm sẽ kết hợp với protein tạo ra nitrosamine – chất gây ung thư dạ dày và thực quản.

Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ung thư nếu bạn không biết cách làm và ăn sao cho đúng.

Thói quen ăn món ăn này khi vẫn còn vị hăng, cay, chưa được lên men kỹ là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư. Bởi, trong dưa cà muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá, nhất là mắm tôm và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.

Trong quá trình chế biến nếu không bảo quản kỹ và để lên men quá lâu sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, hàm lượng muối lớn có trong món ăn này cũng không tốt cho sức khỏe.

Thịt hun khói, xúc xích, đồ nướng

Trong quá trình chế biến, thịt có thể sinh ra benzopyrene – một chất gây ung thư được xếp loại nguy hiểm.

Khi hun khói hoặc nướng cá hoặc thịt, chất béo hoặc đường được đốt cháy không hoàn toàn sẽ tạo ra benzopyrene và các hydrocacbon thơm đa vòng khác. Một 1kg cá hun khói chứa 67 microgam benzopyrene.

Thực phẩm bị cacbon hóa do hun khói ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, chất béo của nó bị nứt, và benzopyrene được tạo ra sau khi phản ứng kết hợp. Ví dụ, 1 kg da cá cháy có chứa 53,6-70 microgam benzopyrene.

Khi thực phẩm được hun khói, dầu của chính nó sẽ được ép ra và được polyme hóa ở nhiệt độ cao để tạo ra benzopyrene, sau đó được gắn vào bề mặt của thực phẩm.

Đồng thời, khi nướng thực phẩm, bản thân than củi sẽ tạo ra benzopyrene, và khí của than nướng bốc lên, một lượng rất nhỏ sẽ xâm nhập vào thực phẩm.

Đồ nướng: Khi mỡ từ thịt chảy xuống than nóng sẽ sinh ra chất độc hại, gây ung thư đường tiêu hóa.

Xúc xích, lạp sườn, thịt xông khói là những món ăn ngon miệng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối cùng các chất hóa học quá mức cho phép sẽ gây hại đến sức khỏe.

Các chất hóa học và chất bảo quản được sử dụng bao gồm sodium nitrate giúp các loại thịt trông tươi và hấp dẫn hơn, nhưng chúng lại là một chất gây ung thư nguy hiểm.

Thực phẩm bị mốc (gạo, bánh mì, cá khô…):

Dù chỉ một phần nhỏ bị mốc, toàn bộ thực phẩm vẫn có thể chứa aflatoxin – độc tố gây ung thư gan cực mạnh.

Bác sĩ Đặng Thế Căn – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết, rất nhiều bệnh nhân đến tư vấn đều không biết vì sao mình bị ung thư. Đa số họ lo lắng và cho rằng mình bị trừng phạt. Tuy nhiên, việc ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh ung thư, nhất là ung thư gan. Bác sĩ Căn cho biết nấm mốc ở lương thực, thực phẩm như lạc, ngô, gạo, mì rất nguy hiểm vì nấm mốc này sản sinh ra độc tốt aflatoxin đây là một yếu tố gây ung thư gan.

Theo bác sĩ Căn, một loạt các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát tăng ở những vùng có tỷ lệ phơi nhiễm cao với aflatoxin, nhưng cơ chế tác động của aflatoxin gây ung thư gan ở người như thế nào vẫn chưa ngã ngũ nhưng người ta đã tìm thấy sự gắn kết của aflatoxin B1 với ADN của tế bào gan ở những bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát.

Phức hợp này còn được tìm thấy trong máu ngoại vi, trong máu rau thai và máu dây rốn của các sản phụ có phơi nhiễm với aflatoxin B1. Chỉ cần hấp thụ một tổng lượng 2,5 mg aflatoxin trong 3 tháng có thể dẫn đến ung thư gan chết người.

Bác sĩ Căn cho biết khi thực phẩm bị nấm mốc dù đã được nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn rất nguy hiểm vì nấm aflatoxin là một độc tố khá bền vững nên khi chúng ta rửa sạch và cho vào nồi đun sôi thông thường không có tác dụng đối với độc tố. Để ngừa các độc tố từ nấm người dân không nên ăn các thực phẩm đã nấm mốc, đặc biệt các loại lương thực.

Mặt khác, bác sĩ cũng cảnh báo nhiều loại nước chấm đóng chai ở nước ta cũng có thể chứa độc tố này vì nguyên liệu sản xuất đầu vào đã bị nấm mà họ không để ý đến.

Đồ chiên rán ở nhiệt độ cao:

Dầu chiên nhiều lần hoặc nhiệt độ quá cao có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư.

Dầu ăn là một phần không thể thiếu trong nấu nướng hằng ngày. Nhiều gia đình hoặc các nhà hàng, quán ăn muốn tiết kiệm đã tái sử dụng nhiều lần, tiềm ẩn mối nguy hại sức khỏe.

Ngoài việc làm mất hương vị thực phẩm, giảm dinh dưỡng, dầu chiên đi chiên lại còn gây mùi cũ, khét. Đặc biệt, dầu thực vật khi nấu ở nhiệt độ cao, chiên nhiều lần thì thành phần hóa học trong chúng sẽ bị biến đổi, thậm chí có thể phân hủy thành chất béo chuyển hóa (trans-fat), aldehyd, fatty acid oxide… Các chất này gây hại sức khỏe tổng thể, trong đó có sức khỏe tim mạch, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, không thể kết luận “dầu ăn là nguyên nhân gây ung thư” vì bệnh này do nhiều yếu tố kết hợp.

Tốt nhất, khi nấu ăn các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu ăn sử dụng, tránh lãng phí cũng như không nên tái chế lại phần dầu ăn đã qua sử dụng. Dầu ăn chỉ nên sử dụng ở nhiệt độ vừa phải, đặc biệt là khi chiên rán. Ngoài ra, bạn có thể đổi cách làm đó là để cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đến cho luôn cả thực phẩm cần nấu, tránh để dầu trên chảo quá nóng đến cháy khét.

Thực phẩm nhiều chất béo:

Góp phần gây béo phì – một trong những yếu tố nguy cơ của nhiều loại ung thư, đặc biệt là đại trực tràng.

Thay đổi thói quen – bảo vệ sức khỏe từ sớm

PGS.TS Lê Văn Quảng khuyến cáo: “Mỗi người nên chủ động tầm soát ung thư sớm, đặc biệt là các loại ung thư dễ phát hiện như ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng… Việc khám định kỳ giúp phát hiện sớm và nâng cao hiệu quả điều trị.”

Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: giảm đồ chiên rán, thực phẩm muối, đồ đóng hộp; tăng rau xanh, trái cây tươi; bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia và tập thể dục thường xuyên.

Ung thư không chừa một ai. Thay vì thờ ơ hay nghĩ “chắc không đến lượt mình”, mỗi người nên bắt đầu hành động ngay từ hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/khoang-hon-120000-nguoi-viet-qua-doi-vi-ut-moi-nam-keu-goi-dung-an-6-mon-de-039bo-doi039-te-bao-ac-tinh-d312712.html