Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng tại sao ngoại hình của con mình khi lớn lên lại khác lúc nhỏ như vậy, đặc biệt là khuôn mặt? Thật ra, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này ở trẻ, tuy nhiên, một trong những nguyên nhân đó là việc trẻ “thở bằng miệng” khi con nhỏ khiến cấu trúc các bộ phận trên gương mặt trẻ không còn được như trước, và hầu hết các trường hợp đều chỉ ra, “thở bằng miệng” khiến mặt trẻ trông xấu đi.
Vậy, thở bằng miệng là gì? Nguyên nhân của hiện tượng này ở trẻ và cách khắc phục để nó không ảnh hưởng ngoại hình của con bạn?
Thở bằng miệng là gì?
Người bình thường thường thở bằng mũi. Tuy nhiên, khi thở, nếu không khí đi vào phổi qua miệng (luồng khí qua miệng chiếm hơn 25% đến 30%) thì lúc này có nghĩa bạn đang thở bằng miệng.
Trường hợp nếu tất cả luồng khí thở đều đi qua miệng thì có nghĩa chứng thở bằng miệng đã trở nên nghiêm trọng.
Thở bằng miệng ở trẻ em là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng khó thở và hình thành nên một thói quen xấu ở miệng, thậm chí nguy hiểm hơn nó có thể ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt của trẻ sau này.
Nguyên nhân của hiện tượng thở bằng miệng
Sau rất nhiều nghiên cứu, các chuyên gia Răng – Hàm – Mặt tin rằng, sở dĩ trẻ thở bằng miệng là do 3 nguyên nhân sau đây:
Tắc nghẽn đường hô hấp: Nguyên nhân đầu tiên của hiện tượng thở bằng miệng ở trẻ đó là do tắc nghẽn đường hô hấp. Trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp có thể do mắc các bệnh lý về đường hô hấp như amidan, viêm mũi dị ứng… nên không thể thở bình thường bằng mũi được, mà phải buộc thở bằng miệng.
Thói quen thở bằng miệng: Việc cha mẹ để trẻ thở bằng miệng trong thời gian dài mà không tìm biện pháp ngăn chặn khiến hiện tượng này trở thành thói quen với trẻ. Điều này là đặc biệt nguy hiểm vì khi đã hình thành thói quen thì rất khó sửa, nhất là khi thói quen ấy liên quan trực tiếp tới việc thở của trẻ nữa.
Vấn đề ở miệng: Hầu hết những đứa trẻ thở bằng miệng này có môi trên ngắn hoặc khiếm khuyết, môi trên và môi dưới không thể khép lại hoàn toàn ở trạng thái thả lỏng. Chính vì vậy mà sinh ra việc thở bằng miệng.
Thở bằng miệng có nguy hiểm không?
Câu trả lời là cực kỳ nguy hiểm. Và để giúp cha mẹ dễ hình dung hơn hậu quả của việc để con thở bằng miệng, sau đây là hai mối nguy cụ thể:
Mối nguy đối với hệ hô hấp của trẻ:
Khi trẻ bị chứng thở bằng miệng thì trong trường hợp nhẹ, trẻ sẽ có các triệu chứng như ngáy, tư thế ngủ lạ, lật lại nhiều lần và đổ mồ hôi. Trong trường hợp nặng, trẻ sẽ bị rối loạn nhịp thở khi ngủ và Hội chứng ngưng thở do tắc nghẽn (OSAS ) có thể xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Sau một thời gian dài, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện tăng động, kém chú ý, cáu gắt, cáu gắt và các biểu hiện khác trong ngày, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển về lâu dài của trẻ.
Mối nguy về ngoại hình của trẻ:
Việc thở bằng miệng trong một thời gian dài có thể dẫn đến việc thay đổi khuôn mặt trẻ. Thở bằng miệng trong thời gian dài có thể dẫn đến co rút hàm, hở môi và răng, lệch môi và mũi kém phát triển, tức là mặt lồi, có răng trên nhô ra và vòm răng trên hẹp,…
Làm thế nào để cha mẹ biết con mình có đang thở bằng miệng hay không?\
Thực tế cho thấy rằng, rất nhiều cha mẹ không có kiến thức về hiện tượng thở bằng miệng ở con trẻ, chính vì vậy thường chủ quan dẫn đến hệ lụy khôn lường. Chính vì vậy, khi nghi ngờ con thở bằng miệng, cha mẹ hãy kiểm tra bằng 2 cách sau đây để biết chắc chắn:
Thử đóng môi con lại: Nhẹ nhàng khép môi trẻ đang ngủ trong 3 phút, nếu trẻ thức giấc do ngạt thở tức là đường thở mũi của trẻ bị tắc nghẽn và thói quen thở bằng miệng đã trở thành bệnh lý.
Kiểm tra bằng gương: Đặt gương trước lỗ mũi và miệng của trẻ và quan sát mặt gương có sương mù hay không, tùy theo lượng sương mù mà xác định xem trẻ thở đơn thuần bằng mũi, hay thở bằng miệng?
Vậy cha mẹ nên làm gì khi con thở bằng miệng?
Khi đã xác định con mình đang thở bằng miệng, cha mẹ hãy xử lý theo 3 cách sau:
Giữ cho đường thở được thông thoáng: Khi có hiện tượng thở bằng miệng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng kịp thời.
Điều trị chỉnh nha: Đối với những vấn đề về hàm mặt do thở bằng miệng, cần thăm khám tại khoa chỉnh nha kịp thời để hướng dẫn sự phát triển bình thường của răng hàm mặt cho trẻ bằng cách sử dụng các dụng cụ chỉnh nha.
Luyện tập chức năng cơ: Để ngăn tình trạng thở bằng miệng, có thể thực hiện một số bài luyện tập chức năng cơ để điều chỉnh, chẳng hạn như đeo khăn che mặt khi ngủ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha, luyện cơ môi và má cha mẹ nhé!
Rõ ràng, thở bằng miệng rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, hiện tượng này cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, vì càng để lâu sẽ càng khó để thay đổi đấy cha mẹ ạ!