Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Đều đặn 7 năm sau ly hôn, tuần nào con dâu cũng nhận đồ ăn từ ông nội gửi cho các cháu

Bố mẹ ly hôn, các cháu là người chịu thiệt thòi nhiều nhất, ông không thể bù đắp cho các cháu tất cả, ông chỉ có thể bù đắp bằng những bịch bún bò tự mình nấu mà thôi!

Nhiều người may mắn khi có đầy đủ bố mẹ, ông bà ở bên. Khi bố mẹ bận rộn thì được ông bà chăm sóc. Thế nhưng, cũng có những trường hợp bố và mẹ vì một lý do nào đó mà ly hôn, con cái đứa ở với bố, đứa ở với mẹ. 2 người giờ đây đều có khoảnh trời của riêng mình, không hề quan tâm đến những tổn thương mà các con và ông bà phải chịu đựng. Cũng vì thương con nhớ cháu, ông bà phải lặn lội đừng xa đến gặp, đưa những món quà dù chỉ nhỏ bé song đong đầy tình yêu thương vô bờ bến, như câu chuyện ông nội tuần nào cũng mang bịch bún bò qua cho các cháu ăn dưới đây.

Hình ảnh ông nội tuần nào cũng mang bịch bún bò qua cho các cháu ăn sau khi bố mẹ chúng ly hôn khiến bao người phải nghẹn ngào.

Câu chuyện này được ghi lại bằng một đoạn clip bởi chính cô con dâu quay lại, khi thấy bố chồng cũ tuần nào cũng mang bún bò qua cho các cháu nội ăn. Được biết, chị từng làm dâu 7 năm, thế nhưng bởi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, cuối cùng chị và chồng quyết định ly hôn, chị nhận quyền nuôi 3 đứa con thơ dại.

Ban đầu, khi rời khỏi gia đình nhà chồng, cuộc sống của chị vô cùng vất vả, vừa phải đi làm vừa phải chăm các con thơ. Bố mẹ chồng thấy chị khó khăn như vậy nên thương con thương cháu, ông bà đứng ra phụ giúp việc đồng áng và đưa các cháu đi học. Đặc biệt, cả 3 đứa nhỏ đều thích bún bò của ông nội nấu nên cuối tuần nào, ông nội cũng tự tay vào bếp nấu bún bò cho các cháu rồi tự mình đem đến cho chúng ăn. Nhìn thấy ông nội đến là các cháu mừng rỡ còn chị lại thấy vô cùng xót xa.

Nhận được bịch bún bò từ chính tay ông nội mà đứa nào đứa nấy mừng rỡ, chẳng muốn rời xa ông một giây phút nào.

Mỗi lần gặp ông nội, tụi nhỏ đều ông trầm lấy ông và không muốn rời xa. Vì chẳng những ông nội là người sống tình cảm mà ông còn là người bế ẵm chúng từ tấm bé đến tận khi chúng rời xa ông, sao các cháu và ông có thể nỡ rời xa nhau. Mỗi lần như vậy, khi ông vẫy tay chào tạm biệt 4 mẹ con, 3 đứa cứ đứng ở đó mãi nhìn ông dáng ông khuất dần rồi mới đi về nhà.
Thế mới thấy, “tình thân đâu dễ vứt bỏ”, dẫu con cái đã ly hôn nhưng đối với ông bà, con cháu vẫn là những người thân ruột thịt, “máu chảy ruột mềm”. Gia đình chia ly các cháu là người vô cùng thiệt thòi nên ông bà đành bù đắp bằng chính sự quan tâm của mình dành cho con cháu. Nếu đến ông bà còn “xa mặt cách lòng” thì con trẻ sẽ mất đi điểm tựa vững chắc là gia đình, không còn cảm thấy gia đình là điều thiêng liêng, quý trọng nữa.

Khóe miệng ông cười nhưng đôi mắt lại ngấn lệ khi trước giây phút phải chào tạm biệt những đứa cháu thân mình của mình.

Vì thế, các bậc làm bố làm mẹ à, dù cuộc sống hôn nhân đã chia làm 2 ngả song ruột thịt vẫn là ruột thịt, không thể tách rời. Hãy tạo điều kiện và thời gian cho tụi trẻ được gần ông gần bà. Chính sự gắn kết này mới có thể giúp đứa trẻ cảm thấy không bị tổn thương, đơn độc và sẵn sàng bước tiếp trên con đường sắp tới, bởi ở phía trước luôn có sự tin yêu, chở che của tình thân gia đình cũng như không bị chi phối quá nhiều từ cuộc hôn nhân tan vỡ của bố mẹ nhé!

Hương Phạm 

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/deu-dan-7-nam-sau-ly-hon-tuan-nao-con-dau-cung-nhan-do-an-tu-ong-noi-gui-cho-cac-chau-d23227.html