Trong suy nghĩ của mỗi chúng ta đều cho rằng chuyện “con ông con tôi” luôn ở vế tiêu cực. Ngay cả những người con riêng của chồng nhận biết được mẹ kế rất yêu thương, chăm sóc, dành rất nhiều thời gian cho mình. Nhưng trong tâm và suy nghĩ của các con vẫn sẽ có những rào cản nhất định về thứ tình cảm không phải là ruột thịt này.
Một phần các con quá yêu thương mẹ đẻ, vẫn cố chấp với việc gia đình hạnh phúc là phải có đầy đủ bố mẹ ruột. Một phần các con đã phải nghe quá nhiều những lời ra tiếng vào của xã hội về mẹ kế con chồng.
Câu chuyện của một người phụ nữ, một bà mẹ kế được đăng lên trên mạng xã hội gần đây đã khiến nhiều người có cái nhìn nhận lại, nhìn nhận khác về mối quan hệ đặc biệt trên.
Ảnh minh họa internet
Một cô gái đã chia sẻ: 2 năm trước, cô ấy kết hôn với một người đàn ông đã từng đổ vỡ và có một cô con gái riêng. Mọi người xung quanh cũng có nhiều khuyên ngăn, khuyên ngăn không được thì đưa đẩy câu chuyện, nói ra thêm vào. Nhưng cô vẫn nhất quyết sẽ lấy người đàn ông kia làm chồng và coi con của chồng giống như con mình sinh dưỡng.
Chẳng phải vì để chứng minh cho mọi người thấy cô hoàn hảo, cô vị tha, cô hi sinh như nào. Đơn giản, cô ấy biết con riêng của anh kia là một đứa trẻ cũng vô cùng ngoan ngoãn, lễ phép và rất hiểu chuyện.
Họ kết hôn, cuộc sống gia đình ba người cứ thế trôi qua. Cô đối xử với con gái chồng như cách cô đối xử với con gái của mình trong tưởng tượng trước đó. Từ miếng ăn, giấc ngủ, bài vở của con, đều một tay cô lo liệu.
Chồng hay đi công tác, nên thời gian ở với con gái rất ít. Anh tin tưởng cô nên cô cũng không muốn anh phải lo lắng hay suy nghĩ về mối quan hệ mẹ kế con chồng. Cô đã cố gắng cân bằng giữa công việc và con cái.
Cô bé năm nay học lớp 2, vì hoàn cảnh bị mẹ ruột bỏ đi từ khi 6 tháng tuổi. Chưa một lần nhận được thông tin nào từ người mẹ ruột kia, nên ông bố đã đơn phương ly hôn và được tòa chấp nhận.
Con gái chồng ít nói, hướng nội, nhưng hiểu chuyện đến mức người lớn phải đau lòng. Khi cô về nhà chồng, cô bé chủ động gọi cô làm mẹ, chủ động giúp cô việc nhà và cũng rất nghe lời cô.
Bình thường cô là người đưa đón con gái đi học, nhưng lần ấy, công ty cô có việc đột xuất, cô tan làm muộn khoảng 30 phút. Trong cuộc họp cô không thể sử dụng điện thoại, nên cũng không thể liên lạc với giáo viên chủ nhiệm về việc mình sẽ đến đón con muộn.
Ảnh minh họa internet
Cuộc họp kết thúc, cô lao ra khỏi công, cô đi trên đường nhanh nhất có thể nhưng vẫn phải an toàn hết sức. Khi đến trường của con, cô bé đang đứng trước cổng trường đợi cô gần 50 phút.
Thấy bóng cô từ xa, cô bé đã oà khóc, chạy về phía cô. Cô chỉ kịp dừng xe, chân chống xe còn chưa dựng vững, chiếc xe đổ kềnh. Cô nhanh chóng chạy về phía con gái. Giọng cô bé nức nở:
“Mẹ…Sao mẹ lại đón con muộn thế. Con tưởng mẹ cũng không cần con nữa”.
Câu nói của một đứa trẻ lớp 2, của đứa con không phải mình rứt ruột đẻ ra nhưng lại khiến cô rất hối hận. Sao lại để con bé chờ đợi, sao lại để bé có những suy nghĩ không tốt như vậy.
Vuốt tóc cô bé, cô tả lại gương mặt bé nhỏ đỏ ửng, ước mắt nước mũi dàn dụa, thấy thế cô nhẹ nhàng nói: “Sao mẹ lại không cần con chứ? Con là con gái của mẹ cơ mà”.
Cô cũng chia sẻ: Chấp nhận lấy một người từng đổ vỡ và có con riêng cô tự biết sẽ có rất nhiều thử thách đang chờ đón. Nhưng khi gặp được con chồng, nhìn thấy cách cư xử rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện của cô bé. Cô đã cố gắng chăm sóc, đối xử tốt với con riêng của chồng hết mực.
Hai năm qua, cô nghĩ, con bé cũng cảm nhận được. Đúng! Cô bé cũng đã cảm nhận được. Nhưng cô không biết, con gái chồng lại bị đả kích với việc không có mẹ từ bé, bố lại dành thời gian quá nhiều cho công việc.
Nên sự việc hôm đó, cô đến đón con muộn, khiến con sợ hãi và bất an là điều cô hối hận nhất.
Cô tự nhủ với lòng mình phải cố gắng nhiều hơn vì tương lai không chỉ có mình cô cố gắng mà còn có cả sự cố gắng của cô “con gái ruột” đồng hành.
Mọi người nghĩ sao về câu chuyện trên? Chị vợ – Người mẹ kế có phải đã hi sinh quá nhiều hay không?